Tâm huyết đời văn của một người thích đùa

01:38 CH @ Thứ Năm - 24 Tháng Tư, 2014

Tác phẩm cuối cùng của nhà văn Vũ Bão (1932-2006) là cuốn tiểu thuyết có nhan đề bắt đầu bằng chữ U. Khi vào nghề văn ông đã đề cho mình kế hoạch là sẽ đặt tên các sách mình viết ra theo đủ 24 chữ cái tiếng Việt.

Và tùy nội dung từng cuốn, có thể không lần lượt đặt tên theo thứ tự chữ cái, nhưng ông đã có các tên sách từ A đến X. Cuốn Utopi này ông bổ sung vào vần U còn thiếu.

Vũ Bão sẽ viết tiếp một cuốn đặt tên theo vần Y nữa là xong dự định của mình. Nhưng cuốn sách có nhan đề bắt đầu bằng chữ Y ấy của nhà văn Vũ Bão không bao giờ có nữa từ trưa 30-4-2006, ông ra đi trên đường dự hợp long cầu Bãi Cháy trở về Hà Nội. Utopi một miếng để đời được khởi viết tháng 2-2006, viết xong tháng 4-2006 và bây giờ được in ra dịp giỗ đầu nhà văn vào thứ bảy này (3-4 Đinh Hợi).

Utopi gợi nhớ Utopia, tên một tác phẩm của Thomas More viết năm 1516, mô tả một xã hội không có thật, từ đó Utopia có nghĩa là “không tưởng”. Utopi của Vũ Bão là thủ đô của vương quốc Balođixtan theo chế độ quân chủ lập hiến. Thái tử Balođixtan nhân một lần du lịch nước Nam xứ Á châu đã được thưởng thức món thịt chó tại một nhà hàng ở thôn Chè, xã Trà Thủy, huyện Sông Trà, tỉnh Trà Lý và đâm ra mê mẩn. Về nước, thái tử bèn mời anh thợ thịt chó Phạm Thế Hệ sang xứ Balođixtan để phổ biến món ăn có một không hai này. Thế là câu chuyện bắt đầu mở ra theo bước chân và hành trình ra nước ngoài của anh thợ giết chó thôn Chè.

Có chuyện “đem chuông đi đấm xứ người” giới thiệu món mộc tồn “quốc hồn quốc túy” ra thế giới, khiến không chỉ hoàng gia Balođixtan khoái khẩu, mà cả hoàng gia xứ Sayuđi được thết tiệc cũng thấy ngon đến mức mời anh thợ Phạm Thế Hệ sang xứ mình để làm “cầy tơ 15 món”. Có chuyện hội bảo vệ chó quốc tế cử đoàn chuyên gia đến xứ Balođixtan thanh sát việc thảm sát chó và kế hoạch đối phó làm thất bại chuyến thanh sát đó của hoàng gia Balođixtan.

Có chuyện xứ Balođixtan thanh bình, thái tử không muốn làm quốc vương, họp hành ít, lễ hội không vẽ vời, cái gì lợi được cho dân thì làm cho dân, đem cho dân. Có chuyện nội bộ hoàng gia dòng họ Đamua trị vì xứ Balođixtan với lời nguyền không được hôn nhân ngoại tộc, nếu không bỏ được lời nguyền này thì dòng họ sẽ suy tàn, vương quốc sẽ suy sụp. Có chuyện tình yêu bất ngờ giữa anh chàng Phạm Thế Hệ thôn Chè và cô công chúa Mamen Đamua xứ Balođixtan, mặc dù nàng đã có chồng, và nàng sẽ theo chàng về VN với tư cách trông coi việc xây cất ngôi chùa ở thôn Chè - món quà của thái tử tặng anh thợ thịt chó...

Tạo được một cốt truyện như thế là Vũ Bão thoải mái vung bút trong sở trường hoạt kê, u-muya của mình. Có thể nói Utopi một miếng để đời bất ngờ trở thành cuốn sách cuối đời của Vũ Bão lại là tác phẩm tập đại thành làm nổi rõ nhất cái chất văn Vũ Bão. Ông viết như tất cả bao nhiêu quan sát, chiêm nghiệm cuộc sống hơn 70 năm làm người trải qua bao khổ cực, gian truân, nếm trải bao nỗi bi hài dồn cả vào đấy.

Viết về món ngon dân tộc thì tha thiết, đằm thắm, đọc mỗi câu mỗi chữ mà như thấy phả cả hương thơm vào miệng vào lòng. Viết về cái xứ không tưởng thì mỗi cái nhìn của nhân vật ở ngoài lại dội về những liên tưởng ở trong, và ước mong cho Utopi là hiện thực ở xứ mình. Cho nên Phạm Thế Hệ là tên thật của Vũ Bão được lấy làm tên nhân vật chính. Cho nên ở vương quốc Balođixtan (distance - nơi xa, phương xa) quốc vương mang tên Sangxông Đamua nghĩa là “Bài ca tình yêu” (Chanson d’Amour), còn thái tử có tên Ghita Đamua là “Cây đàn tình yêu” (Guitare d’Amour).

Vũ Bão đã dồn cả tâm huyết đời văn của mình vào cuốn sách này. Một tác phẩm chất chứa nhiều điều, nói được nhiều điều. Nhưng vẫn là rất Vũ Bão: văn rất hoạt, đọc rất gây cười, rất lôi cuốn, chuyện như đùa, như giỡn, như chơi, để đọc xong rồi, cười rồi thì thấy thấm cùng nhà văn một nỗi buồn trầm lặng.

Và bây giờ thì mời bạn cùng đến Utopi, thủ đô xứ Balođixtan từ cái làng Chè đã nổi tiếng và quen thuộc trong văn Vũ Bão, để khi gấp lại 274 trang sách sẽ hiểu “một miếng để đời” của nhà văn ra đi ở tuổi 75 để lại cho đời là gì.

Nguồn:Tuổi trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hạt cơ bản

    03/02/2011Lê Mỹ giới thiệuMột cái tên dễ khiến người đọc nhầm lẫn đây là một cuốn sách lý thuyết vật lý. Kì thực, đây là một tác phẩm văn học nổi tiếng trong nền văn học Pháp đương đại, một cuốn sách không mấy dễ đọc vì sự dữ dội cũng như giá trị nhân bản của nó được chắt lọc qua lối viết khác người để làm nổi bật chính giá trị nhân bản ấy của tiểu thuyết gia Michel Houellebecq...
  • Cọng rêu dưới đáy ao

    22/04/2008Với cuốn "Chuyện làng ngày ấy", Võ Văn Trực đã cất tiếng kêu cứu về làng quê mình bị tàn phá và chứng minh một chân lý: Phá hoại văn hóa sẽ dẫn đến phá hoại lương tâm và con người dễ trở nên độc ác...
  • Suy Tưởng

    01/09/2007Bùi Quang MinhHết sức tình cờ, tôi đã được tác giả tiếp chuyện và được tặng tác phẩm Suy Tưởng. Có thể nói chưa bao giờ tôi có được cảm xúc như vừa ăn một bữa "đại tiệc của tinh thần" đến vậy. Tác giả bằng quan điểm uyên bác và cái nhìn sâu sắc, mạch văn hấp dẫn cô đọng, sắc sảo... đã xới lên và gợi mở các giải pháp một cách thuyết phục cho những chủ đề nóng hổi, thiết thực và sống còn của dân tộc. Hy vọng các bạn cũng được đọc và suy tưởng tiếp những vấn đề đã nêu trong cuốn sách...
  • Nhà văn Nhật Chiêu: Chơi cùng giấc mơ

    06/04/2007LINH THOẠI thực hiệnĐang được nhiều độc giả yêu mến như một dịch giả, một nhà nghiên cứu văn học nước ngoài, văn học Phật giáo và văn học Nhật Bản uy tín, Nhật Chiêu bất ngờ xuất hiện với những truyện ngắn gây xôn xao văn đàn, khởi đầu là Người ăn gió, rồi gần đây nhất là Mưa mặt nạ...
  • Thời gian và “Những giấc mơ của Einstein”

    05/02/2007Y TrangCó một nhà triết học đã định nghĩa rằng: “Con người là con vật biết mình phải chết”. Đó là phẩm chất đặc biệt và cũng là nỗi suy tư lớn nhất của con người khi bắt đầu phải đặt các câu hỏi - phần lớn là vô vọng - về thời gian...
  • Đọc “Dòng đời”

    18/12/2006Cao Huy ThuầnLần đầu tiên, văn học Việt Nam có một tiểu thuyết đồ sộ, dựng lên cả một xã hội ba mươi năm hậu chiến với đủ khía cạnh văn hóa, chính trị, kinh tế, đưa ra những bộ mặt tiêu biểu của đủ giai tầng xã hội mới cũ, vẽ lên một bức tranh hoạt họa linh động, bi hài. Phải vừa là chuyên gia, vừa là nhà văn mới viết được một truyện dài như thế, lý sự thâm hậu xen kẽ với tình tiết tài hoa...
  • Còn không chữ “hiếu”, chữ “tình”

    17/11/2006Trịnh Thanh SơnNghe thiên hạ ồn lên về cuốn Tự truyện của Vân do Bùi Mai Hạnh ghi, có tên là Vân - Yêu và sống, do NxbHộiNhà văn ấn hành năm 2006, tôi cũng tò mò tìm đọc. Càng đọc tôi càng thấy buồn. Đọc xong thì nỗi bất bình trong lòng tôi càng thêm bức xúc...
  • Đọc tiểu thuyết "Dòng đời"

    07/12/2006Phan Đình DiệuTác giả đã tỏ ra rất chắc tay khi không e ngại đi sâu vào những khía cạnh tế nhị, chứa nhiều uẩn khúc tâm lý hoặc nhiều khác biệt chính kiến để đưa ra được một cách trung thực và thẳng thắn - dù vẫn không xa rời hình thức văn học của một cuốn tiểu thuyết - những vấn đề vừa cấp thiết, vừa nóng bỏng đặt ra cho sự phát triển của đất nước ta trong một thời kỳ dài từ quá khứ vừa đi qua cho đến hiện tại hôm nay...
  • Văn hóa Việt Nam, nhìn từ mẫu người văn hóa

    07/08/2006Song ThủyNhìn văn hóa Việt Nam từ mẫu người văn hóa, tôi tránh được một cái nhìn tuyến tính của sự biến thiên. Hơn nữa, lối tiếp cận này còn trình ra một cách hiểu khác về văn hóa. Văn hóa, tôi nghĩ, không chỉ là những gì bày ra trên mặt đất, mà quan trọng hơn, còn là những trầm tích trong lòng đất. Và trong lòng người.
  • 'Nhân nào quả ấy' - phiếm luận của Vương Trí Nhàn

    23/07/2006Cát Tường“Ngoài trời lại có trời”, “Nhân nào quả ấy” (và sắp tới là “Cánh bướm và đóa hướng dương”) là các tập sách tiểu luận phê bình vừa được Nhà xuất bản Phụ nữ cho in lại. Đó là những quyển sách khá quen thuộc mang “nhãn” nhà phê bình Vương Trí Nhàn, một viết về văn học nước ngoài, một bàn về văn hóa đương thời...
  • Bên ly cà phê, cuộc sống nói gì?

    01/02/2006Phạm Anh TuấnCó lẽ những quán cà phê là nơi bạn có thể tự do nhất để suy nghĩ và phát biểu. Chính nhờ những lần tán ngẫu nhau bên ly cà phê mà nhiều người trong chúng ta đã ngộ ra nhiều triết lý về cuộc sống, cách sống. Sự yên lặng và quân bình dường như đều tập trung ở đây, bên ly cà phê với bạn chúng ta đã học được những gì?
  • Cộng trừ nhân chia đời người

    06/12/2005Quảng DươngNguyên tố cơ bản của sinh mệnh là thời gian, thời gian là một chuỗi con số khó khăn đơn điệu nhưng lại thần kỳ. Muốn đem chuỗi số này đến một môi trường tất để phát huy tới cực điểm, đòi hỏi phải học được cách giải tổng hợp.
  • Luyện lý trí

    21/11/2005Muốn luyện trí óc, ta phải biết lý luận trên những sự thực có thể kiểm soát được, và một khi tập cho thành được một thói quen thì trực giác của ta cũng phát triển mà ta phán đoán sẽ ít sai. Đó là đại ý của tập sách này...
  • Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm

    03/08/2005Nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, tiếp theo cuốn nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi" của Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc - Mỗi ngày một cuốn sách xin trân trọng được giới thiệu đến bạn đọc, những người yêu thích sách tập "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" của tác giả Liệt sĩ Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, vừa được Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành.
  • Minh triết của giới hạn

    03/08/2005Nguyễn Trung HiếuTập sách này bắt đầu bằng những câu hỏi triệt để và quyết liệt. Triệt để nhưng không khép kín, tập sách mời gọi bạn đọc vào một cuộc phiêu du trí tuệ. Bằng cách tham gia vào cuộc phiêu du ấy, bạn sẽ tự phát hiện ra những ý tưởng của riêng mình...
  • Dịch giả Huỳnh Phan Anh trò chuyện về văn học hải ngoại

    03/08/2005Từng dạy triết học tại Sài Gòn, thế nhưng cái tên Huỳnh Phan Anh lại được biết tới với tư cách là nhà phê bình, dịch giả. Còn bản thân tác giả thì tự nhận mình là một nhà giáo "đi lạc vào văn học". Từ năm 2002, Huỳnh Phan Anh định cư tại Mỹ...
  • Ví dụ ta yêu nhau

    11/11/2003Đoàn Thạch BiềnXin giới thiệu các bạn một chuyện tình lâm ly, nên thơ của nhà văn Đoàn Thạch Biền viết năm 1974 (năm 1995 NXB Trẻ đã xuất bản lại lần thứ 3): Mỗi cuốn sách có một số phận. Cuốn sách này cũng vậy. Nó được in lần đầu vào tháng 7 năm 1974 dưới bút hiệu Nguyễn Thanh Trịnh. Và rồi mất hút. 15 năm sau nó mới có dịp in lần thứ hai và 21 năm sau in lần thứ ba. 21 năm đối với một tác phẩm có thể đã là quá dài, cũng có thể là còn quá ngắn, để đánh giá tác phẩm ấy. Nhưng riêng với người viết, hẳn thật sự bồi hồi xúc động. Hệt như người cha gặp lại đứa con đầu lòng, sau 21 năm thất lạc, xuất hiện trước ngưỡng cửa nhà mình trong một đêm mưa.
  • xem toàn bộ