Thách thức với nền giáo dục thi cử

03:51 CH @ Thứ Năm - 06 Tháng Mười Một, 2003

Nhân vật được đề cập trong bài báo là cô bé Trương Thiên Thiên, hiện đang học lớp “sơ nhị” (tương đương lớp 7) trường trung học số 76 ở thành phố Thẩm Dương. Từ năm 9 tuổi, Thiên Thiên đã sáng tác tác phẩm văn học dài 5,6 vạn chữ; năm 15 tuổi tác phẩm “Chân tâm anh hùng” đã gây được tiếng vang lớn, liên tục tái bản 6 lần đều bán hết sạch. Đối với giới văn học và bình luận ở Trung Quốc, đó là một kết quả hết sức đặc biệt. Nhưng đồng thời với nó một điều hết sức đặc biệt nữa xuất hiện: kết quả học tập của Thiên Thiên, một học sinh vốn có thành tích học tập tốt bắt đầu xuống dốc. Kỳ thi cuối học kỳ sơ nhị vừa qua của cô bé đã khiến người ta phải ngạc nhiên, băn khoăn không chỉ những môn học khác bị điểm thấp (Toán 54 điểm, Anh văn 53 điểm. Vật lý 43) mà ngay cả đến môn Ngữ văn Thiên Thiên cũng chỉ được có 57 so với 100 điểm tiêu chuẩn. Thế là, một vấn đề nghiêm trọng, không sao có thể lẩn tránh được trong lĩnh vực giáo dục đã phát nổ, tạo nên những cuộc tranh luận quyết liệt trong trường học, gia đình và nhiễu động nhân tâm nhiều tầng lớp xã hội... Và sau đây là ý kiến bình luận của giáo sư Tưởng Quốc Hoa, một chuyên gia giáo dục nổi tiếng Trung Quốc.

Bài "Giáo dục thi cử gặp phải vấn nạn - cô bé thiên tài văn học thi không đủ điểm", đăng trên "Thời đại thương báo" đã nêu lên một vấn đề đang được mọi tầng lớp xã hội quan tâm. Nếu như nói rằng, những bài phê bình về vấn đề giảng dạy ngữ văn trong trường phổ thông trên "Văn học Bắc Kinh" vào năm 1997 là đợt oanh kích mạnh đầu tiên, đến từ phía ngoài ngành giáo dục, trong vòng 20 năm qua, thì trận oanh tạc liên quan đến "Hiện tượng Trương Thiên Thiên" lần này, có quy mô và cường độ mạnh hơn rất nhiều. Đó là vì, nếu trọng pháo trong lần oanh kích thứ nhất mới chỉ nhắm vào những vấn đề liên quan đến việc dạy và học ngữ văn trong trường phổ thông, thì lần này người ta đã đề cập tới vấn đề có tính cốt lõi của giáo dục, đó là sự phát triển và thành tài của mỗi cá nhân, dưới tác động của hoàn cảnh giáo dục. Có thể nói không chút phóng đại rằng, sự phát triển và thành tài của mỗi con người chính là mục tiêu cuối cùng của giáo dục - từ xưa tới nay, ở trong nước cũng như ngoài nước. Chính vì vậy, nếu nói rằng "Hiện tượng Trương Thiên Thiên" đã đặt ra những thách thức đối với những quan niệm giáo dục hiện tại, đại thể không phải là một quá đáng. Đúng là trên thực tế nền giáo dục TQ hiện tại đang phải đối mặt với những thách thức lớn, những vấn nạn chưa tìm ra được cách giải quyết thích đáng.

Trước hết là vấn đề, có phải học càng nhiều càng tốt hay không? Từ nhiều năm nay, những người đi học và dạy học ở TQ đều tín phụng phép tắc “đa đa ích thiện”, nghĩa là “biết càng nhiều càng tốt”. Câu danh ngôn “độc thư phá vạn quyển, hạn bút như hữu thần” (đọc hàng vạn cuốn sách, hạ bút như có thần) từ ngàn năm trước, ngày nay thường được nhiều người phán định là : “Nắm vững được càng nhiều kiến thức, càng dễ sản sinh ra ý tưởng, càng dễ dàng có nhiêu kiến giải và sáng tạo mới”. Thế nhưng hiện tượng Trương Thiên Thiên đã giội lên luận điểm này một gáo nước lạnh. Bởi vì Thiên Thiên bắt đầu sáng tác văn học từ năm tiểu học, thành tài và nổi danh từ lớp sơ nhất (lớp 6 PTCS). Sự việc này còn thức tỉnh chúng ta về vấn đề quá tải của chương trình phổ thông – một vấn đề đã được đặt ra từ nhiều năm trước, mà đến nay chưa thể giải quyết, rất có thể vì đã bắm rễ quá chắc vào quan niệm “đa đa ích thiện” nói trên. Có người đã làm phép thống kê: Từ năm 1950 đến năm 1998, Bộ giáo dục TQ tổng cộng đã ban hành 29 văn bản chỉ đạo về vấn đề giảm nhẹ chương trình học phổ thông, bình quân mỗi năm có khoảng ½ văn kiện. Thế còn kết quả thì sao? Dườn như lịch sử thích đùa giỡn với các văn bản chỉ thị: Gánh nặng của học sinh không những không giảm, ngược lại mỗi năm một tăng thêm cùng với số văn kiện chỉ đạo – Học sinh đã phải chuyển từ giai đoạn “vác cặp đến trường” sang giai đoạn “kéo lê cặp đến trường”. Rõ ràng là hiện tại chúng ta đang bắt học sinh học quá nhiều kiến thức.

Hiện tượng Thiên Thiên khiến tôi không thể không suy nghĩ về những cảnh báo của một số nhà khoa học nước ngoài. Sáu năm về trước, ông J. D. Watson, nhà sinh học phân tử hàng đầu thế giới đã từng khuyên các học sinh Mỹ: “Không nên nhồi nhét vào dầu quá nhiều kiến thức”. Với cách nhìn của chúng ta, giáo dục cơ sở ở Mỹ cả về số lượng và tiến độ đều thua kém TQ. Trong tình hình như vậy mà J. D. Watson còn khuyên không nên tham lam quá nhiều kiến thức, vậy thì đó là đúng hay sai? Có điều chắc chắn là, nếu J. D. Watson có dịp đặt chân lên TQ, nhất định ông sẽ khuyên các em học sinh của chúng ta một câu tương tự. Một báo cáo cho biết, khi đoàn các nhà y học TQ sang thăm Mỹ và thảo luận về vấn đề vì sao học sinh TQ được đào tạo rất cơ bản mà năng lực sáng tạo không cao, các đồng nghiệp Mỹ đã trả lời: “Có thể hồng thuỷ kiến thức đã làm tê liệt mất đầu óc của những người trẻ tuổi”.

Vấn nạn thứ hai là, có phải hệ thống kiến thức phải thật hoàn chỉnh?Từ nhiều năm nay, chúng ta vẫn tuân theo những lời giáo huấn cổ “Tuân tự nhi tiến”, “chưa nắm vững phần trước, chưa đụng đến phần sau ”. Hiện tại, mọi môn học đều được dạy theo trình tự từ đầu đến cuối. Mỗi khi định lược bớt một phần nào đó, người ta lại cảm thấy bị “mấttính hệ thống”, “thiếu hoàn chỉnh” và không đảm bảo “tính khoa học”. Thế nhưng hiện tượng Trương Thiên Thiên đã giội một gáo nước lạnh lên quan niệm này. Thiên thiên có thể sáng tạo được tiểu thuyết từ khi chưa có những kiến thức mang tính hệ thống. Chưa học văn ngôn, chưa đọc các sáng tác trong và ngoài nước. Nói cách khác Thiên Thiên không theo tuần tự mà đã “nhi tiến” : Thiên Thiên đã được hội nhà văn TQ xếp hạng là nhà văn trẻ nhất trong số những nhà văn có tác phẩm được Hội nhà văn tổ chức hội thảo.

Sáng tác văn học là như vậy, mà sáng tạo khoa học kỹ thuật cũng thế. Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điện tử của chúng ta nhận định: TQ bắt đầu nghiên cứu về chất bán dẫn và máy tính điện tử chỉ muộn hơn Nhật một chút và tiềm lực của 2 nước khi đó gần như tương đương, thế mà sau 50 năm khoảng cách trong lĩnh vực kỹ thuật truyền thông giữa TQ và Nhật đã trở nên “một trời một vực”. Thử hỏi vì sao lại như vậy? Đương nhiên là ở đây có rất nhiều nguyên nhân phức tạp, song xét dưới góc độ giáo dục, nguyên tắc “tuần tự nhi tiến” không phải là không có can dự. Nội dung giảng dạy ở nhiều khoa kỹ thuật của chúng ta hiện nay giống như những “khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt nhằm duy trì giống loài” – một thế kỷ đã trôi qua mà dường như không thay đổi là bao. Chính Bill Gates đã phải kinh ngạc trong lúc tham quan một số trường đại học TQ, khi thấy các nhà tin học tương lai của chúng ta đều bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc “cày” thật kỹ môn đại số Bull. Bởi vì nhân loại tích kuỹ được khối lượng kiến thức khổng lồ, mà kiến thức hiện tại đang phát triển theo tốc độ ở bậc lũy thừa. Và còn bởi vì “đời người có hạn, mà biển học không có bờ bến”. Thực tế là trong suốt 50 năm sung sức của cuộc đời, không một ai có thể tiếp thu được toàn bộ kiến thức dù chỉ là của một bộ môn khoa học một cách đầy đủ và có hệ thống. Cho nên chay theo “tính hoàn chỉnh” một cách cưỡng ép, thực chất chỉ là cách nhìn phiến diện. Và hậu quả là nội dung chương trình rắc rối, mà không theo kịp với sự tiến bộ của thời đại; học sinh bị quá tải; một số nhà giáo có tâm huyết muốn giảng cho học sinh những kiến thức tiên tiến thì không biết bố trí thời khoá biểu vào đâu

Một vấn nạn nữa là, làm thế nào để thực hiện “nhân tài thi giáo”? Hệ thống giáo dục ở TQ từ nhiều năm nay đã bộc lộ rõ: Thừa tính nhất quá mà thiếu tính đa dạng, thừa tính cứng nhắc và thiếu sự linh hoạt, thừa tính công thức mà thiếu các biện pháp để thực hiện “nhân tài thi giáo” – tức là những biện pháp thực thi giáo dục một cách linh hoạt đối với những trẻ em có tài.

Hiện tượng Trương Thiên Thiên khiến chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này. Câu hỏi khiến nhiều người bứt dứt không yên là: “Tương lai của Thiên Thiên sẽ ra sao?” “Cô bé thiên tài văn học này sẽ phát triển như thế nào trong hệ thống giáo dục mang nặng tính thi cử hiện nay?”. Vấn đề này được những người trong và ngoài ngành giáo dục lý giải theo nhiều cách khác nhau, song quy nạp lại không ngoài sự lo lắng: Do không học tốt những kiến thức cơ bản, Thiên Thiên sẽ khó có thể vượt qua các kỳ thi, để vào học ở trường đại học, và như vậy có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tài năng trong tương lai. Sự lo lắng này không phải là không có lý, mà trên thực tế mô hình giáo dục truyền thống và mô thức thành tài đúng là nằm trong một khuôn mẫu, một trật tự như vậy. Nhưng xét trên một bình diện khác, từ phía sau sự lo lắng này có thể thấy rõ tính phiến diện của quá trình “nhân tài thi giáo” hiện tại; hoặc là có thể nói : Mô hình giáo dục hiện tại cơ bản còn chưa nhận thức được điều đó.

Mọi người đều biết Hoa la Canh là nhà toán học TQ nổi tiếng thế giới, nhưng quá trình thành tài của ônglại không theo mô thức và trình tự truyền thống. Hoa La Canh xuất thân trong một gia đình nghèo, mới chỉ học hết sơ trung (Trung học cơ sở), nhưng do tài năng toán học sớm bộc lộ rõ, được giáo sư Hùng Khánh Lai ở Đại học Thanh Hoa phát hiện, và đã được Đại học Thanh Hoa mời về trường công tác; tiếp đó Hoa La Canh vừa tham gia công tác nghiên cứu khoa học và tiến hành bổ túc chương trình trung học và đại học.

Ngoài Hoa La Canh, còn có thể kể thêm một vài trường hợp thành công khác tương tự, cho nên đối với Trương Thiên Thiên, chúng ta cũng chẳng nên quá lo lắng. Tuy nhiên có thể hình dung thấy, để đạt được thành công theo con đường không thường quy như vậy, phải trải qua một quá trình phấn đấu cực kỳ gian nan, vất vả. Và chúng ta cũng biết rằng, có rất nhiều người vốn có tài năng đã từng theo con đường tương tự, nhưng đã không đạt được một sự thành công đáng kể nào, thậm chí một thành công nhỏ cũng chẳng được. Đối với trường hợp Trương Thiên Thiên thực ra chúng ta không nên lo lắng, mà chỉ nên hy vọng, hy vọng cô bé sẽ làm chủ được bản thân mình, biết cách tự bước đi trên con đường đã tự lựa chọn, một mặt cố gắng học tập mà không quên sáng tác, mặt khác say mê sáng tác mà không lơ là học tập. Đường đi ở dưới chân Thiên Thiên, còn đi như thế nào thì bản thân cô bé phải tự quyết định. Nhà trường và xã hội chỉ có thể tạo điều kiện, đưa ra kiến nghị và giúp đỡ.

Cuối cùng, hiện tượng Trương Thiên Thiên còn là một bài học đối với tất cả những ai quan tâm đến sự nghiệp cải cách giáo dục; mà bài học này cần học thật kỳ, để có thể hiểu được đúng nghĩa.

Tất Hùng (Theo “Quang Minh Nhật Báo”)

LinkedInPinterestCập nhật lúc: