Sự nổi loạn tư duy: 5 lý do đừng cố học quá giỏi kiểu VN

05:33 CH @ Thứ Sáu - 04 Tháng Chín, 2015

Trong bài viết đang gây sự chú ý của những người quan tâm tới giáo dục, bạn Hoàng Huy viết: “Bố mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn là có vé đi ga "Tương Lai Hạnh Phúc". Dưới đây là nội dung bài viết.

Ăn thì phải no, học thì phải giỏi, yêu là phải cưới, cưới là phải sinh con, sinh con thì con cũng phải học giỏi, học giỏi là phải trường chuyên, trường chuyên nhưng còn phải lớp xịn, lớp xịn là phải đỗ đại học, đại học là phải top đầu, top đầu là phải……không thất nghiệp, và không thất nghiệp…..rất có thể phải “chạy” – điều mà những người Giỏi thực sự không bao giờ làm.

Bạn thấy đấy, rất nhiều nghịch lý luẩn quẩn hiện có trong xã hội của chúng ta đều ít nhiều liên quan đến một từ: GIỎI. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ chúng ta chẳng nên cố bằng mọi giá để học quá giỏi? Dưới đây là 5 lý do mà bạn có thể sẽ cực kỳ “phản đối” !


Học sinh Phần Lan trong giờ học


1. Để học giỏi ở Việt Nam cần phải tốn quá nhiều thời gian cho việc học, học trên lớp, học ở nhà, học thêm, học phụ đạo……trong khi một ngày mãi mãi cũng chỉ có 24 giờ do đó, thời gian dành cho những thói quen lành mạnh như chơi thể thao, thư giãn rèn luyện thân thể không có nhiều và càng học lên cao càng bị cắt ngắn, dẫn đến nguy cơ lâu dài: sức khoẻ yếu. Sức khoẻ yếu, học giỏi vô nghĩa!

2. Để học giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải “học đều” – một khái niệm đặc sản nhưng không hề thơm ngon của nền giáo dục Việt Nam, tức là phải học giỏi tất cả các môn, đầu tư thời gian dàn trải để giỏi tất cả các môn đồng nghĩa là rất khó cho bạn để có chặng nghỉ nghĩ về những gì mình yêu thích nhất và có tiềm năng phát triển nhất. Rất nhiều học sinh giỏi cái gì cũng giỏi nhưng chẳng thật sự giỏi cái gì. Rất nhiều học sinh khi được hỏi “Em thích làm gì nhất?”, trả lời “Em không biết.” Một hành trang quá cồng kềnh và bị nhồi nhét chỉ làm cho cuộc hành trình của bạn thêm mệt mỏi. Hãy biết chọn lọc!

3. Để hoc giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải hấp thụ rất nhiều kiến thức bạn học xong không biết để làm gì? Không là kỹ sư, không theo nghiệp kỹ thuật, bạn sử dụng đạo hàm, sử dụng hàm số, sử dụng tích phân để làm gì……….? Mà muốn sử dụng, bây giờ có vô số phần mềm và ứng dụng làm thay con người những tính toán đó.Bạn có định tự kéo cày trong khi nhà có trâu và có máy? Người ta hay nhắc bạn tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, nhưng không ai nhắc bạn tiết kiệm tài nguyên não của chính bạn.

4. Để học giỏi ở Việt Nam, ít nhiều bạn bị mất một chút tự do, và buộc phải là bản sao tư duy của ai đó. Nói đến Tấm là phải ngoan hiền, nói đến Cám là phải gian ác, trong khi bạn đang nghĩ đến điều ngược lại, nhưng không được đâu, cô không thích điều này! Bạn chưa hiểu, bạn cần học lại, học kỹ hơn, không được, lớp cần 90% học sinh giỏi, chỉ tiêu chỉ được 10% học sinh khá, và tuyệt nhiên không được ai ở lại lớp. Bạn cần phải là một bông hoa đẹp trong vườn hoa toàn Học sinh Giỏi của cả lớp, của trường, trong cánh rừng học sinh giỏi của Thành phố. Việc chấp nhận mất tự do tư duy từ nhỏ trong học đường làm cho bạn dễ chấp nhận hơn với việc mất tự do trong cuộc sống sau này.

5. Để học giỏi ở Việt Nam, cuộc sống của bạn rất dễ bị mẻ, bị nứt, bị lệch và rất có thể bị vỡ nữa. Bạn còn quá trẻ và non nớt, vì thế nên bạn cần đi học để trưởng thành lên theo năm tháng, nhưng bố mẹ và thầy cô luôn cần bạn phải là số 1, không được là số 2, nhất định phải là số 1, và họ thi nhau chất lên lưng bạn những áp lực nặng nề mà chính bạn cũng không thể biết được đâu là tới hạn. Đến khi bạn kém giao tiếp, ứng xử lúng túng, không biểu đạt ngay cả những gì mình muốn nói, không tự tin giữa đám đông chỉ vì ngoài giờ học bạn không còn người bạn thân nào hơn Facebook, Zalo và máy tính và điện thoại, không có thời gian để quan sát cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Coi chừng! Rất có thể, đấy là cách những tờ giấy khen Học sinh giỏi âm thầm đánh cắp tuổi thơ của bạn.

Bố mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn là có vé đi ga "Tương Lai Hạnh Phúc" thế là cứ cố nhồi con học cho đến khi họ nhận ra sự thật bẽ bàng: học giỏi mà không hạnh phúc thì còn bất hạnh hơn học dốt mà biết cái gì là tốt.

Vấn đề không nằm ở Bộ Giáo dục, mà nằm ngay trong chính tâm thức mỗi ông bố bà mẹ: có dám để cho con mình học dốt - học theo đúng năng lực của mình hay không, hay sợ dư luận chê cười? Sợ đến chết!

Bên cạnh quyền được Khổ, quyền được Dốt cũng là một trong những quyền của học sinh đang bị phụ huynh Việt xâm phạm thô bạo.

Nếu con bạn là cây Tùng xin đừng trồng trong chậu, chăng đủ thứ đồ trang trí lên và gọi nó là cây Thông Noel.

Thôi thì, thà dốt theo cách của mình còn hơn giỏi theo cách của cả lớp.

Nguồn:Vietnamnet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy và cuộc sống

    19/12/2019Hồ HảiỞ các trường từ phổ thông đến đai học của các nước tiên tiến, trong đào tạo rất chú trọng đến một loại tư duy cao cấp, tư duy ấy được gọi một từ tiếng Anh là Critical Thinking. Từ Critical Thinking có người dịch ra là: tư duy phê phán hay tư duy phản biện. Song, nếu dịch đúng tận cùng theo nghĩa tiếng Việt, theo tôi nên dùng từ: tư duy tới hạn hoặc là tư duy then chốt...
  • Nhà trường xưa và nay

    25/03/2019Bác sĩ Nguyễn Khắc ViệnXã hội mới đòi hỏi có một nhà trường mới, luận điểm dĩ nhiên ấy, nói lên thì dễ nhưng suy nghĩ cho ra và thực hiện được một nhà trường mới lại rất khó. Có thể nói những nhược điểm của nhà trường hiện nay là do tiếp tục thực hiện một kiểu mẫu nhà trường cũ trong một xã hội mới. ...
  • 'Nhà trường Việt Nam chưa thoát thế kỷ 19'

    11/10/2015Chi Mai (thực hiện)Sau “Dân chủ và giáo dục”, hai cuốn sách khác của nhà giáo dục Mĩ John Dewey (1859-1952) vừa ra mắt độc giả cũng qua bản dịch của dịch giả Phạm Anh Tuấn. Nhân việc ra mắt hai bản dịch này, dịch giả Phạm Anh Tuấn, người đã nhận hai giải thưởng cho bản dịch "Dân chủ và giáo dục", Giải thưởng Tinh hoa giáo dục quốc tế của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2009 và giải Sách Hay năm 2011, đã có cuộc trao đổi với VietNamNet về công việc dịch sách giáo dục kinh điển và tình hình nền giáo dục hiện nay.
  • Dạy trẻ tư duy bằng tiếng Anh

    22/08/2015Nguyễn Tuấn HảiLà một người làm trong ngành giáo dục, anh Nguyễn Tuấn Hải hy vọng đến một ngày trẻ em Việt không chỉ nói tốt tiếng Anh, mà còn có thể viết, sáng tác bằng thứ ngôn ngữ quốc tế này.
  • ​Sự khốn cùng của “tư duy triệu phú”

    22/06/2015Đặng Hoàng GiangCuộc sống khó khăn và rối ren, bạn cần một lời khuyên, nhưng từ đâu? Với nhiều người, giải pháp gần nhất là đi mua một cuốn “self-help”. Khái niệm sách “self help” rất rộng, nhưng thường được hiểu là loại sách dạy tu thân, học làm người, chứa đầy lời khuyên thông tuệ và các “bí kíp” để nhanh giàu, nhanh khôn, nhanh thành công...
  • Nền tảng của tư duy tích cực

    12/02/2015Trần Đình Hoành... tất cả những kỹ thuật tư duy tích cực không đặt căn bản trên chiều sâu tâm linh, có thể cho ta tích cực được một tí, khá hơn là tiêu cực hoàn toàn, nhưng chỉ đến một mức hời hợt nào đó mà thôi. Khi khổ đau trở thành quá lớn, khi sức chịu đựng của con người đã kiệt, chỉ có suối nguồn tâm linh mới cho ta sức mạnh để mỉm cười bước vào lò lửa, phi thường như người đi trên nước.
  • Giáo dục phải dạy trẻ em tư duy

    11/10/2014Phạm Anh TuấnBài phỏng vấn Philippe Meirieu và Marcel Gauchet do Báo Le Monde (Pháp) thực hiện và được đăng ngày 2/9/2011 trong khuôn khổ cuộc tranh luận mang chủ đề Làm thế nào để thay đổi nhà trường...
  • Muốn tư duy chín chắn phải có khoảng lặng

    17/09/2013Nguyễn Thị Ngọc Hải thực hiệnGS-TS Tôn Thất Nguyễn Thiêm được đánh giá là người đem khái niệm thương hiệu về Việt Nam một cách bài bản và chuyên nghiệp. Ông cùng lúc làm
    nhiều việc, như tư vấn cho các doanh nghiệp, giảng dạy tại các chương trình quốc tế… Nhiều người thắc mắc: Làm thế nào để một người có thể suy nghĩ các vấn đề lớn thuộc kinh tế - xã hội và nỗ lực đóng góp được trong nhiều lĩnh vực như vậy? Cuộc trò chuyện với ông đem lại nhiều bất ngờ từ những cách nhìn mang sắc thái riêng...
  • Hệ lụy gia đình - nhà trường

    03/11/2006Trầm Thiên ThuGiáo dục không chỉ đơn thuần là nuôi con cái đầy đủ về vật chất, mà giáo dục chủ yếu nhăm giúp con cái trở nên người hữu dụng, một công dân tốt cho gia đình, cho xã hội, đất nước và cho giáo hội (với những người có tín ngưỡng). Chúng sẽ là những người cha, người mẹ trong tương lai. Vậy thì về tâm sinh lý, trưởng thành nghĩa là biết dẹp bỏ "cái tôi" để biết vì người khác. Cái Tôi là đáng ghét...
  • Phát triển trí tuệ trong nhà trường

    21/11/2003Trí tuệ là một thuật ngữ rất lâu đời, song giờ đây khi loài người bước vào thế kỷ 21 với một nền kinh tế tri thức, nhiều nước đã đưa việc đào tạo con người có trí tuệ vào các nguyên tắc và mục tiêu giáo dục. Trí tuệ đòi hỏi tri thức, hay kiến thức song tâm điểm của trí tuệ là cái tri thức ngầm, không chính thức, học được ở trường đời chứ không phải là loại kiến thức hiển lộ được dạy chính thức trong nhà trường...
  • Điều nhà trường cần dạy

    28/05/2003Giáo dục là vấn đề đau đầu không chỉ riêng có ở Việt Nam. Trên thế giới, việc thay đổi phương pháp giáo dục luôn là vấn đề gây tranh cãi lớn. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của những cuộc tranh cãi đó là tạo nên những làn sóng cải tổ hữu hiệu. Charles Handy – nhà triết lý kinh doanh nổi tiếng nhất nước Anh, người có những tác phẩm được bán ra hàng triệu bản trên khắp thế giới – cũng là người góp phần tạo nên những biến đổi diệu kỳ cho nền giáo dục hiện đại nhờ những tư tưởng của ông.
  • Bình thường hoá đời sống nhà trường

    13/02/2003Đời sống nhà trường hiện đại cần được diễn biến một cách bình thường, phù hợp với đời sống bình thường của cả 100% dân cư. Do đó, từ quan niệm đến triển khai thực tiễn, những nhà làm luật không nên phỏng theo nền giáo dục cũ, không nên căn cứ vào kinh nghiệm của thế hệ mình, không nên có những ảo tưởng xa vời... để đề ra Điều nay, Chương nọ.
  • Nhà nghề trong nhà trường

    10/02/2003Hàn LongNhìn một cách nào đó, sinh viên vừa là sản phẩm vừa là khách hàng của nhà trường. Vì vậy, nhà trường vừa phải liên tục theo dõi chất lượng sản phẩm, vừa phải ghi nhận ý kiến phản hồi của khách hàng.
  • xem toàn bộ