Vẩn vơ!

07:30 CH @ Thứ Tư - 15 Tháng Mười Hai, 2010
Bộ não tư duy thật rối rắm khó hiểu vô cùng, ngẫm ra cũng đúng thôi vì bản thể con người là một cỗ máy tổng hợp tinh vi tuyệt vời. Phức tạp bao nhiêu càng dễ bị tác động, ảnh hưởng nhanh nhạy bấy nhiêu, bởi trăm nghìn nỗi lo toan tất bật định cư quanh ta từ trong nôi, tỷ lệ thuận với tăng trưởng trí tuệ và hiểu biết. Có thể vất vả giúp ta sáng suốt và tự hoàn thiện, nên chắc chưa ai làm phép thống kê nỗi lo. Nói thì ai cũng bảo biết rồi nhưng không kể lể đôi chút lại chưa thành vấn đề vẩn vơ! Vậy những nỗi lo nào xứng đáng gần gũi, thân thương nhất?

Đơn giản thôi, mới bảnh mắt ra đang vội mà lạc mất đâu chùm khóa nhà; xe đạp vô cớ xịt lốp, xe máy tự nhiên phanh không ăn; đến cơ quan chỉ vì chuyện anh này, chị kia có bộ quần áo mốt mới nhất đâm ra hấm hứ nhau; chiều về chưa biết mua gì cho bữa tối; cầu chì lại đốc chứng đứt phựt; T.V sao nhũng nhiễu quá; chuẩn bị chỉnh lý điểm toán kém của con; tháng này ga bếp sắp hết; cuối tuần có ba cỗ cưới đang đợi; lại còn đám sinh nhật ngày mai nữa chứ; mà tại sao con chó nhà hàng xóm ông ổng thâu đêm sốt ruột phát điên? Tóm lại, theo phản xạ đương nhiên phải lo nghĩ đều đều.Giảm lo toan chăng? Thử bắt đầu từ chi tiêu xem sao! Mỗi khi tiêu pha bao giờ người ta cũng nghĩ đến tiết kiệm. Có vẻ lẩn thẩn nếu như làm con tính sơ sơ xem một ngày tiêu hết bao nhiêu tiền, nhưng rõ ràng dù có đắp chăn ngủ khì vẫn phải tích tắc trả góp. Ví dụ một đôi giày 200.000 đ rón rén hết 6 tháng vị chi một ngày tốn 1.1 nghìn; tiền điện thoại mỗi tháng mấy chục, ngày tiêu đi vài nghìn; tiền điện mỗi tháng hơn 100.000 đ đương nhiên mỗi ngày tiêu xài xấp xỉ 3 nghìn; chưa kể ăn uống, quần áo, xăng xe cộ, pin máy móc, tiền học thêm… và … Nếu giỏi nghiến răng nhịn ăn sáng thậm chí được vài tháng, sau có khi lại phải mua thuốc bổ, tiếp đạm hay ăn bù bữa khác không chừng… thật lỗ hà ra lỗ hổng. Thôi cứ cho những chuyện ăn uống, học hành là đương nhiên, liệt vào loại bắt buộc phải chấp nhận, tức là không nên hoặc không thể tính đếm được, may thoát ra khỏi một mớ lo toan.



Ung dung đọc báo, xem sách, theo dõi T.V để thư giãn, ta thu lượm một núi tin tức khổng lồ để rồi tha hồ phân tích, suy luận, dự đoán, lo nghĩ mung lung: lỗ đen vũ trụ bí hiểm quá, vậy ở tận cùng lỗ ấy là cái gì? Nếu dùng biện pháp sinh sản theo kiểu cừu Dolby thì thế kỷ sau có bao nhiêu bản thân ta? Ngộ nhỡ virut H.I.V nhờn thuốc đột biến lây nhiễm qua không khí thì làm thế nào? Mỹ và Irắc dền dứ đến đâu? Tình hình Chesnia dằng dai mãi sao? Tìm biện pháp an toàn gì để giáo dục con em ta tránh xa ma túy? Tuyết lở, động đất ở các nước, hạn hán, lụt lột ở ta, tai nạn giao thông nhiều thế, đường bắt đầu tắc vào giờ cao điểm và v…v… tất cả thông tin dễ dàng khuyến khích một đêm mất ngủ, thậm chí sáng ra cần thêm thuốc Rhoto tra dưỡng mắt và Enervon – C giảm căng thẳng!

Đấy là chưa kể còn bao tính toán vân vi, xấu tốt lẫn lộn lo toan tận tương lai, bởi ham muốn, cho danh vọng, vì tình yêu, ngốn bao nhiêu cân suy nghĩ, lạng thời gian? Báo chí thế giới đã tổng kết 9 điều làm người ta lo nghĩ, điều đầu tiên là: tinh thần bức bối, thường hoài nghi mọi động cơ, hành vi và thái độ! Đó chính là lúc ta cần tự xét chính mình: Ta sống hữu ích hay vô ích? Làm được những gì cho xã hội? Vẫn day dứt điều gì? Gặt hái được sung sướng hay khổ đau? Chung quy lại hãy tự khẳng định ta là ai? Nói như vậy hơi trơn tru quá, cuộc đời không hẳn trơn tuột như vậy! Sướng khổ mãi mãi là một khái niệm tương đối. Ối người được tất cả rồi, chẳng thiếu gì mà mãi chưa thấy sướng. Có kẻ đã sướng lắm rồi thích nếm tý khổ cho biết mùi. Đầy người cặm cụi mòn đời chẳng ngửi thoáng hơi no đủ. Vô số hạnh phúc mất công kiếm tìm cả kiếp người chưa thấy hoặc vồ được lại không phải đích thực, mượn ngôn ngữ Cựu ước: đó là chiếc xương sườn được làm giả tinh vi!Sướng khổ đa dạng vô cùng tận. Có khi chỉ một ly lưng lửng kem Pháp Bờ Hồ chưa đã thèm, bữa cháo lòng nóng giòn chợ Châu Long, một đêm trăng suông đơn côi Trúc Bạch, đọc thuộc làu làu. Trở về Eden, tí teo may mắn được mươi nghìn giải bét xổ số hay một bông hoa đúng dịp sinh nhật hoặc có em bé con nhà ai ngược chiều trên hè phố đông tự nhiên khoanh tay lễ phép chào… thế là hạnh phúc bỗng dâng trào đến mấy ngày, thậm chí cả tuần. So sánh mà xem, đấy mới đích thực niềm hạnh phúc đơn sơ hiện hữu!

Khi không thể cắt nghĩa được sướng – khổ, chỉ cảm thấy cuộc đời quá bận rộn, bìu ríu, nháo nhào đinh tai nhức đầu, theo Trạng Trình: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ - người khôn người đến chỗ lao xao! Thử xa lánh tất cả, chạy tới nơi chỉ còn ta với ta để không phải nghĩ ngợi gì. Ngày xưa làm ẩn sĩ dễ hơn bây giờ nhiều. Lên rừng chắc gì đắc đạo như Quý Cốc tử, chấp nhận thân cô đơn, dám đối mặt với lâm tặc rình rập. Ra đảo hoang liệu có nổi tiếng bằng Robinxon, hay lại canh cánh sợ bị hải tặc đe dọa. Thế thì vào chùa vậy! Chẳng nhẽ nhà sư không phải nghĩ; từ sư thầy đến thượng tọa không những phải đọc sách, thỉnh kinh, thuyết pháp, nghiền ngẫm ý Phật mà còn lý giải được mọi thiện ác trong bể dâu, hầu an ủi chúng sinh sống tốt…

Tóm lại cửa thiền cũng không rỗi việc. Nghĩ tái nghĩ hồi, cuộc sống có niêm luật rõ như ban ngày nhưng uẩn áo như tâm linh. Mọi cá thể đều có sự liên kết ràng buộc lẫn nhau chặt chẽ, mạnh mẽ như sức hút giữa các hành tinh trong hệ mặt trời, thăng trầm theo chu kỳ của sóng thủy triều, do vậy, không phải cứ muốn gì được nấy; phàm những điều ta không muốn cứ ào ạt tới thản nhiên như ruồi. Tuy nhiên, hay dỡ cũng chỉ tương đối, như Lão Tử nói: Trong họa, phúc thường mọc sẵn, trong phúc họa thường ẩn sẵn. Tạm ví von cuộc sống sung sướng của con mèo tam thể (tất nhiên không tính đếm nguy cơ bị bẫy để làm đặc sản tiểu hổ, hay bị chó ganh ghét tấn công; vì có niềm sung sướng nào mà không có hiểm họa, đau khổ kề bên): nhà cao cửa rộng, chăn ấm đệm êm, ăn ngon, được cưng chiều… nhưng mèo không cảm được hoa sữa đường Quang Trung, xúc động khi xem Titanic, khoan khoái tắm biển có đá kỳ lưng, tấm tắc thịt rắn Lệ Mật hay món mộc tồn dân tộc? No đủ của mèo chỉ thỏa mãn Con chứ không phải Người. Thêm ví dụ đời tự do như chim sẻ (dĩ nhiên loại trừ hình tượng cái lồng tre, khẩu súng hơi và món chim quay vì có tự do nào không bị ám ảnh bởi tù túng và cái giá phải trả?), chẳng phụ thuộc vào ai, tỉnh giấc là phiêu du, về tổ xum họp bình luận chuyện đời hay dở mà sẻlà nhân chứng, chẳng thích làm gì mà ai cũng cần tới sẻ, từ công viên vào tận sách vở! Nhưngchim không được hưởng thú đi xe máy, ô tô, máy bay, du lịch khắp trong ngoài nước, không biết sáng tác hay thưởng thức văn thơ nghệ thuật, đọc báo Hà Nội, ngợi ca cuộc sống tươi đẹp, tâm hồn sẻ chôn chặt dưới ống khói mất rồi!

Cứ nghĩ miên man, vòng vo nữa đâm ra lẩn thẩn, lại nhớ câu: có chăm cây mới hái được quả và cây tốt không bao giờ sinh trái hỏng. Vất vả gian nạn cho cái vui, cái đẹp thật không uổng phí cuộc đời, cốt yếu nhất là tự hài lòng với mình và phải biết làm gì có ích cho dù có chồng chất lo toan. Trang Tử từng nói: Khôn – chết; Dại – chết; Biết – sống. Vì lẽ đó, nên chăng thực tế nhất là theo dõi ngay bản tin dự báo thời tiết để chuẩn bị một ngày mai tất bật lo toan!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tản mạn nghịch lý và tại sao???

    29/12/2007Linh Linh

    Mọi lời giải đều có tính chất khoa học chứ không mang hơi thở cuộc sống, trong khi dường như ngày càng nhiều câu hỏi đầy nghịch lý không dễ dàng gì để thích mà giải được? Cũng vì thế nên mọi câu hỏi cần đặt theo luật phối cảnh từ xa đến gần, từ to đến nhỏ…

  • "Tư duy lang thang" trong duy cảm nghề nghiệp

    13/04/2018Nguyễn Tất ThịnhDuy cảm là trình độ thấp nhất của tư duy nghề nghiệp, duy tình là trình độ thấp nhất của xử thế. Đó cũng là một trạng thái cực đoan cá nhân mà chúng ta cố gắng vượt lên trên nó (chứ không nên duy ý chí mà phủ định nó)...
  • Những nghịch lý của cuộc sống

    25/02/2017Kim LuânCó những điều hiển nhiên đến nỗi bạn không bao giờ bận tâm về nó. Có những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt và bạn đã không làm từ rất lâu vì nhiều lý do...
  • Túi ny-lông & một tư duy hiện đại

    17/06/2016Vương Trí NhànNgại ngùng mà làm gì, ny-lông hóa là xu thế thời đại thật. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà nóng lạnh đột ngột, mưa gió thất thường, rừng cháy sông cạn, rồi sâu bọ phá hoại hoa màu, dịch bệnh không tìm ra thuốc chữa, rồi tham nhũng ngày mỗi sâu nặng, hàng giả bày bán tràn lan thị trường chứng khoán ngoi ngóp, thất thường, học sinh giỏi lạm phát khắp các cấp học... thì mọi sự mau mắn xúc động chỉ làm khổ con người. Tốt hơn hết là giúp cho lòng mình ny-lông hóa một cách tự nhiên. Ắt là dễ sống!
  • Tự biện bác tới tư duy

    15/10/2015TS Vũ Minh KhươngKhoảng cách lớn nhất đi từ nghèo hèn đến phồn vinh của một dân tộc không quyết định bởi vị trí địa lý hay tài nguyên thiên nhiên, mà bởi tính biện bác hay khả năng tư duy...
  • Suy ngẫm và áp dụng chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa

    11/10/2015Câu chuyện dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Quan trọng nhất là “ nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “ chậm và ổn định”; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá nhân nào; không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống, không chống lại cuộc chiến...
  • Suy ngẫm về giá trị sống

    02/03/2015Matsushita KonosukeNếu ngồi ngẫm nghĩ tại sao chúng ta phải làm việc, có người cho rằng nếu không làm việc sẽ không có gì để ăn, nhưng tôi nghĩ không chỉ là như vậy. Không chỉ vì miếng cơm, mà để cho cuộc sống trong tương lai tốt đẹp hơn, mọi thứ đều phải bắt đầu từ ngày hôm nay. Vì vậy, con người phải lao động.
  • Nghĩ lại về chính… sự nghĩ

    09/06/2014Vương Trí NhànCổ nhân có câu "chớ có tham bát mà bỏ cả mâm". Dịch câu nói ấy ra ngôn ngữ hiện đại, tức là trong khi giải quyết mọi việc, ta phải từ bỏ lối nghĩ thực dụng chật hẹp, lối chạy theo thành tích "mì ăn liền”, để hướng tới một cách nghĩ bao quát và sâu sắc hơn...
  • Sống và Suy ngẫm

    13/04/2014Sống và suy ngẫm tập hợp những câu chuyện nhỏ về muôn vàn góc cạnh cuộc sống mà ông ghi chép, lượm lặt trên những nẻo đường đã qua, những trải nghiệm thực tế được ông kể lại với phong cách hóm hỉnh, trào phúng, mang lại thật nhiều thi vị để ngẫm ngợi...
  • Lang thang và tư duy

    21/03/2014Ngân Hà (thực hiện)Tháng 9.2009, cuốn Alain Robbe–Grillet: Sự thật và diễn giải đã gây chú ý với giới phê bình, nghiên cứu và nhiều nhà văn Việt Nam. Nó chính là một luận án tiến sĩ được đại học Paris 7 xếp vào hạng “tối ưu” (très honorable avec félicitations). Tác giả cuốn sách để lại dấu ấn khá đậm nét trên diễn đàn văn chương những tháng vừa qua lại là một cô gái nhỏ nhắn, có nụ cười duyên dáng. Chị là Nguyễn Thị Từ Huy, giảng viên khoa văn đại học Sư phạm Hà Nội.
  • Minh triết và hạ tầng tư duy

    17/12/2010Giáp Văn DươngMuốn phát triển, phải xây dựng được một hạ tầng tư duy vững chắc, phong phú và thông thoáng, để từ đó, tạo ra những sản phẩm tư duy có giá trị. Minh triết, với vai trò như một phông nền văn hóa, có mặt trong nhiều thành phần trong cấu trúc của hạ tầng tư duy. Vì thế, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa minh triết và hạ tầng tư duy có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hạ tầng tư duy, tạo điều kiện cho việc giải phóng tư duy, hình thành những tư tưởng mới, sáng tạo và có giá trị cho đất nước.
  • Suy ngẫm và Tự luận

    13/11/2010GS. Nguyễn Văn Hạnh... Người Việt Nam không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã gửi vào văn chương cả kinh nghiệm sống, cả tình yêu và khát vọng, cả đạo đức, triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên, muốn biết cha ông ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai ...
  • Hãy dám biết! (hay tư duy nguyên tắc)

    02/08/2010Bùi Văn Nam Sơn“Khẩu hiệu” của sự khai minh là gì? Immanuel Kant (1724 – 1804) hô lên bằng… tiếng Latinh: “Sapere aude!”, “Hãy dám biết!” Phải có gan như thế mới thoát ra được vòng tù hãm của đời thường. Phải “dám” như thế mới thoát ra khỏi sự không trưởng thành vì lười và nhát. Lười vì ngại nhức đầu và nhát vì e sợ quyền uy của người khác, của người đi trước. Trẻ con đương nhiên là chưa trưởng thành, nhưng chính trẻ con là kẻ… dám biết hơn ai hết.
  • Một suy ngẫm

    09/07/2010Vũ ThiNgười rách việc là người hay nghĩ, mà cũng phải thôi, kẻ khó thường hay ngẫm ngợi, so sánh! Sự đời mỗi ngày mở ra như một trang vở mới, có kẻ nhìn vào đó tối sẫm như bức vách, có người như buổi sáng tinh mơ, nhưng chung quy tất cả chúng ta đều suy ngẫm. Một ngày mới thì chưa tới, chưa qua, song chúng ta đều bắt đầu đặt vào đó biết bao nhiêu hoài niệm, trái phải và tất cả chúng ta đều phải bước tới một ngày...
  • Nghĩ về sự Suy ngẫm

    29/01/2010Linh LinhĐã bao giờ chúng ta thử lục lọi tìm hiểu mọi giả thiết xem nếu không suy nghĩ cuộc sống sẽ như thế nào? Tại sao ta cứ phải nghĩ? Hiển nhiên muốn nghĩ được trước hết phải nhờ vào bộ não...
  • Tư duy về “những kẻ khác”

    24/10/2009Olivier Tessier - Nguyên Ngọc dịchBằng những đoạn viết liên tục suốt tác phẩm, Claude Lévi-Strauss giải thích vì sao ông khinh ghét các du ký và cái lối dựng cảnh đầy chất sân khấu trong đó “các dân tộc man dã” được dùng làm nền, như một thứ trang trí điện ảnh, cho những cuộc phiêu lưu của nhà thám hiểm...
  • Suy ngẫm & Lựa chọn

    16/10/2009Bùi Tiến QuýNhững vấn đề xã hội mà tôi và bạn trẻ 7X, 8X quan tâm nhiều là mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Các bạn trẻ đó (đang là những người sống tích cực) cứ trăn trở về những hiện tượng xã hội còn đang hiện hữu, như: sự lười biếng, bỏ học, sự trì trệ, sống không nghề nghiệp, sống không hiểu bản thân mình, sống thiếu trách nhiệm, rạn nứt gia đình, quyền lực và cô đơn...
  • Các nghịch lý tai hại

    23/07/2009Dương Xuân BảoKhoa học luôn đưa ra những kiến thức đúng đắn, tìm ra những hiện tượng, các mối liên hệ đúng... nhưng có môn khoa học (cũng là môn khoa học chính xác) lại liên quan đến rất nhiều những nghịch lý. Bạn có biết đó là môn khoa học nào không? Câu trả lời: Đó là môn khoa học sáng tạo - phương pháp luận sáng tạo.
  • Những cái nhất đáng suy tư

    10/02/2009GS - TS Trần Ngọc ThơSự lạc quan thái quá và thiếu hiểu biết từ năm 2007 đã gây nhiều hệ lụy và làm bùng phát những cái nhất đáng lo trong năm 2008. 2008 là năm chứng kiến nhiều "nhà" đòi giải cứu nhất; nhà chứng khoán; nhà bất động sản; nhà xuất khẩu; nhà nhập khẩu; nhà nông... Ông bà mình nói nhân nào quả đó quả thật không sai. Đầu xuân xin mạn đàm về mối quan hệ nhân quả kinh tế-xã hội trong năm qua để "cùng ngẫm mà đau cái sự đời".
  • Những suy tư về vấn đề công nghệ, lý trí và các giá trị nhân văn của Phật Giáo

    16/09/2008Suwanna Sahta – A nand, Người dịch: TS. Hoàng Thị ThơBài tham luận này cố gắng tìm hiểu chiều sâu của thể chế khoa học - công nghệ với sự khẳng định một chân lý rằng, sự giàu có và hiệu quả của nó không chỉ định hình cuộc sống thường nhật của chúng ta trong thời đại toàn cầu hoá này, mà còn ảnh hưởng tới cả lý trí và các giá trị nhân văn. Bài tham luận này trở lại với kinh điển Phật giáo để tái dựng quan điểm của Phật giáo về lý trí và công nghệ....
  • Những cạm bẫy tư duy

    06/08/2008Chúng ta thường vắt kiệt sức mình vào việc theo đuổi những phiền toái không mang lại giá trị gì cho mình, bất kể chúng có thể gây ra vấn đề gì. Những phiền toái vô ích này chính là những chiếc bẫy tư duy. Chúng hoàn toàn gây mệt mỏi và lãng phí thời gian...
  • Nghịch cảnh do đâu?

    07/07/2008Đại đức Thích Đức ThiệnTừ cổ chí kim cho đến khắp Đông Tây Nam Bắc,tình yêu thường hay vấp phải nghịch cảnh éo le. Thí dụ yêu nhưng không thể lấy được người mình yêu vì người ấy có vợ ( hoặc chồng), vì thù oán giữa hai dòng họ ( như trường hợp Romeo và Juliet), vì bị cha mẹ phản đối ngăn cấm, vì người yêu phản bội hay thoái hóa…
  • Cùng đọc và suy ngẫm

    21/04/2008N.H. sưu tầmNếu như thu gọn nhân loại toàn thế giới xuống thành một cái làng nhỏ (100 người), chúng ta sẽ có một ngôi làng với: 57 người châu Á, 21 người châu Âu, 14 người châu Mỹ, 8 người châu Phi...
  • Nghịch lý của tư duy

    20/04/2006Phạm Anh100% các DN đều biết được tiện ích cũng như giá trị kinh tế to lớn do công nghệ thông tin mang lại. Đó là nơi quảng bá hình ảnh DN, thương hiệu và sản phẩm. Thế nhưng, có tới 91,9% số DN không quan tâm tới thiết kế, xây dựng website để "cho thế giới biết mình là ai"...
  • Sống với nghịch lý

    21/03/2006Nguyễn Thúc HảiNhững nghịch lý về thời gian và công nghệ luôn luôn tồn tại và mỗi con người sẽ phải chọn cho mình cách ứng xử thích hợp để…
  • Về sức khoẻ của tư duy

    19/07/2005Tương laiKhông khó khăn lắm để bắt gặp đâu đó quanh ta những người còn rất trẻ những cách suy nghĩ thì quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại có người tuổi cao thậm chí rất cao, nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là tuổi trẻ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống. Họ không chịu dễ dàng dẫm theo những lối mòn làm chùn bước khát vọng khám phá. Đương nhiên, không phải người trẻ tuổi nào cũng có được cái đó, nếu giả dụ được cả như vậy, thì thật phúc lớn cho dân tộc!
  • Chúng ta sợ suy tư

    14/05/2003Ngô Văn Tao phỏng dịch - Martin HeideggerHãy đừng tự dối mình! Chúng ta tất cả - kể cả những chuyên gia trí thức - thiếu suy tư và dễ dàng để đầu óc trống rỗng. "Để đầu óc trống rỗng" là trạng huống hiện hữu khắp nơi trong xã hội ngày nay...
  • xem toàn bộ