Sức mạnh đáng kinh ngạc của mạng xã hội

04:11 CH @ Thứ Ba - 22 Tháng Mười Hai, 2009

Trước khi mạng xã hội xuất hiện thì rất ít người trong số chúng ta từng muốn có một người bạn như vậy.

Liên kết xã hội xuất hiện trong mọi khía cạnh đời sống

Theo Nicholas A. Christakis và James H. Fowler, tác giả cuốn “Kết nối: Sức mạnh đáng ngạc nhiên của các mạng xã hội và cách chúng quyết định cuộc sống của chúng ta”, thì dù thế nào lịch sử loài người là lịch sử của việc liên kết xã hội. “Các mối liên kết của chúng ta thì ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống”.

“Cảm xúc của chúng ta như thế nào, chúng ta biết điều gì, chúng ta cưới ai, chúng ta có bị ốm hay không, số tiền chúng ta kiếm được là bao nhiêu, và chúng ta ủng hộ ai, tất cả đều phụ thuộc vào các liên kết mà tồn tại xung quanh chúng ta”. Hiện tại thì một lĩnh vực nghiên cứu liên kết đang được quan tâm là chỉ ra rằng “các liên kết của chúng ta không mất đi với một người mà chúng ta biết”.

Các mạng xã hội tự vận hành, truyền thông tin, quan hệ và thói quen giữa những người có “mối liên hệ nhìn thấy được” giống như các nhân vật trong một trò chơi có tên Six Degrees of Kevin Bacon. “Những người bạn của bạn của bạn có thể bắt đầu với những phản ứng dây chuyền giống như những con sóng từ khơi xa liên tục vỗ vào bờ”.

Christakis, giáo sư ĐH Y Harvard và Fowler, giáo sư khoa học chính trị của trường ĐH California, San Diego, đã trở nên nổi tiếng vì những phát hiện quan trọng trong lĩnh vực mới mẻ này. Trong nhiều năm thì viện nghiên cứu Framingham Heart Study đã theo dõi các thống kê và tình trạng tâm lý của các cư dân vùng Framingham, Massachusetts; các nhà nghiên cứu đã xem xét các số liệu thể hiện các thói quen về sức khỏe.

Nhưng Christakis và Fowler còn làm được nhiều hơn thế. Hóa ra, để phục vụ cho việc theo dõi các cư dân ở Framingham trong vài năm thì hai nhà khoa học này đã lấy tên của gia đình và bạn bè họ rồi giữ những thông tin liên kết này lại. Christakis và Fowler đã ghép nối những ghi chép này lại để xây dựng lại những liên kết xã hội của hàng ngàn những người bạn, hàng xóm, họ hàng…. Nghiên cứu các số liệu y tế tại Framingham và sử dụng đồ họa vi tính, họ đã theo dõi được các đặc điểm tồn tại trong các liên kết xã hội như thế nào: bệnh béo phì trong thời hiện đại gia tăng, tỉ lệ hút thuốc giảm, và sự hạnh phúc cũng như nghèo đói xuất hiện theo dây chuyền.

Xem xét các nhân tố môi trường và xu hướng chung của những con chim trong một loài so với cả đàn thì Christakis và Fowler nhận ra rằng chúng ta thực sự có sự đua tranh với những người mà chúng ta quan tâm dù chúng ta có ý định hay không – những người hạnh phúc thì thích tranh đua với những người hạnh phúc.

Ví dụ, khi có quan hệ với một người đang hạnh phúc thì bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn đến 15%. “Và sự trải rộng của sự hạnh phúc đó không dừng lại”. Nó sẽ còn lan tỏa thêm 3 cấp độ nữa, ví dụ như dù bạn có kiếm được thêm 10 000 đô thì sự hạnh phúc đó cũng sẽ không lớn bằng cảm xúc mà chồng của người bạn của chị gái bạn có thể lây truyền và mang lại cho bạn. Nói một cách tích cực thì nếu như anh ấy bỏ thuốc lá thì cơ hội để bạn làm điều tương tự cũng sẽ tăng cao dù có thể bạn chưa gặp anh ấy lần nào.

Các tác giả đã thảo luận nhiều về vấn đề các mạng xã hội có thể tăng lên như thế nào trong quá trình phát triển hiện nay, sự phát triển của Internet có ý nghĩa như thế nào đối với các mạng xã hội, và các tác động đối với đời sống cá nhân và chính trị. Ví dụ các nhân viên y tế công cộng có thể hoạt động hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự lây lan của các bệnh dịch truyền nhiễm qua đường tình dục nếu họ biết được loại hình liên kết xã hội mà họ đang gặp phải.

Ở một khía cạnh khác, họ cũng chỉ ra rằng việc bỏ phiếu không mang lại nhiều cảm giác cho một cá nhân – một phiếu không thể quyết định kết quả của cuộc bầu cử - nhưng nó cũng đóng góp ít nhiều trong hệ thống liên kết. Khi bạn bỏ phiếu thì người thân của bạn, đồng nghiệp, bạn bè và vợ chồng, đồng nghiệp, bạn bè của họ cũng bỏ phiếu và ngược lại. Chính vì những người tự do và bảo thủ có xu hướng tự hình thành các liên kết xã hội của họ nên việc bạn bỏ phiếu có thể gây ra khả năng hàng trăm người khác cũng bỏ phiếu cho cùng một ứng cử viên như bạn.

Các tác giả xem xét mọi thứ thông qua lăng kính liên kết, bao gồm cả vấn đề tôn giáo. Họ viết rằng “chúa có thể được nhìn nhận như một phần của liên kết xã hội”. Bởi lẽ Chúa cũng có sự liên kết với mọi người, tin vào Chúa sẽ cho phép bạn cảm nhận có sự liên kết với phần còn lại của loài người trong một cấp độ “thông qua Chúa, mọi người là “bạn của những người bạn” (thậm chí nếu người ấy không xuất hiện trên Facebook).

Nhiều câu hỏi vẫn cần câu trả lời

Theo hai khía cạnh học thuật thì Kết nối thực sự là một quyển sách được viết khá tốt và rất hấp dẫn. Ví dụ như việc miêu tả các nghiên cứu được đưa ra một cách khác hài hước, như khi nghiên cứu mô hình chuẩn thông qua các liên kết theo các loài khác nhau thì ông nhận ra rằng “mô hình được dự đoán là tốt nhất cho cấu trúc liên kết của các nghị sĩ Mỹ là mô hình xã hội “lưỡi bò”. Tuy nhiên có 2 hạn chế trong cuốn sách của họ.

Thứ nhất, trong lời tựa ở bìa sách tác giả Daniel Gilbert nói rằng “Liên kết có thể thay đổi cuộc sống của bạn mãi mãi” mà không giải thích thay đổi như thế nào. Các tác giả quá cẩn trọng không đi sâu vào khía cạnh tự lực, mà chỉ miêu tả làm thế nào để trở nên tốt hơn hoặc nâng cao các mối quan hệ mà bạn đang có. Có lẽ đó là do các tác giả thấy được giá trị của vị trí liên kết của một người phụ thuộc vào hoàn cảnh. Theo khía cạnh này thì bạn sẽ thấy tốt hơn khi tìm một công việc, nhưng nếu không có nó thì sẽ là lợi thế hơn nếu đang trong hoàn cảnh của đại dịch cúm lợn. Nhưng chính tôi cũng đã tự hỏi thực tế tôi sẽ sử dụng kiến thức về “sức mạnh đáng ngạc nhiên của các mạng xã hội và cách chúng quyết định cuộc sống của chúng ta” như thế nào để nâng cao cuộc sống của chính mình.

Thứ hai, việc tác giả đưa ra một số câu hỏi khá thâm thúy nhưng hầu như lại không đưa ra câu trả lời chúng. “Chìm đắm trong các mạng xã hội và bị ảnh hưởng bởi những người mà chúng ta có liên kết, dường như chúng ta đang mất dần đi một số tính chất của cá nhân mình”. “Nếu chúng ta vô tình bắt chước một hành vi tốt của người mà chúng ta có liên kết thì chúng ta có lợi gì ở việc này? Và nếu đó là bắt chước hành vi xấu thì chúng ta bị chê trách gì? Những người mà chúng ta bắt chước thì sao?”. Ý kiến như vậy về các hành động của cá nhân, từ việc trộm cắp ô tô đến việc hiến nội tạng thực sự là chưa được giải đáp thỏa đáng, ít nhất là nó được thảo luận có vẻ hời hợt ở trang 305.

Tuy vậy, Kết nối (Connected) là một quyển sách quan trọng, một cái nhìn trên khía cạnh khoa học về những mối liên kết xung quanh chúng ta. “Dự án tuyệt vời của thế kỉ 21 – một sự hiểu biết về việc toàn bộ loài người đã trở nên vĩ đại như thế nào từ chính những con người riêng biệt” – đang bắt đầu”. Ở bước đi đầu tiên của dự án đó thì Liên kết chính là điều đáng tham khảo nhất.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mạng xã hội lượng nhiều, chất ít

    02/04/2016Hải AnhSinh vội vã, sống vật vờ - các mạng xã hội Việt Nam đang loay hoay tồn tại, phát triển và nỗ lực tìm hướng đi riêng để thoát khỏi tình trạng ảm đạm, nhất là trước động thái cạnh tranh mạnh mẽ sắp tới đây của Yahoo! (nâng cấp dịch vụ Yahoo!360o)...
  • Mạng xã hội đang chôn vùi ký ức

    03/03/2016Sacha SeganCác dịch vụ mạng xã hội đang tách rời chúng ta bằng cách phân tán cuộc đời chúng ta thành những ngăn nhỏ. Năm tháng trôi qua, chúng ta sẽ hối tiếc khi cố gắng tìm tòi trong những chiếc hộp kỷ niệm ảo và thấy chúng không có ở đó...
  • Sáu xu hướng truyền thông xã hội năm 2010

    10/12/2009David Armano* - Hoàng Thu Thủy dịchNăm 2009, chúng ta đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân của truyền thông xã hội. Theo Nielson Online, chỉ tính riêng Twitter đã tăng 1,382% vào tháng 2 so với cùng kì năm ngoái, đạt hơn 7 triệu lượt truy cập trên tổng số lượt truy cập trong tháng. Trong khi đó, Facebook cũng tiếp tục vượt xa MySpace.
  • Mạng xã hội và công nghiệp quảng cáo

    03/07/2009Nguyễn TrungMarketing truyền thống cho rằng, cần phải bán cái thị trường cần, còn với mạng xã hội, lý thuyết được viết lại: bán cái mình có. Một đỉnh cao mới của marketing? Không ai dám chắc câu trả lời, nhưng có một thực tế là không phải quảng cáo sẽ được triển khai ra sao trong môi trường mạng xã hội, mà là mạng xã hội đang làm thay đổi phương thức quảng cáo như thế nào.
  • Các mạng xã hội ảo lý tưởng dành cho giới trẻ

    22/04/2009Phạm Thế Quang HuyGiới trẻ có lẽ không còn lạ lẫm gì với mạng xã hội ảo và tác động của nó đến xã hội thực tại. Tuy nhiên, trong khi các mạng xã hội ảo ngày càng phát triển, nhiều sinh viên lại không biết cách khai thác nguồn tài nguyên thông tin từ các mạng xã hội này.
  • Ai sẽ cứu những mạng xã hội tiên phong?

    26/10/2008Nguyễn Ngọc PhươngĐại đa số mạng xã hội mở rộng hệ thống để thu hút người dùng nói chung, nhưng những người này, những tính năng đó có bao nhiêu phần trăm đóng góp vào lợi nhuận của hệ thống thì mù mờ hơn cả đỉnh núi Pan xi phăng, nơi mây vờn núi, mây bay ngang trời...
  • Tìm hiểu chiến lược của các mạng xã hội ảo

    13/09/2008Hàm ý của câu chuyện này có lẽ ai cũng nhận ra, đó là sự tự do bày tỏ quan điểm trên mạng Internet đã giúp xóa đi những khác biệt văn hóa. Nhưng có một hàm ý khác, đó là Facebook đang được sử dụng ở Lebanon. Trên thực tế, Facebook đang phát triển rất nhanh chóng ở nhiều khu vực...
  • Mạng xã hội Việt Nam

    15/07/2008Ngọc AnhRa đời giữa lúc các mạng xã hội nước ngoài đang chiếm lĩnh thị phần, các mạng xã hội Việt Nam (MXHVN) phải tạo dựng cho mình một hướng đi, một phong cách riêng nếu muốn thu hút ngày càng nhiều thành viên...
  • xem toàn bộ