Sự tự ái cần thiết

07:44 CH @ Thứ Hai - 21 Tháng Mười Hai, 2015

Báo chí gần đây dẫn lời một giáo sư ở Singapore nhận xét thực trạng giáo dục đại học Việt Nam nghe rất buồn: sinh viên ở thế kỷ 21, cơ sở vật chất ở thế kỷ thứ 19 và giảng viên thế kỷ thứ 20. Đánh giá ấy có vẻ gây sốc, thậm chí làm nhiều người bất bình.

Tuy nhiên, những gì “mắt thấy tai nghe” của một phụ huynh, một người từng tham gia thỉnh giảng chuyên ngành kinh tế vài năm tại một trường đại học, tôi lại thấy vị giáo sư nước láng giềng kia nói... không quá đáng.

Trước hết, về cơ sở vật chất, có thể nói từ giảng đường, phòng thí nghiệm đến thư viện, ký túc xá... của các trường đại học, cao đẳng ở nước ta quá nghèo nàn. Nhất là ở khối trường dân lập, tư thục, hầu hết đi thuê mướn, chắp vá nhà cửa. Đó cũng là lý do vừa qua nhiều trường đua nhau mở chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng... không chỉ vì nhu cầu xã hội mà còn vì không cần đầu tư phòng thí nghiệm, máy móc, nhà xưởng thực hành, tức là cần rất ít vốn. Tôi nhiều lần chứng kiến cảnh cả trăm sinh viên vây quanh một thiết bị thực hành tại một trường đại học lớn ở TPHCM. Vì tuyển quá nhiều học viên nhưng lại không có nhiều tiền mua sắm thiết bị nên chỉ số ít học viên có thể thực hành, đa phần phải “học chay” kiểu đứng nhìn. Vì thế một thợ điện tốt nghiệp hệ cao đẳng tại trường đại học này “tự thú”: “học ở trường để lấy bằng chứ chưa ra nghề được, phải học lỏm từ “tiền bối” vài năm mới mong kiếm cơm được”.

Tôi có anh bạn là tiến sĩ sử học vừa nghỉ hưu, năm tới mới chính thức đi dạy nhưng từ năm ngoái đã được một trường đại học dân lập trả lương 7 triệu đồng/tháng. Trên thực tế, để bảo đảm tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ cơ hữu theo quy định, các trường đại học, cao đẳng tranh nhau mời người có sẵn học hàm, học vị. Có trường đại học mới “lên đời” từ cao đẳng mà trong thời gian ngắn đội ngũ này tăng từ số không lên số trăm, nhưng đa phần là “các cụ” nghỉ hưu từ hệ thống hành chính nhà nước. Dù đủ về số lượng giảng viên cao cấp nhưng với cách đối phó “ăn đong”, “mời gấp” kiểu ấy thì chất lượng giảng dạy thế nào ai cũng đoán được.

Người bạn khác vốn là kỹ sư một chuyên ngành kỹ thuật chẳng liên quan gì đến luật nhưng khi nghỉ hưu chị cũng trở thành giảng viên luật tại mấy trường đại học, cao đẳng.

Vì chuyện “lên đời” giảng viên kiểu thế này mà cơ sở 3 tại đồng bằng sông Hồng của một trường đại học lớn ở TPHCM bị học sinh địa phương “chê” là “bình mới rượu cũ”, không đăng ký thi vào. Nhiều giảng viên ở cơ sở này vốn là giáo viên dạy nghề cấp tỉnh! Đó là chưa nói đến tình trạng lực lượng đông đảo giảng viên công lập đang “tấp nập chạy sô” dạy thêm tại các trường dân lập, tư thục, chẳng còn thời gian, sức lực nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới. Có thể nói đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng nước ta tuy đông về số lượng nhưng yếu về chất lượng. Việc còn thua xa người ta cũng là điều dễ hiểu!

Nước ta hiện có tới hơn 450 trường đại học, cao đẳng, không thể nói là ít. Trong trào lưu ồ ạt “lên đời” - nâng cấp từ trường trung cấp lên cao đẳng, cao đẳng lên đại học, từ chuyên ngành lên đa ngành trong khu vực công lập và nở rộ thành lập trường đại học, cao đẳng dân lập, tư thục với những danh xưng “nổ” kiểu “đại học quốc tế”, không thể phủ nhận sự thật giáo dục đại học nước ta đang ở trình độ rất thấp so với khu vực và thế giới.

Nghe nhận xét của đồng nghiệp nước ngoài rất cần có thái độ tự ái nhưng là tự ái để sửa mình, làm mới mình. Như thế may ra mới theo kịp thế giới, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực cho một nước Việt Nam công nghiệp hiện đại trong tương lai gần như kỳ vọng.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phẩm hạnh là giá trị quan trọng nhất của nhân lực

    27/05/2015Hải Lan (Thực hiện)"Chuyên môn không phải là tất cả sự hấp dẫn của con người. Giá trị văn hoá, hiểu biết văn hoá, sự duyên dáng trong hành vi cũng như ứng xử của các bạn chiếm vào khoảng 50% giá trị thương mại của các bạn. Trình độ chuyên môn chỉ có giá trị khoảng 15% khi các bạn tìm công việc". Kinh nghiệm của chuyên gia Nguyễn Trần Bạt...
  • Cảm nhận về nền giáo dục đại học của Singapore

    17/09/2012ThS. Hoàng Thái HàChúng tôi thật sự ngạc nhiên với các bạn sinh viên của họ mới học năm thứ 2 thôi mà các bạn đã rành rọt quy chế về đào tạo khi họ trả lời thắc mắc của đoàn công tác, vì sao họ lại rành quy chế đào tạo? Tìm hiểu kỹ hơn chúng tôi được biết việc tổ chức công tác cố vấn học tập của NUS rất quy củ, ngoài các giáo sư cố vấn học tập chính, mỗi sinh viên năm cuối được làm cố vấn học tập cho một hoặc hai nhóm (khoảng 5-6 sinh viên) khóa sau…
  • Nguồn nhân lực: “CON” thịnh, “NGƯỜI” suy

    15/11/2010Huỳnh Thế DuMôi trường hiện tại chưa khuyến khích được nhóm một mà lại tạo ra những người có các đặc điểm của nhóm thứ hai. Nói cách khác, phần CON đang được dung dưỡng chứ không phải phần NGƯỜI...
  • Phải chăng đây là thế kỷ của giáo dục đại học Châu Á?

    20/05/2010Philip G. AltbachKết quả xếp hạng đại học năm 2009 cho thấy mức độ gia tăng rất khiêm tốn trong con số những trường đại học châu Á lọt vào danh sách 100 trường hàng đầu—trong Bảng Xếp hạng Đại học Thượng Hải, con số này từ 5 lên 6, và trong Bảng Xếp hạng của Thời báo Times, là từ 14 lên 16. Các nhà bình luận lập tức liên hệ tới sự trỗi dậy về mặt khoa học và đào tạo ở châu Á và đồng thời là sự suy tàn của phương Tây. Tuy nhiên...
  • Harvard bàn về khủng hoảng giáo dục đại học VN

    21/09/2009Đại AnTuần Việt Nam xin giới thiệu nội dung cơ bản của bản báo cáo trong khuôn khổ Asia Programs của Trường lãnh đạo Kennedy thuộc ĐH Harvard, do hai tác giả Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson thực hiện với tựa đề: Giáo dục đại học - cao đẳng Việt Nam: Khủng hoảng và đối phó.
  • Tận nhân lực, tri thiên mệnh

    12/02/2009Thượng Tùng thực hiệnNguyễn Trần Bạt, Chủ tịch InvestConsult Group, thường được nhắc đến như người sáng lập ra công ty tư vấn đầu tiên ở Việt Nam. Có lẽ ông cũng là một trong không nhiều người mạnh dạn rời bỏ môi trường nhà nước từ trước Đổi mới. Ở tuổi 63, người đàn ông này vẫn rất khang kiện, vẫn làm việc miệt mài...
  • Cuộc đua số lượng: Sự bất ổn trong giáo dục Đại học Việt Nam

    05/09/2008Lê Hồng NhậtNền kinh tế Việt Nam đang trải qua những thử thách đầy gay go. Ai cũng nhận thức được rằng, nguyên nhân cơ bản là do trình độ quản lý yếu kém và sự thiếu thốn nghiêm trọng nguồn nhân lực có trình độ ở mọi tế bào của nền kinh tế. So sánh với các nước trong khu vực, một điều rõ ràng là chúng ta đã không có sự chuẩn bị về vốn người cho sự phát triển. Trách nhiệm đó, một phần rất lớn là thuộc về giáo dục đại học. Đặc biệt là sự xuống cấp về chuẩn mực đào tạo...
  • Công bằng xã hội trong giáo dục Đại học

    27/06/2007PVViệt Nam đã vào WTO. Điều này có nghĩa, nguồn nhân lực của Việt Nam và từ đó là nền Giáo dục Đại học cũng như nguồn cung cấp tài chính cho nền giáo dục, nay cũng phải được đặt trên cùng một mặt bằng so sánh với các nước khác trong khu vực và trên thế giới...
  • Bối cảnh văn hóa và quản lý nguồn nhân lực

    27/12/2006Phạm Thành NghịQuản lý nguồn nhân lực phụthuộc vào triết lý, cách nhìn nhận của người laođộng. Cách ứng xử, cách thức hành động phụ thuộc vào quan niệm, những thừa nhận, hệ thống giá trị được chia sẻ trong một nền văn hoá...
  • Vài góp ý về chất lượng giáo dục Đại học

    01/01/1900Nguyễn Văn TuấnQua theo dõi loạt bài thảo luận và góp ý về giáo dục đại học ở Việt Nam trên các báo trong nước và qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong và ngoài nước tôi nhận thấy một trong những vấn đề lớn nhất về giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay là vấn đề chất lượng: chất lượng đội ngũ giảng dạy, chất lượng đào tạo và chất lượng Sinh viên.
  • 7 kiến nghị cấp bách về phát triển giáo dục Đại học

    21/06/2006GS Hoàng TụyTrước đây ta xây dựng Đại học theo mô hình Liên xô cũ, nay nềnĐại học đó không còn thích hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, song những biện pháp sửa đổi chắp vá thời gian qua đã phá vỡ tính hệ thống của nó, rốt cuộc tạo ra cảnh tượng lộn xộn, không còn chuẩn mực, không theo quy củ, tuỳ tiện, và kém hiệu quả. Muốn thoát ra khỏi tình trạng này, cần có thời gian và một lộ trình hiện đại hoá thích hợp.
  • Quản trị nguồn nhân lực trước tác động của CNTT

    26/05/2006Lê Bá ThôngTrong hệ thống làm việc cũ các quy trình hoạt động chưa được chuẩn hóa các nhà quản trị luôn phải đương đầu với các khó khăn do bản thân quy trình và cụ thể là khó khăn do phải đáp ứng các yêu cầu từ các phòng ban lân cận gây nên...
  • Giáo dục đại học Việt Nam: Một vài con số

    21/10/2005LTS. Nhà báo Lê Hạnh, trên Lao Động số ra ngày 23.06.2004, đã ghi nhận từ hội thảo quốc tế " Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế ", tổ chức trong hai ngày 22 – 23.6.2004 tại Hà Nội, một vài thông tin so sánh đại học Việt Nam và thế giới. Chúng tôi xin trích đăng dưới đây một số đoạn của bài báo – dù biết rằng các so sánh thường khó tránh khỏi phần khập khiễng !
  • Giáo dục đại học: phải cải cách triệt để!

    12/07/2005Nguyễn PhanHội thảo “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức ngày 5-11-2004, đã thu hút gần 50 tham luận của các đại biểu.
  • Giáo dục đại học: Cần một hệ tư duy quản lý khác?

    04/01/2004Chất lượng đào tạo (ở đây tôi chỉ xin trình bày ý kiến của mình trong giới hạn lĩnh vực đào tạo đại học) liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, chương trình cùng phương pháp giảng dạy và bao trùm trên hết là chất lượng quản lý. Các yếu tố khác đã được đề cập nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh đến yếu tố bao trùm. Nhưng vì sao quản lý là yếu tố bao trùm?
  • Dự án giáo dục Đại học có nguy cơ phá sản

    25/04/2003"Cực kỳ thất vọng", "rủi ro cao, hiệu quả thấp", "vượt ngưỡng an toàn" và "có thể phải huỷ toàn bộ dự án, kế hoạch chưa thực hiện", đó là những lời đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) sau chuyến giám sát thực tế dự án giáo dục ĐH vào đầu tháng 4 vừa qua.
  • xem toàn bộ