Tại sao hôm nay chúng ta chậm chạp trong việc nghiên cứu Phan Châu Trinh?

10:20 CH @ Thứ Hai - 10 Tháng Tư, 2017

Dù đã nhất trí với nhau trong nhận định rằng Phan Châu Trinh xứng đáng là nhân vật “ đinh và đỉnh” của lịch sử hiện đại, nhưng hầu như chúng ta vẫn chưa tìm được câu trả lời tại sao như vậy và nếu thế thì tư tưởng chủ đạo ở Phan là gì, tại sao lại nói rằng có tìm ra câu trả lời này, may ra chúng ta mới tìm ra lối thoát cho dân tộc.

Nhưng trước hết tôi thử tìm hiểu lý do khiến chúng ta khó chấp nhận cụ Phan đến vậy.


Nhà lưu niệm Phan Châu Trinh ở Tân Bình, TP.HCM

Một trong những nhận định khó chịu nhất

Trong tất cả tư tưởng mà Phan đã phát biểu, có thể không phải quan trọng nhất, nhưng gây ấn tượng bậc nhất , theo tôi là cái câu viết trong “Đầu Pháp chính phủ thư” 1906:
“(...) Nước Nam dã lâu nay học thuyết sai lầm, phong tục hư hỏng, không có liêm sỉ, không có kiến thức... Trong một làng một ấp cũng cấu xé lẫn nhau, cùng nòi cùng giống vẫn coi nhau như thù hằn, có dẫu ai có muốn lo toan việc lớn, chưa kể rằng không có chỗ mà nương thân, không có khí giới mà dùng, không có tiền của mà tiêu, giá phỏng Chính phủ cho mượn trăm nghìn khẩu súng, cấp đất vài tỉnh cho ở, không thèm hỏi đến, tha hồ muốn làm gì thì làm, chẳng qua vài năm nếu không báo thù lẫn nhau thì cũng tranh giành địa vị với nhau, nếu không cướp đoạt tiền tài thì cũng giành giật tước vị, tự chém giết nhau đến chết hết mới thôi, quyết không thể sống nổi trong thế giới này, lại còn chống cự ai được nữa”.

Tôi muốn mạnh dạn mà nghĩ rằng cái đoạn văn rất chua này giống như một sự dằn mặt thô bạo.

Theo nghĩa nghiêm túc nhất, phải nói chúng ta không có gì cả , nói đúng hơn cũng có một vài thứ đấy, nhưng nhiều cái không dùng được.

Chẳng những ta không có tư tưởng, mà dân ta còn đang sống theo những phong tục hôm qua tuy có tốt đẹp nhưng nay lại là một sự ràng buộc con người vào với quá khứ hoang dại.

Liêm sỉ là cái tôi thiểu làm nên tư cách một cá nhân ta đã không có thì làm sao để nên người.

Mà kiến thức với tư cách nền tảng của trí tuệ không thì làm sao đi tới tương lai cho được.

Người mình trước thời hiện đại vốn không thích nghĩ nhất là nghĩ ngược. Cái ý nói trên có đến trong đầu thì họ lại gạt đi cho nhanh


2 phiên bản truyện "Phan Châu Trinh: người khởi xướng Dân quyền" của Vu Gia về Phan Châu Trinh, NXB Kim Đồng

Hai cách phản ứng

Vào thời Phan viết những dòng trên, những đầu óc ưu tú nhất của đất nước còn đang chăm chăm hy vọng rằng nếu như có được ít súng ống cần thiết thì sẽ lấy ngay lại nước và người dân sẽ biết sống với nhau thuận hòa vui vẻ.

Trong những lời kêu gọi của nhóm các nhà nho yêu nước kiểu cũ, bao gồm cả những người chân thành tưởng mình là theo mới lắm rồi, bao giờ người ta cũng nghe một niềm lạc quan kỳ lạ.

Những nhận định loại như dẫn trên của cụ Phan hẳn làm cho ai đó cười khẩy.

Giá như thời nay, cái tiếng nói thẳng thắn chân thành ấy sẽ bị coi không những là lạc lõng mà còn là đáng lên án.

Nhưng đầu thế kỷ XX, người Việt còn sáng suốt lắm. Cả những người chủ trương ngược với cụ Tây Hồ như cụ Sào Nam cũng lắng nghe, và trong cả nước nhiều người cảm thấy cùng với thời gian, Tây Hồ không chừng có lý hơn Sào Nam.

Đám tang cụ Phan năm 1926 là một minh chứng mà tất cả các bộ sử viết về VN thời hiện đại viết ở trong nước cũng như nước ngoài đề ghi nhận là một sự kiện lớn, trừ các bộ sử được dạy trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Sự lạnh lẽo khó chấp nhận Phan của người Việt hôm nay cũng rất dễ hiểu.

Nửa cuối thế kỷ XX chúng ta sống bằng những lý lẽ ngược hẳn với Phan.

Ta nói với nhau ta có tư tưởng yêu nước nồng nàn và nền văn hóa rực rỡ. Để đánh Pháp, ta đã có vũ khí của người khác.
Và không cần suy nghĩ gì về quá khứ tương lai, mỗi người hãy lo tiến lên là đủ.


Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới (2 tập), NXB Đà Nẵng, tác giả Lê Thị Kinh, cháu ngoại của Phan Châu Trinh sưu tầm và biên soạn.

Sau nhiều thời gian tìm tòi từ Thư khố quốc gia hải ngoại Pháp xây dựng tại Aix-en-Provence, gom về nhiều tài liệu về các phong trào và nhân vật quan trọng ở Đông Dương từ trước và trong đầu thế kỷ 20, từ hàng ngàn trang tư liệu quý hiếm từ các nhà nghiên cứu ở Pháp và Việt Nam, tác giả nhằm giới thiệu các tài liệu mới sưu tầm được này đến những bạn đọc quan tâm...


40 năm nay lòng chúng ta đầy tin tưởng, tin rằng sau khi độc lập, chúng ta sẽ sống một đời sống mà cách miêu tả tốt nhất là mang câu “nếu không báo thù lẫn nhau thì cũng tranh giành địa vị với nhau, nếu không cướp đoạt tiền tài thì cũng giành giật tước vị, tự chém giết nhau đến chết hết mới thôi, quyết không thể sống nổi trong thế giới này” đảo ngược.

Thế cho nên, chúng ta lảng tránh cụ Phan là phải.

Kịp đến khi đời sống hậu chiến người Việt bày ra đầy đủ cái tình trạng thoái hóa của nó, đoạn văn của Phan Châu Trinh vang lên như một lời tiên tri, ĐÚNG ĐẾN TỪNG CHỮ thì vốn sợ sự thật ta lại càng lảng tránh.

Ta thích tìm hiểu những lời Phan khuyến khích ta tự học duy tân “ đổi mới” hơn là những câu những đoạn gợi ý tự nhận thức nghiêm túc như câu dẫn ở trên.

Kể thêm một chuyện nhỏ. Tôi biết được câu trên là nhờ đọc cuốn sách của Ðặng Thai Mai – Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX - bản in lần thứ ba, H. 1974, trong bụng chỉ nghĩ, thời ấy phi cụ Mai ra không ai dám dẫn câu đó ra trên mặt giấy. Cái cách nghiên cứu quá khứ của các nhà nghiên cứu sử học cũng như văn học ở Hà Nội là thế, thấy cái gì ngờ ngợ thì không bao giờ cho mọi người biết, coi như là không có. Gần đây câu nói có được trích dẫn nhiều hơn, nhưng phần nhiều không phải là các tài liệu chính thống như các luận án chẳng hạn.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bài “Chi bằng học“ – tư tưởng chủ đạo của Phan Châu Trinh trong sự nghiệp Duy Tân đất nước

    03/09/2015GS. Vũ Ngọc KhánhĐi sâu vào tư tưởng và học thuật, ông còn được đánh giá, được phát hiện ở nhiều lĩnh vực. Sau khi ông mất, hàng năm trên tờ Tiếng Dân, Huỳnh Thúc Kháng đã đều đặn làm lễ tưởng niệm ngày 24-3, đăng ảnh ông rất trang trọng, gọi đó là kỷ niệm ngày mất cụ Tây Hồ. Số báo nào, ông Huỳnh cũng trích một câu nói của Phan Châu Trinh - Tri Bằng Học - xem như một lời danh ngôn...
  • Cụ Tây Hồ Phan Châu Trinh và những trớ trêu lịch sử

    27/03/2019GS Nhà giáo nhân dân Nguyễn Ngọc LanhHôm nay: ngày giỗ - hơn nữa, ngày giỗ thứ 90 - cụ Phan Châu Trinh. Nhớ tới tổ tiên, con cháu biết đâu kể đấy, mong tái hiện ngày càng đầy đủ về bậc tiền bối. Dịp này, tôi xin điểm lại vắn tắt đôi điều tôi thu nhận được - và tỉnh ngộ ra - trong quá trình tìm hiểu di sản của Cụ...
  • Phan Châu Trinh, Nelson Mandela, San Suu Kyi với Văn hóa và Giáo dục

    20/04/2018Chu HảoMột thế kỷ đã trôi qua nhưng tinh thần Khai dân trí-Chấn dân khí của Phan Châu Trinh vẫn còn sống mãi, và chúng ta vẫn đang tiếp bước người xưa...
  • Phan Châu Trinh với tư tưởng canh tân đất nước

    21/03/2017Lê Thị HươngChí sĩ Phan Châu Trinh lựa chọn một con đường, một hướng đi mới chưa từng có trong lịch sử dân tộc, đó là con đường cách mạng theo ngọn cờ dân chủ tư sản, để làm được điều đó, trước tiên nhà cách mạng hô hào, cổ động quốc dân mở mang dân trí, chấn hưng công thương nghiệp, nhằm làm cho thương gia người Việt giành ưu thế trên chính mảnh đất quê hương mình...
  • Hai cuốn sách mới về sự nghiệp của chí sĩ Phan Châu Trinh (1872-1926)

    31/10/2016Chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc ngày nay - nhất là bạn đọc trẻ tuổi - sau khi đọc cuốn sách này sẽ thêm tự hào về những tấm gương yêu nước trong lịch sử, từ đó có thêm động lực để viết tiếp những trang sử mới tươi đẹp của dân tộc Việt Nam ta...
  • Phan Châu Trinh, nhà giáo dục qua Santé thi tập

    11/08/2016Châu Yến LoanPhan Châu Trinh là nhà cách mạng, nhà chính trị, tư tưởng, điều đó ai cũng rõ, nhưng nói Phan Châu Trinh là nhà giáo dục thì ít người nghĩ đến. Thực ra, trên con đường hoạt động cách mạng, ông rất chú trọng đến vấn đề này. Ông đã viết nhiều bức thư, nhiều bài diễn thuyết, nhiều bài thơ v.v... để tuyên truyền, giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức cho nhân dân, đặc biệt trong tác phẩm Santé thi tập ông đã có một nội dung giáo dục rất phong phú, một phương pháp giáo dục mới mẻ, độc đáo...
  • Vì sao Obama nhắc tới Phan Châu Trinh trong bài phát biểu “chạm trái tim”?

    03/06/2016Vì sao một Tổng thống Mỹ như ông Obama lại nhắc tới Phan Châu Trinh chứ không phải một nhà Duy Tân nào khác và điều đó gợi mở cho chúng ta điều gì trong bối cảnh hiện nay?
  • Phan Châu Trinh và lòng tin vào sức mạnh của tri thức văn hóa

    17/03/2016Nguyên NgọcNgày 24/3 vừa qua, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh và sau đó mấy hôm, ngày 4/4 kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản hồi đó đã viết: “trong lịch sử người An nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”...
  • Tỉnh quốc hồn ca và ngữ khí phê phán của Phan Châu Trinh

    10/02/2016Nguyễn Huệ ChiTỉnh quốc hồn ca gồm hai phần: Phần I gồm 467 câu thơ và Phần II gồm 500 câu thơ, đều bằng thể song thất lục bát. Hình thức thể loại thống nhất, tiếng nói nghệ thuật giữa hai phần cũng thống nhất - là tiếng nói phê phán, cảnh tỉnh. Duy đối tượng phê phán thì không phải là một. Một bên hướng vào nội bộ dân tộc, một bên đối thoại với Chính quyền chính quốc và Chính quyền thực dân..
  • Những sự kiện đáng nhớ trong cuộc đời chí sĩ Phan Châu Trinh

    07/05/2015TS. Nguyễn Văn Dương1900 (28 tuổi): Đậu Cử nhân thứ 3, cùng khoa với Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu...
  • Tư tưởng lập hiến của Phan Châu Trinh

    17/04/2015Phan Đăng Thanh"Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra Hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo chung cho mọi người... ". Tư tưởng lập hiến tiến bộ của Phan Chu Trinh được tác giả trình bày khá đầy đủ, cụ thể trong bài viết này.
  • Phan Châu Trinh, nhà cổ động của chủ nghĩa dân chủ

    24/03/2015GS. Trần Văn GiàuNhân lần giỗ thứ hai của GS Trần Văn Giàu (24/11, tức 11/10 Âm lịch) Hồn Việt đăng sau đây bài Phan Châu Trinh – nhà cổ động của chủ nghĩa dân chủ, một tác phẩm sử học tầm cỡ của giáo sư, để bạn đọc tham khảo...
  • Chi Bằng Học - tư tưởng Phan Châu Trinh

    31/01/2012Phan Châu TrinhVậy xin cùng nói lời chính cáo cùng người nước ta rằng: “Không bạo động, bạo động tất chết! Không trông người nước ngoài, trông người nước ngoài tất ngu! Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi xin có một vật rất quý báu tặng cho đồng bào, là “Chi Bằng Học”...
  • xem toàn bộ