Thân giáo chuyện cũ vẫn nói

11:01 SA @ Thứ Bảy - 24 Tháng Tư, 2010

Trong cuốn Hư hư lục có một câu chuyện rất hay về “thân giáo” rằng: Có một bà mẹ có đứa con trai chỉ ham chơi cây cảnh mà bỏ bê chuyện học hành và việc nhà. Bà mẹ nói nhiều nhưng con chẳng chuyển là bao, nghe đồn trên núi có vị Hòa thượng tu hành nghiêm minh, đạo hạnh sáng rỡ; bà bèn cất công tìm đến mong nhờ Hòa thượng dạy bảo, may ra có trừ được tật này không. Hòa thượng nghe xong nhận lời, song bảo với bà rằng cứ dắt con về độ một tháng nữa hãy lên. Một tháng sau y hẹn bà lại đưa con lên, lần này Hòa thượng chỉ bảo cho cậu trai cặn kẽ, thiết tha và dặn cậu gắng nghe theo rồi cho về. Thời gian sau, thấy con bỏ được thói ham mê này và chăm chỉ học hành, lo lắng việc nhà chu đáo, bà mẹ mừng lắm, lại lên núi để cảm tạ và thông báo cho Hòa thượng biết. Ngài mới hỏi rằng: “Bà có biết vì sao ngài chưa dạy ngay mà cho về một tháng rồi mới lên không?” Bà mẹ ngơ ngác không hiểu vì sao. Lúc này ngài mới mỉm cười mà tiết lộ rằng: “Thói ham chơi cây cảnh cũng là một tật xấu của tôi, để dạy được cháu, tôi phải tự mình trừ bỏ được tật đó. Một tháng là thời gian để tôi dứt trừ được tật này, vì vậy dạy cháu mới có kết quả…”

Kết luận câu chuyện này đưa ra thông điệp rằng thời nay trên bảo dưới không nghe, học sinh không vâng lời thầy cô, con cái không vâng lời cha mẹ, kỷ cương đảo lộn… phải chăng vì không có thân giáo? Thân giáo tức là giáo dục, giáo hóa người khác bằng chính bản thân mình. Khái niệm này không xa lạ gì trong đạo Phật. Cuộc đời Đức Phật - đấng cha lành của tất cả chúng ta là một tấm gương tuyệt vời về thân giáo. Và noi gương Ngài bao nhiêu vị đệ tử cũng bằng thân giáo mà giáo hóa được bao nhiêu người mê mờ lầm lạc trở về với con đường chính.

Nếu tất cả (hay phần lớn) thầy cô giáo của chúng ta và cha mẹ đều có được tinh thần thân giáo như vị Hòa thượng trong câu chuyện trên thì chắc chẳng ai phải phàn nàn về sự xuống cấp của giáo dục và thanh thiếu niên học sinh của chúng ta chẳng phải khổ sở vì tư cách lệch lạc, tệ nạn lan tràn như hiện nay. Xem các băng video về các lớp tu học cho thanh thiếu niên ở các chùa như Hoằng Pháp, thiền viện Tây Thiên hay một số chùa khác như các băng Bến yêu thương, Bóng Mây hay Trường đời, chúng ta cũng muốn rơi nước mắt như các em.

Chỉ nhìn thấy sự trang nghiêm, thanh tịnh và nghe giọng nói trầm ấm của các giảng sư như muốn trút hết tâm can để thấu cảm với các em, chúng ta mới hiểu được rằng vì sao những bài pháp đó có sức lay động và chuyển hóa các em đến vậy… Có những em đã quay về khóc lóc, xin lỗi gia đình chỉ sau một khóa tu học với các thầy. Phải chăng chính nhân cách, sự tu tập tinh nghiêm và đạo hạnh của các thầy là sức mạnh chuyển hóa được lỗi lầm của những người được thầy giáo hóa. Khi thầy cô giáo, cha mẹ hay những người lớn xung quanh các em là những tấm gương về chính những điều mà họ dạy bảo thì sự giáo dục đó mới đem lại kết quả.

Có một lần con gái tôi năm học lớp 10 trường THPT Chu Văn An, rụt rè đưa khoe mẹ một bài văn được thầy khen với điểm 8 và nói “Con chẳng định cho mẹ xem đâu, bây giờ con mới đưa đấy”. Bài văn bình giảng câu “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”… và cháu nói về những suy nghĩ của cháu về cha mẹ “Tôi rất yêu và cảm phục cái cách bố tôi chữa bệnh cho người nghèo không lấy tiền và mẹ tôi cho tiền, áo ấm cho người hành khất vào một đêm đông trời giá lạnh...” Mặc dù rất vui sướng vì con gái biết hướng thiện và có tấm lòng từ bi, thương người; song tôi cũng băn khoăn vì sao cháu lại biết việc này (tôi thường cố gắng theo tinh thần: “Làm ơn chớ nên nhớ, Chịu ơn chớ nên quên” mà quý thầy vẫn dạy cho nên ít khi nào kể về những việc mình làm trừ phi để khuyến khích con cháu). Cháu liền bảo đó là do “cô giáo đứng trên lan can trông thấy mẹ lúc mẹ ở nhà cô giáo ra, hôm sau đến lớp cô tuyên dương mẹ trước cả lớp, con mới biết...” và cháu cũng cố gắng làm những việc thiện dù nhỏ. Tôi nghĩ nếu mình dạy con làm thiện mà bản thân mình không bao giờ làm thiện, hay trái lại làm ác, thì con mình cũng sẽ làm ác chứ không bao giờ nghe mình. Mình dạy học sinh phải trung thực mà mình dối trá thì học sinh cũng sẽ dối trá...

Những bài học về thân giáo không bao giờ là chuyện cũ và lại cần lắm thay trong tình hình này.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Buổi cơm trong gia đình

    09/08/2019Thái Kim LanDù kinh tế ngày nay có thừa cho thịt bổ rượu ngon, nhưng bỏ đi phẩm chất nuôi dưỡng con người sống “ngon”, sống lành mạnh trong tình thương, có thể làm cho con cái èo ọp hư hao trong tuổi lớn khôn. Chúng ta có thể sắp xếp thì giờ trong ngày cho một buổi ăn chung, thay vì mất nhiều thì giờ ngồi trong phòng đợi khám bệnh xin thuốc chữa dạ dày. Chọn lựa nào là khôn ngoan và có nghĩa cho cuộc sống gia đình?
  • Giáo dục gia đình - những thách đố mới

    13/03/2017Nguyễn KiênKhông thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó...
  • Văn hóa gia đình

    28/06/2009Phóng viên O2TV thực hiệnGia đình là một khái niệm động, gia đình không phải là những bữa ăn đầm ấm, gia đình không phải là những buổi picnic hấp dẫn đối với người xem. Nếu gia đình là một vở kịch để người khác xem cho đẹp mắt thì gia đình ấy chắc chắn không bền vững và không hữu ích.
  • Bữa cơm gia đình Hà Nội

    01/01/1900Băng SơnPhải là một kẻ cô đơn, một người rơi vào hoàn cảnh gia đình không trọn vẹn, không hoàn chỉnh mới thấy không khí gia đình là quý báu như thế nào, nhất là những bữa cơm gia đình, dù nó là hàng ngày nó quen thuộc với ta suốt một đời... Nó là tình yêu, là sức khỏe, là thương mến, là tình máu mủ ruột rà… hơn thế nữa, nó còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa, và thực chất, nó chính là một phần của văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
  • Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ

    29/07/2006Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam...
  • Vai trò lịch sử của gia đình

    08/03/2006Trong các thời đại và nơi chốn khác nhau thì gia đình conngười rất khác nhau về tổ chức, điều hành, và vai trò xã hội của nó. Nhưng luôn luôn và ở đâu nó cũng thực hiện một chức năng cơ bản – sinh sản và nuôi dưỡng bọn trẻ. Đây là mục đích và nền tảng tự nhiên của gia đình...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Cảm nhận gia đình

    24/08/2005Tương LaiCó những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá trị ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá tri vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên...
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo

    04/07/2005Một gia đình thực sự là gì? Với Tiến sĩ Philip Mc Graw, ông tin rằng gia đình phải là trung tâm, là giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuốn sách "Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo", ông sẽ chỉ ra cho chúng ta những vấn đề phức tạp của cuộc sống gia đình, những vấn đề mà có thể chúng ta đã chưa bao giờ nhận thức được một cách rõ ràng...
  • xem toàn bộ