Tái sinh và luân hồi theo quan điểm Phật giáo

08:07 CH @ Thứ Sáu - 21 Tháng Tám, 2015

Hỏi 1: PGS.TS lý giải như thế nào về những trường hợp trong thực tế như "cháu bé ở Vụ Bản"; đấy có phải là tái sinh luân hồi hay không?

Trả lời: Câu chuyện cháu bé ở Vụ Bảntheo những người trong cuộc đã được nhiều người đưa lên phương tiện truyền thông. Đây là một vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu tâm linh khá thú vị cần được nghiên cứu nghiêm túc mới có thể kết luận được.

Ta biết rằng, con người là thể tổng hòa của hai mặt vật chất và tinh thần và loài người có hai đời sống là vật chất và tinh thần đang quện hòa nhau tương hỗ với nhau.

Phần tinh thần của con người, còn gọi là phần tâm linh, lại bao gồm trí tuệ và cảm xúc tâm hồn. Câu hỏi “sau khi phần thể xác của con người dừng hoạt động, thì phần tâm linh có còn tồn tại không? Và nếu tâm linh vẫn còn tồn tại thì ở mức độ nào và sự vận động của nó ra sao?” thuộc vào vấn đề khó nhất đối với trí tuệ loài người.

Cho tới nay khoa học chưa có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này!

Khoa học và công nghệ đã có những bước tiến nhảy vọt trong việc hiểu biết phần thể xác của con người và áp dụng kiến thức đó một cách rộng rãi vào đời sống vật chất của con người. Khoa học với ngành máy tính điện tử, truyền thông và trí tuệ nhân tạo cũng đang giúp ta mở dần một cánh cửa vào việc nhận biết và hiểu sâu hơn bản chất đời sống trí tuệ và tư duy của con người.

Tuy nhiên, đời sống tâm linh là vô cùng phong phú, và là một thực tại có bản chất huyền bí, vô hình, nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu các hiện tượng của đời sống tâm linh nói chung lại còn rất hạn chế, hiện mới chỉ dừng lại việc ghi nhận và thống kê các “hiện tượng tâm linh”.

Khoa học vẫn chưa thể giúp ta “quan sát Tâm linh” một cách trực tiếp và chưa thể giải thích rạch ròi lĩnh vực này.

Các tôn giáo từ lâu đã quan tâm đến đời sống tâm linh của loài người, họ đều có triết lý và quan điểm riêng về các vấn đề đạo đức, tình thương giữa con người, cũng như về sự tồn tại của một phần tâm linh sau khi thể xác con người không còn hoạt đông.

Phật giáo, một tôn giáo có nền triết lý cởi mở và gần với khoa học nhất, trong hơn hai ngàn năm trăm năm nay cũng đã có nhận thức sâu sắc và khá rõ ràng về vấn đề tái sinh và luân hồi của tâm linh sau khi thể xác chết.

Đối với một hiện tượng hay câu chuyện tâm linh cụ thể như câu hỏi về “cậu bé ở Vụ Bản Nam Định” nêu ở đây, tôi cho rằng, hiện tượng hay câu chuyện tâm linh chỉ là “bằng chứng hiển nhiên” có sức thuyết phục với ai đã được tiếp xúc và thấy biết trực tiếp nó.

Là “những người trong cuộc”, họ thường nói: “tôi đã được mắt thấy tai nghe rõ ràng nên không thể không tin vào việc đó!”.

Ngược lại, với những người ngoài cuộc chỉ được nghe kể lại, thì thường rất khó mà tin ngay vào những chuyện hiếm khi xảy ra như vậy, việc tin hay không tin chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm và lập luận của riêng mình.

Quan điểm của tôi, như một người mới chỉ được đọc và nghe gián tiếp, là: “nếu câu chuyện đã được nhân chứng kể lại “là sự thật” (tôi xin nhấn mạnh, “nếu đó là sự thật”), thì đây chính là một bằng chứng về “sự Tái sinh luân hồi của một con nguời” được trình bày trong giáo lý của nhà Phật.

Còn “việc đó có phải là sự thật hay không?” xin dành lại cho các nhà khoa học trả lời sau khi nhập cuộc đầy đủ và thực sự nghiêm túc.

Tôi tin rằng, chỉ khi hiểu sâu sắc các kinh nghiệm và kiến thức cũng như biết cách áp dụng đúng đắn, hài hòa các phương pháp của Khoa học và Phật học, các nhà nghiên cứu tâm linh mới có thể thâm nhập vào lĩnh vực tinh tế và nhậy cảm này.

Chỉ khi đó chúng ta mới có được những câu trả lời có sức thuyết phục về các vấn đề Tâm linh.

Hỏi 2: Vậy tái sinh được hiểu theo nhà Phật thì như thế nào? Trong thực tế điều này đã được công nhận chưa?

Trả lời: Vấn đề về con người và sự tái sinh luân hồi là một chủ đề cốt yếu của nhà Phật, được trình bày trong toàn bộ giáo lý của nhà Phật và đặc biệt trong “Duy thức học” – một “bộ môn khoa học” trong Phật học. Tôi chỉ xin trình bày vắn tắt như sau:

Con người có “thân mạng” được cấu thành và phối kết hợp bởi năm nhóm, mà Phật giáo gọi là “ngũ uẩn” (hay năm kết tập) vật chất và tinh thần, gồm: Sắc uẩn (xác thân), Thọ uẩn (thọ cảm ưa chịu), Tưởng uẩn (tư tưởng hay tưởng tượng), Hành uẩn(hành vi tức việc làm) và Thức uẩn (thức trí phân biệt).

Trong đó, Sắc uẩn là phần “vật chất”, và bốn uẩn kia thuộc về phần tinh thần. Năm nhóm này biến đổi từng phút giây như một dòng nước.

Khi mệnh chung, thân xác mất đi, những nhóm đó tan rã, nhưng kết quả của những hành động về thân, khẩu , ý vẫn còn tác động. Cái “còn tác động” sau đó ta gọi là “nghiệp lực”.

Sắc uẩn ám chỉ xác thân, có hình thức khối lượng, biến đổi theo thời gian, và sờ thấy được, nên nó cụ thể.

Còn thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, và thức uẩn thì biến hiện, trừu tượng, vô hình như trường điện từ. Bốn uẩn này phải nương vào sắc uẩn (xác thân còn sinh hoạt) mới hiển lộng ra được. Khi hoạt động, bốn uẩn (hay danh pháp) ấy lại hiển lộng ra hai mặt, là mặt nổi và mặt chìm:

  • Mặt nổigồm thọ uẩn, tưởng uẩn, và hành uẩn.
  • Mặt chìm tuy chỉ có một mình thức uẩn (thuộc tinh thần) hoạt động, nhưng nó lại rất nhậy bén, đa diện và phong phú.

Theo Duy thức học trong Phật giáo, thì vì thức uẩn rất phức tạp, có thể hình dung như nó gồm ba vòng ẩn hoạt, huyền bí vô cùng, là vòng ngoài, vòng giữa, và vòng trong. Ví như chiều sâu của đại dương gồm thượng tầng, trung tầng, và đáy biển.

Vòng ngoài của thức uẩn tương ứng với thượng tầng của đại dương (kể cả mặt nước), nơi hứng chịu mọi vật, và áp lực của gió bão. Vòng ngoài này hướng ra ngoại cảnh qua năm giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) chịu tất cả ảnh hưởng của ngoại cảnh, đồng thời liên kết với vòng trong cùng qua vòng giữa. Vòng ngoài ấy (gồm năm thức đầu) ta tạm gọi là vòng nhận thức.

Vòng giữa của thức uẩn tương ứng với trung tầng của đại dương, gắn với tư duy, có tác dụng phân biệt trước một đối tượng, để phản ứng ra ngoài hay nhận vào bên trong, cũng như trung tầng của đại dương có tác dụng đẩy bất cứ một vật thể gì lên mặt nước, hay nhận chìm vật ấy xuống đáy biển. Vòng giữa này (là thức thứ sáu) có thể gọi là vòng tri thức.

Vòng trong cùng của thức uẩn tương ứng với đáy biển, có đặc tánh tự nhiên là yên lặng thống kê mọi vật. Cũng như đáy biển là kho chứa tất cả những gì chìm xuống đó và giữ nguyên vị, không dời chỗ. Vòng trong cùng, hay trung tâm của thức uẩn này, được gọi là vòng Linh thức.

Vòng Linh thức này gồm có hai phần: Phần động (hiển lộng) gọi là Mạt-Na, quen gọi là “hồn”, và phần tĩnh (an nhiên) gọi là A-Lại-Da, thường gọi là “phách”.

Đó là hai thức lực tiềm lặng ‘nằm’ vừa trong vừa ngoài trí não con người. Hai loại siêu năng này biểu lộ được là do động lực cảm ứng của dòng nhân điện lưu chuyển trong não và thân thể.

Hồn lực Mạt-Na(còn gọi là thức thứ bảy) chủ trì các sự hiếu động và hành vi con người. Nó tượng trưng cho “tự ngã” (tức là cái ta), nắm giữ toàn diện cá thể nhân sinh. Phách lực A-Lại-Da (hay tàng thứcthức thứ tám) ẩn sâu trong tâm khảm, nên rất tiềm tàng, vốn tĩnh lặng.

Cái “kho” A-Lại-Da cất giữ không những tất cả hiểu biết và kinh nghiệm của riêng ta trong hiện tại, mà nó còn tồn trữ toàn thể thông tin về pháp hành từ vô thủy quá khứ, đến mãi mãi muôn kiếp luân hồi trong tương lai.

Phách lực hay tàng thức A-Lại-Da tượng trưng cho “đại ngã”, làm tiêu biểu cho “bản thể vũ trụ”. Nó là “gạch nối” giữa tiềm thức với cõi vô cùng, và là “pháp thân” của mọi sinh linh khi chưa chuyển động.

Phách lực A-Lại-Da, đôi khi còn được gọi là Thần Thức. Thần thức này cũng là “chân ngã” hay “tịnh ngã”, tứclà cái “ta thật” của mỗi chúng ta, theo Phật học, có khả năng thay đổi: tiến hóa hay thối hóa là do ba nghiệp (ý, khẩu, thân) mà chúng ta tạo trong quá khứ và hiện tại….

Hay nói cách khác, Thần thức con người sau khi lâm chung được nghiệp lực dẫn đi theo các nẻo đường luân hồi ở các cõi tâm linh như địa nguc, súc sinh, ngã quỷ, bán thần (Atula), người hay thiên thần…Trong trường hợp tái sinh lại kiếp người, thì nghiệp lực dẫn thấn thức nhập vào hợp thể tinh cha cộng trứng mẹ mà tạo nên bào thai con người.


Cần nói thêm rằng, có hai quan niệm thông thường trái ngược về vấn đề tái sinh luân hồi mà theo Phật giáo đều không đúng:

1/ Con người sau khi chết là hết, cả linh hồn và thể xác mất hẳn;

2/ Linh hồn là bất tử. Chân lý vô thường của vạn vật là: mọi sự vật, hiện tượng đều biến đổi không ngừng, Còn có bản thể hay bản tính của vũ trụ mới là bất biến, thường hằng mà thôi!


Theo Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mầu Ni, bằng công trình thiền quán vĩ đại 49 ngày, đã chỉ rõ: “tất cả mọi người đều có sẵn hạt giống của trí tuệ giác ngộ trong lòng”.

Phật gọi hạt giống của trí tuệ giác ngộ là “Chân như giác tính” hay nói tắt là Giác tính. Duy thức học cho rằng Giác tính nằm sâu trong tàng thức A-Lại-Da, lại bị mê mờ, người thường khó nhận biết được. Đây cũng chính là Huệ mạng của con người, gọi là nằm sâu trong “thân mạng” (gồm “ngũ uẩn giai không”) nhưng lại bao trùm khắp vũ trụ - “pháp giới”.

Huệ mạng” là phần tinh túy nhất, còn được gọi hay “Phật tính”, giống như trong khoa học, người ta gọi bản tuần hoàn của các nguyên tố hóa học là bản tuần hoàn Meldeleev vậy.

Huệ mạng” này ai ai cũng có, gắn liền với bản thể và bản tính của vũ trụ, vì vậy mà tồn tại vĩnh hằng. Chỉ những con người giác ngộ hoàn toàn như Phật tổ Như Lai là bậc “Vô thượng Chính đẳng Chính giác” mới nhận biết đầy đủ được huệ mạng này.

Cõi này của Tâm linh nhà Phật gọi là “Vô Dư Niết Bàn”. Nhà Phật phân biệt cõi “Vô Dư Niết Bàn” này với “cõi “Hữu Dư Niết Bàn”, thường được gọi là “cõi Vĩnh hằng” hay “Niết bàn”, nơi mà Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sinh tới, sau khi lâm chung...

Trình bày về một luận thuyết rộng lớn và tinh tế của Phật giáo về sự tái sinh luân hồi một cách vắn tắt như trên, bằng ngôn ngữ phổ thông dùng ít các thuật ngữ chuyên môn, là điều khó; cộng với cái thấy hiểu còn hạn chế của mình, nên không khỏi có phần sai và thiếu, mong các bạn tìm đọc thêm bài giảng của các bậc thiền sư chân tu hoặc các nhà khoa học nghiên cứu tâm linh trong và ngoài nước để hiểu rõ và đúng hơn về vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh quan trọng này.

Đây cũng là vấn đề thuộc loại hóc búa nhất đối với Khoa học.

Ta biết, Khoa học cũng còn chưa tìm ra cách ghi đọc và giải mã ngay lập tức ý nghĩ của con người. Có thể nói, việc chứng minh rõ ràng được sự tồn tại và vận hành của phách lực A-Lại-Da hay sự luân hồi của Thần thức là một bài toán còn khó hơn nữa mà Phật học đặt ra trước Khoa học.

Tuy nhiên, khoa học cũng không chịu lùi bước và hiện đang có những bước tiến lớn trong việc nghiên cứu một dạng thông tin mới với những hiện tượng siêu việt và công nghệ siêu việt của tương lai: Lý thuyết Thông tin Lượng tửvới hiện tượng Thông tải Lượng tử (Quantum Information & Quantum Telepotation) để ứng dụng phát triển công nghệ Truyền thông Lượng tử & Máy tính Lượng tử (Quantum communicationm & Quatum Computer).

Tôi có niềm tin rằng, Lý thuyết Thông tin Lượng tử cùng những tiến bộ trong các ngành khoa học khác như máy tính điện tử, truyền thông, y sinh học phân tử, trí tuệ nhân tạo … nhất định sẽ giúp chúng ta giải được bài toán lớn về sự tồn tại và vận hành của phách lực A-Lại-Da, thiết lập hoàn toàn được cầu nối giữa hai con đường Khoa học và Đạo học chân thực, dẫn loài người tới mục đích cao quý là sự giác ngộ Chân lý vũ trụ, giúp chúng ta có được An lạc và Hạnh phúc ngay tại cuộc đời này.

Xin giới thiệu hai cuốn sách để độc giả tham khảo:

1- “Thuyết Luân Hồi và Phật Giáo Tây Phương” (Rebirth and the Western Buddhist), Tác giả: Tiến sỹ vật lý Martin Willson, dịch giả đại đức Thích Nguyên Tạng, 2006. http://www.quangduc.com/Taisanh/18luanhoi.html

2- “Sự sống sau cái chết…”, Tác giả: Deepak Chopra, The New York Times Bestseller, Nhã Nam - Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn¸ 2009.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Linh hồn – khả năng giao cảm và tương tác về tinh thần

    20/07/2020Nguyễn Tất ThịnhTa nhìn Trời Mây, nghe tiếng suối chảy, tiếng Chim ca, có thể làm con người mình phấn chấn, khỏe mạnh hơn, lạc quan hơn…thì đó chính là sự Giao Cảm đã xảy ra trong Tinh Thần để chuyển hóa thành năng lượng vậy...
  • Không thể "sống hai cuộc sống"

    27/03/2020Hải DuyCả nước đang vào cuộc chống lạm phát. Cắt giảm các hạng mục, công trình không thật sự cần thiết, tạm dừng hoặc dừng hẳn việc mua sắm các thiết bị đắt tiền, lãng phí là việc phải làm. Nhiều chuyện lẽ ra không cần phải đợi đến lạm phát mới cần "siết lại", ví như xây trụ sở "hoành tráng" và sắm ô tô đắt tiền...
  • Quan niệm về nhận thức trong triết học phật giáo Việt Nam

    09/08/2019TS Triết học Nguyễn Đức DiệnQuá trình hình thành quan niệm lý luận về nhận thức luận trong các học thuyết triết học thường diễn ra thông qua mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Trong triết học Phật giáo, giữa bản thể và nhận thức có quan hệ không tách rời. Biểu hiện của quan hệ ấy ở chỗ tính “không” của bản thể, cũng như tính vô thường, nhân quả của thế giới hiện tượng chỉ được nhận thức thông qua mối quan hệ với “tâm”.
  • Bí ẩn của kiếp luân hồi

    20/05/2019Cho đến nay, khoa học hiện đại vẫn chưa thể chứng minh được việc có kiếp sau hay kiếp trước của con người hay không? Tất cả vẫn chìm trong sự kỳ bí với những việc con người không thể giải thích nổi.
  • Hãy thử lấy mắt Đạo Học nhìn Khoa Học

    19/03/2019Thượng tọa Thích Thông Huệ (1)Người ta nghĩ Khoa học chính là nền tảng của tiến bộ, phải là thước đo cho mọi tiến bộ. Người ta lấy mắt Khoa học nhìn vào mọi chuyện để định hay dở, đôi khi phải trái. Thế nhưng, cùng với cao độ của nền kinh tế thế giới nhờ Khoa học, những thống khổ của con người - thương vong và tử vong vì chiến tranh lan rộng, giết chóc, tàn phá, chạy chốn, giam cầm,tra tấn, tù đầy, căm thù, báo oán, đói khổ, phá hoại môi sinh..- vẫn không giảm sút, mà chỉ có chiều hướng gia tăng
  • Nguyên nhân của đau khổ

    06/04/2016Cuộc đời là khổ đau hay không khổ? Câu trả lời tùy thuộc vào thái độ tâm lý, cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của đau khổ - có cái phát sinh từ vật chất hay hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ có nguồn gốc sâu xa trong tâm tưởng của con người.
  • Hiện tượng tâm linh dưới các góc nhìn

    29/03/2016GS, TS Nguyễn Ngọc KhaTa chỉ có thể cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh" mà không thể suy luận chứng minh cơ chế cụ thể. Do chỉ cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh” dưới dạng hoạt động của "logic trực giác xuất thần" nên xoay quanh vấn đề tâm linh người ta đã có nhiều ý kiến ở các góc độ khoa học khác nhau...
  • Con người - Đời người - Làm người

    28/03/2016TS. Hồ Bá ThâmĐây thật sự là vấn đề triết học nhân văn mà chưa thấy bàn nhiều ở nước ta với một tư cách là một chuyên đề độc lập trong các giáo trình và các chuyên luận. Hồ Chí Minh cho rằng: mọi vấn đề qui đến cùng là vấn đề ở đời và làm người. Các triết học và tôn giáo ít hoặc nhiều đều động chạm đến vấn đề đó với các góc độ, khía cạnh khác nhau...
  • Linh hồn

    02/03/2016Minh ThiCó khi nào đấy, bạn sẽ phải đấu vật với cuộc truy tìm ý nghĩa của đời sống, mặc cho bản thân đang bị rán như nem trên chiếc chảo của bao nhiêu nỗi khổ?
  • Tứ diệu đế - từ góc độ phương pháp luận khoa học

    28/01/2015PGS. TS. Hà Vĩnh TânKhi còn nhỏ, những câu chuyện cổ tích mà bà và mẹ kể về Bụt đã để lại trong lòng tôi hình ảnh một ông cụ râu tóc bạc phơ đầy từ bi, luôn hiện ra đúng lúc, đúng chỗ, dùng phép lạ cứu giúp muôn chúng sinh qua mọi cảnh khổ nạn...
  • Sống thời đại và tinh thần đức Phật

    15/10/2014BS Bùi Mộng HùngChính vào những giai đoạn xáo trộn biến động như hiện nay, con người phân vân trước cuộc sống bao nhiêu thì nhu cầu xét lại gốc rễ nguồn căn làm cơ sở cho hành vi ứng xử của mình, của xã hội lại càng bức thiết bấy nhiêu...
  • Những quan niệm khác nhau về sự bất tử của con người

    21/05/2014PGS.TS. Nguyễn Tấn HùngMong ước về sự bất tử (immortality) của cá nhân là một hiện tượng tâm lý chung của nhân loại. Bất kỳ người nào, dù là duy tâm hay duy vật, hữu thần hay vô thần ít nhiều đều trăn trở, đều suy tư về vấn đề này. Đi tìm câu trả lời cho nó không chỉ có tôn giáo, triết học mà có cả những nhà khoa học có đầu óc vĩ đại nhất.
  • Đi vào các bản kinh cổ Pali để tìm hiểu nguồn gốc con người

    12/10/2013Nguyễn Quốc BửuLuận thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng loài người tiến hóa từ loài vượn nhưng hiện nay luận thuyết ấy đang lung lay đến tận gốc rễ. Chưa ai dám chắc chắn rằng con người tiến hóa từ loài vượn. Hàng ngày, khắp nơi trên thế giới càng có nhiều công trình nghiên cứu, cả về khoa học lẫn tâm linh đều phản bác lý thuyết trên.
  • Thực hư chuyện cậu bé 'đầu thai' ở Vụ Bản

    20/12/2010Chúng tôi tìm đến thị trấn Vụ Bản lúc trời đã gần chính ngọ. Không khó để hỏi thăm nhà anh Tân, chị Thuận, bởi dường như câu chuyện “hồi sinh” của cháu Tiến ở cái thị trấn nhỏ này ngay cả cháu bé lên 10 cũng kể rành mạch được.
  • Tại sao con người luôn tin rằng linh hồn tồn tại?

    28/11/2010Sầm Hoa (Theo Mạng kinh tế Trung Quốc)Ai cũng muốn hiểu khi mà sinh mệnh kết thúc thì họ sẽ đi tới đâu, đâu là điểm dừng cho linh hồn của mình nhưng không ai trả lời được câu hỏi đó, còn tôi thì cho rằng tốt hơn hết là nên mang theo cái bí ẩn này cho tới khi chúng ta không còn tồn tại nữa.
  • Siêu hình sự chết

    23/11/2009Arthur SchopenhauerChết chính là vị thần gợi hứng và vị thần hướng dẫn của triết học, và chính vì thế mà Socrate từng định nghĩa triết học là sự lo chết. Thiếu cái chết, thật khó mà triết lý. Vậy thiết tưởng ta nên viết nên một ý nghĩ đặc biệt về nó vào đầu cuốn sách cuối cùng, đứng đắn nhất và quan trong nhất của chúng ta.
  • Phần 2: Phật lí uyên nguyên

    06/11/2009Phạm QuỳnhNghiệp báo, luân hồi, yếm thế, khổ hạnh - đó là mấy cái mầm lớn của đạo Phật manh nha ra từ đó; sau này rồi mỗi ngày một lớn lên, nhưng gốc cũng ở trong đạo Phệ-đà cả.
  • Phần I: Phật tổ sự tích

    04/11/2009Phạm QuỳnhMột nhà làm sách Nhật Bản có nói rằng: “Hai cái nguồn lớn của văn hóa Đông Á ta là Khổng giáo và Phật giáo. Ngày nay dẫu ta theo đòi văn minh học thuật Thái Tây, ta cũng chớ nên quên nguồn gốc cũ”.
  • Những vấn đề triết học Phật giáo - Siêu hình học

    18/08/2009O.O.Rozenberg- Nguyễn Hùng Hậu & Ngô Văn Doanh dịchViệc nghiên cứu triết học Phật giáo trên cơ sở những văn bản hệ thống được giữ lại trong các bản dịch Trung quốc đã chiếu luồng sáng mới vào những vấn đề thế giới quan Phật giáo được biết ở Âu châu, đồng thời đặt ra một loạt những vấn đề mới mà cho đến nay vẫn còn chưa được đưa ra trong các công trình về Phật giáo. Nhiều cái đã không có thể biết vì hoặc thiếu những tài liệu, hoặc tài liệu hiện có không được sử dụng.
  • Sẽ ra sao nếu "trường sinh bất lão"?

    04/07/2009Tâm An"Một cuốn sách đầy đặn, tươi mát, ngọt ngào và nồng nàn như một trái lê mùa hạ." -lời bình luận của Entertainment Weekly về câu chuyện đậm chất cổ tích Nhà Tuck bất tử. Cuốn sách là sự hòa quyện của trí tưởng tượng phong phú, những câu văn nhịp nhàng và sự thông thái của những truyện thần tiên xa xưa.
  • Luân hồi – tái sinh, có thể hiểu được

    10/06/2009Hà YênVận động tuần hoàn là một phương thức tồn tại, là một quy luật tự nhiên như mọi qui luật khác. Vạn vật trong Tự nhiên, với tư cách là một thực thể, đều có một đời sống hữu hạn. Vì vậy, sự trường tồn của Thế giới chỉ có thể dựa vào quy luật Tái sinh, nghĩa là chấp nhận một cuộc chạy tiếp sức vô cùng tận, để lưu chuyển “ngọn cờ giống loài”, mà các thế hệ nối tiếp trao cho nhau gìn giữ.
  • Lý luận Thiền tông trong Thập mục ngưu đồ

    10/03/2009Ngụy ĐịnhCác bức tranh chăn trâu được sáng tạo từ thời nhà Tống ở Trung Quốc (960 – 1279) ngay từ ban đầu nó đã được xem như là những bức họa tiêu biểu, trình bày về tinh hoa Phật giáo Thiền tông – Trung hoa. Mười bức tranh Thập mục Ngưu đồ của Thiền tông tương ứng với quá trình hành đạo của một người phát nguyên dấu những tinh hoa của Phật giáo Đại thừa...
  • Tâm Linh…???... Chính là đức tin vậy

    04/02/2009Nguyễn Tất ThịnhNgười khác có thể tin Bạn sẽ có điều không hay, nhưng chính Bạn thì lại có khuynh hướng tin vào những điều, những cách thức có thể nào đó để mình hay hơn hoặc đỡ tồi đi. Bởi vậy Bạn biết sợ, lo xa mà muốn biết trước, cho dù manh nha…Đó là điều kì diệu ! Cho nên bản chất của Đức Tin là ở trong chính Bạn...
  • Giải mã các hiện tượng dị thường

    19/12/2008Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngChúngta.com đăng lại loạt bài viết "Giải mã các hiện tượng dị thường" đã đăng trên báo Thể thao & Văn hóa rất bổ ích và có giá trị nhận thức cao về những hiện tượng ở ranh giới nhận thức của loài người...
  • Vũ trụ luân hồi

    25/07/2006Trần Tiễn Cao Đăng (theo Scientific American)Sự va chạm giữa các màng và gia tốc vũ trụ có thể là động lực cho một chu kỳ bất tận mà trong đó vũ trụ của chúng ta chỉ là một giai đoạn...
  • Có hay không "kiếp luân hồi"?

    19/07/2006Trần HồngSau khi chết, con người có "trở lại" mặt đất theo một vài dạng khác không? Giới khoa học phương Tây và các chuyên gia tâm lý đã dày công nghiên cứu một cách có hệ thống về "kiếp luân hồi" từ rất lâu nhằm phân tích dưới ánh sáng khoa học về bản chất vấn đề...
  • Thử lý giải một vài nguyên nhân của hiện tượng Hội nhập văn hoá trong lịch sử dân tộc

    11/11/2005GS. Nguyễn Huệ ChiĐề tài hội nhập văn hóa như một quy luật sống còn của lịch sử dân tộc được chúng tôi đeo đuổi từ thập kỷ 80 thế kỷ XX đến nay, dưới nhiều khía cạnh, trong nhiều bài viết từng công bố đây đó. Lần này, trong khuôn khổ một hội thảo, chúng tôi chỉ tóm lược lại một vài điểm nổi nhất về hiện tượng này tại chùa Quỳnh Lâm, mong từ góc nhìn hiện đại cập nhật hóa một câu chuyện tưởng như đã là chuyện của quá vãng, và trong con mắt thông tục chỉ còn là đối tượng của nhà “khảo cổ”.
  • Tư duy phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein

    07/11/2005Nguyễn Huệ ChiĐột phá khoa học của thế kỷ XX được đánh dấu bằng việc khám phá ra thuyết tương đối của nhà vật lý học Albert Einstein ngay vào những năm đầu thế kỷ đã làm chấn động dư luận thế giới, nhưng ý nghĩa lớn lao của nó, theo tôi nghĩ, lại chính là sự tác động dây chuyền và có tính chất lâu dài trong suốt cả một thế kỷ, làm lung lay một phương pháp tư tưởng đã hằn sâu thành nếp, chiếm địa vị độc tôn trong nghiên cứu, có lúc gây bế tắc trì trệ cho nhiều ngành khoa học, không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội và nhân văn - phương pháp duy lý cổ điển [1] của phương Tây...
  • xem toàn bộ