Tết – hỡi cô mặc cái yếm xanh…

04:39 CH @ Thứ Tư - 24 Tháng Hai, 2016

Tại sao Tết lại đặt vào ngày cuối và đầu năm âm lịch, mà không đặt vào ngày nào ấm áp như Đoan Ngọ hay Thất Tịch? Ấy là vì tổ tiên ta lúc chọn ngày để đặt Tết Nguyên Đán đã có một ý định là đem lại cho Tết Nguyên Đán một sự phù hợp với tính chất sinh hoạt dân tộc: các cụ chọn một ngày rảnh nhất, một ngày có ý nghĩa nhất trong một năm để tưởng nhớ đến ông bà, rước xách thờ cúng và nghỉ ngơi cho khỏe...

Đặt vào ngày cuối Đông đầu Xuân, ngày Tết Nguyên Đán còn có một thâm ý sâu xa hơn nữa; theo Từ Nguyên, xuân có nghĩa là “trai gái vừa lòng nhau”, xuân là cựa động, băng giá tan hết, muôn vật đến mùa xuân đều cựa động mà sống lại. Từ quan niệm ấy, người mình tiến đến tín ngưỡng thờ Thần Đất. Họ tin rằng trong không, thời gian mà Thần Đất vắng mặt trên trần thì không ai được động chạm đến đất như cày bừa cuốc xới lên hay giã gạo làm cho vang động đất. Ngày Tết, do đó, có ý nghĩa là đón đợi sự trở về của Thần Đất: người ta chờ lúc cây cối đâm lộc nảy mầm, muôn vật trở lại cuộc sống bình thường, chỉ sợ vì một cớ gì bí mật, không phồn thịnh và sản xuất như xưa nữa. Họ tin rằng nếu không kiêng kị thì Thần Đất không phù hộ loài người và sẽ làm cho cây cối, con người, súc vật, của cải không thể nào phát triển (…)


Thí sinh tài năng và sắc đẹp Thu Thảo viết thư pháp trong cuộc thi Miss Teen 2009

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chỉ cái lồng đèn không thể làm nên Tết Trung Thu

    13/09/2019Nguyên HưngBánh Trung Thu với lồng đèn Trung Quốc đã tràn ra phố. Bánh Trung Thu bây giờ, hình như, chỉ dành cho người lớn - có cớ làm quà hiếu hỉ cho nhau. Còn với trẻ con, Tết Trung Thu, chủ yếu, xoay quanh cái lồng đèn. Bởi vậy mà lồng đèn Trung Quốc được dịp trúng mùa...
  • Mạn đàm tập tục Tết

    22/01/2020Bùi Đức Anh TúNăm nào cũng vậy, sau lễ cúng ông công ông táo, mọi gia đình quét dọn nhà cửa, sắm lễ, treo câu đối, đoàn tụ ăn bữa cơm tất niên để đón năm mới. Tết đến, mọi người chúc nhau mạnh khỏe, may mắn, chúc bạn bè gần xa nhiều tài nhiều lộc.
  • Vui như Tết

    15/02/2018Tết được nghỉ ngơi, có thời gian đi thăm bạn bè, họ hàng mà lại bảo không sướng, lại còn sợ. Cái sướng cái khổ là tự mình mà ra cả, chứ cái Tết nó làm gì mà phải sợ nó...
  • Tết Hà Nội thời hội nhập

    15/02/2018Băng SơnTết là ngày đặc biệt nhất trong những ngày đặc biệt của một năm. Theo câu ca dao cổ: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, thì ngoại trừ “tràng pháo” theo lệnh của Chính phủ cấm pháo, không còn là thú chơi nữa, không ai đốt pháo nữa, thì các thứ khác vẫn xuất hiện trong ngày tết khắp đó đây, tuy có nhiều thay đổi.
  • Giữ Tết cổ truyền - Tết xưa, tết nay….

    21/01/2017G.SLê Văn LanNgày xuân con én đưa thoi. Chỉ có 6 chữ thơ Xuân thôi mà thấy đủ sự vần vũ chuyển động của đất trời và lòng người. Có sự nhịp nhàng vui vẻ của con thoi và tiếng thoi. Cả những thoăn thoắt sinh động của cánh én trên lồng lộng mây trời… Tết xuân là như thế. Không hề và không thể “nhất thành bất biến”. Nhưng nếu biến động chuệnh choạng hoặc thậm chí đứt gẫy thì “ còn gì là xuân”?
  • Tết xưa và nay

    25/01/2012Ngân HuyềnTết như cái bản lề, khép lại một năm này và mở ra một năm khác. Tết là thời điểm đặc biệt mà chỉ trừ những đứa nhỏ, bộ nhớ còn rất nhiều khoảng trống, còn lại phàm những người có ký ức đều bắt đầu hồi tưởng và so sánh: “Tết giờ sao nhạt, chẳng giống ngày xưa!”.
  • Màu của tết

    02/02/2010Nguyễn Việt HàGiờ đây ở những đô thị lớn kinh tế ồn ào phát triển, nhiều nơi no ấm đã tràn ra thành thừa mứa, và người ta liều lĩnh đem màu cao cả của những ngày tết dung tục pha phách vào ngày thường.
  • Tết lại nhớ Tết

    25/01/2009Hồ Đình GiangSài Gòn cũ ăn Tết rất rộn rã. Tâm lý "hiện sinh" thấm nhuần cả chuyện ăn Tết. Chơi Tết cho đã đi vì quanh năm ngất ngư lo toan bao nhiêu chuyện. Nghe mấy bản nhạc ban QVT là đã thấy ra không khí tưng bừng
  • Nguyên Đán trong veo Mồng Một Tết…

    24/01/2009Minh Nguyễn"Nguyên đán" là từ Hán-Việt, mang nghĩa sớm tinh mơ mồng một Tết, ngày thứ nhất của năm lịch Âm Dương. Khởi nguyên của ngày đầu lại là buổi sớm mai. Với người Việt, đây là ban sớm của ngày thiêng nhất, cũng là ngày lành, ngày đẹp nhất của năm đồng áng cấy cày theo nhịp đi bốn mùa giời đất xuân hạ thu đông...
  • "Ăn" Tết

    23/01/2009Quế ViênĐầu thập niên 1970, nhiều người gốc Bắc sống ở Sài Gòn - được gọi chung là dân “Bắc Kỳ di cư” - tìm đọc Áo mơ phai của Nguyễn Đình Toàn và Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng để nhớ hoặc biết ít nhiều về quê nhà. Nếu Áo mơ phai là những hoài niệm buồn nhưng cũng đầy lãng mạn về Hà Nội, thì tác phẩm sau toàn chuyện… ẩm thực.
  • Chuyện phong tục Tết

    19/01/2009Nguyễn Vinh PhúcLễ tết là thuộc về phong tục. Trong phong tục của cả nước có phong tục riêng của từng vùng. Mỗi vùng đóng góp những phong tục của mình vào phong tục chung. Hà Nội cũng vậy, từ xưa để hình thành một vùng “Văn hóa kinh kỳ” cũng có tục đón Tết riêng.
  • Xuân Nam Bắc - Tết Bắc Nam

    19/01/2009Nguyễn Trọng HuấnHơn bảy trăm năm trước, Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, một chiều, từ đỉnh cao non thiêng Yên Tử, phóng tuệ quang bát nhã nhìn về phương Nam, thấy chân trời nơi cuối đất, ...
  • Tết quê

    16/01/2009Vương Minh

    Ấm nồng như ký ức, đẹp đẽ như tuổi thơ, Tết quê chợt về miên man trong hồi tưởng. Tôi lại nhớ, lại nôn nao, lại ước mình được nhỏ bé...

  • Đánh thức đất trong Tết nguyên đán

    01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcNguyên đán là từ Hán – Việt. Như vậy từ “Tết” có tên gọi khi nước ta tiếp xúc với văn hóa Hán. Cái tên Tết mà các cụ xưa dùng để chỉ Tết Nguyên đán thì cũng là diễn nôm chữ “Nguyên”. Nguyên có nghĩa là bắt đầu, lớn, đứng đầu. Kinh Dịch cũng bắt đầu bằng quẻ Nguyên.
  • xem toàn bộ