Thế hệ 9x: Chỉ biết Google, không giỏi phân tích?

03:50 CH @ Thứ Năm - 31 Tháng Giêng, 2008

Lớn lên cùng Internet, ăn Internet, ngủ Internet, thế hệ người dùng sinh sau năm 1993 có cả một bể thông tin vô tận nơi đầu ngón tay, nhưng họ lại không biết cách "hấp thụ" và sử dụng chúng sao cho khoa học nhất.

Cuộc nghiên cứu mới nhất của Trường Đại học London cho rằng: 9x ngày nay đã quá quen thuộc với việc sử dụng máy tính, mạng Web và nhất là công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, các em lại thiếu mất kỹ năng phân tích và phê bình cần thiết để xử lý các thông tin đọc được.

Không cứ 9x, mà ngay cả những thế hệ lớn tuổi hơn - bao gồm cả giới giáo sư, giảng viên... cũng bị ảnh hưởng bởi việc có quá nhiều thông tin một cách dễ dàng.

"Mọi người đã hình thành một thói quen "tiêu hóa" thông tin kiểu mỳ ăn liền, chỉ nhìn chúng trên bề mặt mà thiếu đi sự đào xới bề sâu", tác giả công trình nghiên cứu cho biết.

Mục đích của cuộc nghiên cứu là tìm hiểu cách thức nghiên cứu của con người trong kỷ nguyên số. Tốc độ chóng vánh của tìm kiếm Web đã khiến cho người dùng dành ít thời gian hơn cho việc đánh giá và "định giá" thông tin liên quan, độ chính xác cũng như tính hợp pháp của chúng.

Giới trẻ cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc phát triển một "chiến lược tìm kiếm hiệu quả". Hệ quả là chúng chỉ biết sử dụng từ khóa tìm kiếm một cách tự nhiên, theo bản năng, thay vì phân tích xem từ khóa nào là liên quan nhất, "đắt" nhất.

Bệnh "ăn sẵn"

Mỗi khi công cụ tìm kiếm cho ra một danh sách dài các kết quả, giới trẻ lập tức tiến hành lệnh in mà thậm chí chẳng buồn liếc qua nội dung tài liệu lấy một lần.

Đấy là bởi vì chúng đã không hiểu được rằng: Internet là một mạng lưới các tài nguyên kiến thức, được cung cấp từ rất nhiều nguồn khác nhau.

Chính vì những công cụ tìm kiếm như Google và Yahoo sử dụng quá đơn giản, lại quá quen thuộc, nên giới trẻ có xu hướng dựa dẫm vào những công cụ này hơn là tìm đến các website bách khoa toàn thư hoặc thư viện.

"Lười đọc là căn bệnh kinh niên của thế hệ Google. Không ai chịu bỏ thời gian để đọc nguyên văn tài liệu, họ chỉ đọc lướt qua vài dòng trích đoạn mà thôi", bản báo cáo cho biết.

Liên quan đến vấn đề bản quyền, cả người dùng trưởng thành lẫn U15 đều hiểu khá rõ những quy định cơ bản của sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, giới trẻ cảm thấy các biện pháp bảo vệ bản quyền là "không công bằng và khó chịu".

"Giới trẻ cần được đào tạo nhiều hơn về kỹ năng tìm kiếm, sàng lọc và phân tích thông tin để đáp ứng nhu cầu của cấp học cao hơn", Trường Đại học London kết luận.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người dùng Internet đọc gì trên mạng?

    08/09/2020Thiên Ý (Theo Washington Post)Trong khi tăng trưởng của tất cả các website hàng đầu đều đang chững lại thì blog, mạng xã hội ảo và site thông tin địa phương lại phát triển với tốc độ tên lửa...
  • Những thống kê lý thú về sử dụng Internet

    05/04/2018Không ai phủ nhận ích lợi của Internet. Nhưng nếu tại công sở, nhân viên không hạn chế việc riêng vô bổ trên mạng, người chủ không có biện pháp quản lý và kiểm soát thì sẽ gây lãng phí lớn. Những kết quả điều tra dưới đây có thể sẽ báo cho các công ty biết nhân viên của mình đang làm gì trên net...
  • Internet sẽ tiêu diệt văn hóa đọc?

    02/07/2016Minh TuấnInternet là phát minh vĩ đại của nhân loại. Song, nó cũng tác động không nhỏ đến văn hóa đọc truyền thống. Liệu sách, báo in sẽ tồn tại?
  • Sách và Internet ai thông thái hơn

    01/10/2015Cuối tháng 10/2002, Hội thảo “Đọc sách và xuất bản sách ở các nước Đông Á ngày nay” do tạp chí The books and the Computer tổ chức đã diễn ra ở Yonago và Tokyo (Nhật bản), với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản ở các nước Đông Á (Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc). Một trong các câu hỏi được đặt ra tại hội thảo này là: Phải chăng ngày nay giới trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách? Câu trả lời của các đại biểu về trường hợp của đất nước mình có thể khiến chúng ta liên tưởng đến Việt Nam.
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Sinh viên Việt đang đứng ngoài cuộc với Internet?

    12/01/2006“Sinh viên là tầng lớp được đánh giá cao trong việc sử dụng Internet nhưng có đến 70% chưa biết khai thác, sử dụng Internet hiệu quả”.
  • “Công dân Internet” hay mặt trái của thế hệ trẻ

    22/11/2005Theo Chinadaily, GuardianNgủ dậy, bật máy tính, đánh răng rửa mặt và vào mạng Internet là lịch trình của Tiểu Linh vào mỗi buổi sáng, giống với nhiều thanh niên trẻ khác trên khắp Trung Quốc...
  • Thực trạng sử dụng Internet ở thanh, thiếu niên Việt Nam

    08/08/2004Internet có vẻ như đã trở thành một thứ rất quen thuộc đối với đông đảo thanh, thiếu niên, nhất là ở các thành phố lớn. Thế nhưng, sự quen thuộc đó liệu đã mang ý nghĩa tích cực như chúng ta nghĩ lẽ ra nó phải vậy?
  • Internet trong trường đại học - quá lãng phí

    12/01/2004Lê Hạnh (thực hiện)Internet, phòng máy tính, môn tin học, website... giờ đây không còn xa lạ đối với mỗi trường đại học, cao đẳng, mỗi sinh viên. Tuy vậy, có một thực tế là SV vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận với Internet. Do nhiều nguyên nhân như kinh phí eo hẹp, số lượng sinh viên quá đông, công tác quản lý còn nhiều bất cập, nhận thức của nhiều lãnh đạo các trường về Internet cũng chưa đầy đủ...
  • Internet trong trường đại học - quá lãng phí

    17/10/2003Internet, phòng máy tính, môn tin học, website... giờ đây không còn xa lạ đối với mỗi trường đại học, cao đẳng, mỗi sinh viên. Tuy vậy, có một thực tế là SV vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận với Internet. Do nhiều nguyên nhân như kinh phí eo hẹp, số lượng sinh viên quá đông, công tác quản lý còn nhiều bất cập, nhận thức của nhiều lãnh đạo các trường về Internet cũng chưa đầy đủ... nên hệ thống Internet trong các trường chưa phát huy được tác dụng với SV...
  • xem toàn bộ