Thời Báo Hoàn Cầu nói về các điểm yếu kinh tế Trung Quốc

04:27 CH @ Thứ Hai - 31 Tháng Tám, 2015

Khi thị trường chứng khoán Trung Quốc chao đảo vì giới đầu tư hoang mang với các chỉ số kinh tế gây thất vọng, Thời Báo Hoàn Cầu đăng bài xã luận thừa nhận “nền kinh tế Trung Quốc thật sự có nhiều điểm yếu”...



Vụ nổ ở Thiên Tân tạo ra nỗi lo về an toàn công nghiệp tại các thành phố của Trung Quốc - Ảnh: Reuters


Xã luận khẳng định: “Trung Quốc đang phải đối mặt với tình hình kinh tế nghiêm trọng. Mô hình phát triển của Trung Quốc cần sự điều chỉnh... Môi trường chiến lược của Trung Quốc không thật sự thuận lợi. Trung Quốc cần tránh những sai lầm quá khứ và quyết tâm cải tổ”.

Dù vậy, ấn phẩm của Nhân Dân Nhật Báo cho rằng không giống như những nhận định “u ám” và “thổi phồng” của phương Tây, khó khăn kinh tế của Trung Quốc chỉ là “cơn sốt” chứ không phải “bệnh ung thư”.

Thời Báo Hoàn Cầu cho rằng bởi sau nhiều thập kỷ tăng trưởng mạnh, việc nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại là xu thế tự nhiên, do đó chắc chắn không ảnh hưởng đến chế độ chính trị của Trung Quốc.

Các nhà quan sát quốc tế cũng đánh giá những biến động kinh tế vừa qua không thể đe dọa hệ thống chính trị Trung Quốc, nhưng nhận định đó là cú sốc cần thiết để chính quyền Bắc Kinh nhìn lại mình sau một thời gian dài ngạo nghễ.

Tự tin quá mức

Sau hơn hai thập kỷ tăng trưởng vũ bão, người Trung Quốc rất tự hào nói về “phép mầu kinh tế Trung Quốc”. Các thành phố và cả vùng nông thôn Trung Quốc phát triển nhanh chóng với những tòa nhà cao tầng, hệ thống đường cao tốc rộng lớn, tàu điện cao tốc và viễn thông hiện đại.

Một năm rưỡi trước, cơn sốt trên thị trường chứng khoán Trung Quốc bùng nổ. Tính đến tháng 6-2015, thị trường Thâm Quyến đạt giá trị hơn 9.500 tỉ USD. Hàng triệu người dân bình thường đổ tiền tiết kiệm cả đời mua chứng khoán.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thể hiện sự tự tin chưa từng thấy, không còn “giấu mình chờ thời” như lời khuyên của Đặng Tiểu Bình. Chủ tịch Tập Cận Bình nêu khái niệm “giấc mơ Trung Quốc”.

Khi gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 6-2013, ông Tập đề xuất “mô hình quan hệ giữa các cường quốc”. Nghĩa là thành công kinh tế đã đưa địa vị chính trị Trung Quốc lên một tầm cao mới, đặc biệt trong thời điểm kinh tế Mỹ và châu Âu đang vật vã.

Niềm tin vào mô hình Trung Quốc mạnh đến mức đã định hình lại cách các nhà lãnh đạo Bắc Kinh ứng xử trong quan hệ ngoại giao.

Trung Quốc ngày càng trở nên “quả quyết” hơn, thậm chí bị chỉ trích “hiếu chiến” hơn khi đòi chủ quyền vô lý trên Biển Đông và biển Hoa Đông, khiến căng thẳng khu vực leo thang, quan hệ Trung Quốc với Mỹ, Nhật và các nước khu vực xấu đi trầm trọng.

Nhiều nhà kinh tế phương Tây cho rằng mô hình Trung Quốc có rất nhiều vấn đề và nền kinh tế nước này có thể “đâm sầm xuống đất”. Đương nhiên giới phân tích Trung Quốc bác bỏ lập luận này và cho rằng phương Tây “ghen tị”.

Nhưng cú sốc đột ngột ập đến khi thị trường chứng khoán Trung Quốc tuột dốc không phanh khiến hàng triệu nhà đầu tư nhỏ mất sạch tài sản, xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng, các chỉ số kinh tế xấu đi đáng kể...

Có nhiều điều không ổn

Chính quyền Trung Quốc công bố mức tăng trưởng 7% và tỉ lệ thất nghiệp 4%, nhưng tất cả chuyên gia kinh tế quốc tế đều cho rằng đây chỉ là những con số ảo.

Và khi khủng hoảng ập đến, Bắc Kinh quên luôn cam kết tôn trọng các quy tắc thị trường và thực hiện những biện pháp can thiệp sâu: phá giá đồng nhân dân tệ, cấm công ty nhà nước bán cổ phiếu, mua hàng tỉ USD chứng khoán... Nhưng tất cả đều tỏ ra thiếu hiệu quả.

Sự can thiệp này lập tức bị chỉ trích.

Những điểm yếu khác của nền kinh tế Trung Quốc cũng đang bộc lộ rõ. Gánh nặng nợ công của các địa phương đang phình to. Bầu trời Bắc Kinh và nhiều thành phố luôn u ám vì ô nhiễm không khí.

Vụ nổ khủng khiếp tại khu công nghiệp thành phố Thiên Tân gây chấn động dư luận và phơi bày rõ điểm yếu của “mô hình Trung Quốc”. Đó là nạn tham nhũng, móc nối, quan hệ... dẫn tới các nguy cơ an toàn công nghiệp cực kỳ nghiêm trọng đang ám ảnh các thành phố ở Trung Quốc.

Thủ tướng Trung Quốc lên tiếng trấn an

Theo Tân Hoa xã, mới đây Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường lên tiếng trấn an dư luận rằng nền kinh tế nước này vẫn đang hoạt động trong phạm vi hợp lý và “vẫn dẫn đầu thế giới về tăng trưởng”.

Ông Lý tuyên bố: “Với bối cảnh tình hình nước ngoài phức tạp và các vấn đề trầm trọng trong nước, chúng tôi đẩy mạnh cải tổ trong khi đảm bảo ổn định”.

Nguồn:Tuổi Trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chứng khoán Trung Quốc sụp đổ và bài học cho Việt Nam

    14/07/2015Trí thức trẻTTCK Trung Quốc đổ vỡ là bài học giá trị cho các thị trường đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bất kỳ rủi ro nào cũng có thể xảy ra nếu thiếu sự chặt chẽ và đồng bộ trong điều hành kinh tế...
  • Thị trường chứng khoán đổ sập sẽ cuốn kinh tế Trung Quốc xuống bùn

    13/07/2015Thiên HàNhững ngày qua, tin tức liên tục về sức khỏe suy yếu trầm trọng của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã khiến cho giới đầu tư cả thế giới hoang mang. Điều quan trọng nhất, nếu thị trường chứng khoán đổ sập sẽ cuốn kinh tế Trung Quốc xuống bùn thì khi đó một cuộc khủng hoảng kinh tế mới lại bắt đầu...
  • Những con số “biết nói” về thị trường chứng khoán Trung Quốc

    13/07/2015Thu HươngChứng khoán Trung Quốc đã hồi phục khá mạnh trong hai phiên gần nhất. Tuy nhiên, dù xét theo tiêu chuẩn nào đi chăng nữa, cơn bán tháo trên TTCK Trung Quốc trong tháng vừa qua vẫn có thể khiến bất kỳ ai choáng váng...
  • Hiện tượng kinh tế Trung Quốc vượt kinh tế Mỹ

    16/04/2015Tưởng Hồng Ninh thực hiệnQuỹ tiền tệ quốc tế IMF vừa cho biết, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ông đánh giá như thế nào về khả năng kinh tế Trung Quốc vượt mặt Mỹ và những hệ lụy của chuyện này?
  • Ảnh hưởng của hệ giá trị chính trị phương Tây đến sự phát triển của các xã hội ở Đông Á – trường hợp Trung Quốc

    17/10/2014TSKH. Lương Văn KếCông cuộc đổi mới kinh tế xã hội ở Trung Quốc cũng như Việt Nam thực chất là một cuộc chuyển đổi toàn diện, mang tính hệ thống và về cơ bản theo chuẩn giá trị Phương Tây. Tiến trình cải cách này đến nay khá thành công. Đây là một cống hiến vĩ đại trong sự nghiệp phát triển đất nước của hai nước xã hội chủ nghĩa láng giềng này...
  • Vai trò của Hồng Kông trong nền kinh tế Trung Quốc

    07/10/2014Thái BìnhKhi người biểu tình tràn ngập Hồng Kông và mối lo ngại Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào tăng lên thì một trong những mối trăn trở của cư dân thành phố này là, liệu số phận của Hồng Kông có ý nghĩa nhiều đối với phần còn lại của Trung Quốc hay không...
  • Các quốc gia đều tránh va chạm với Trung Quốc

    25/09/2014Nhật Nam (Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ)Tất cả các quốc gia vừa phải, thậm chí các quốc gia lớn cũng đều tránh va chạm với Trung Quốc. Không phải là người ta sợ Trung Quốc, nhưng người ta tránh va chạm với Trung Quốc để tránh những rắc rối không cần thiết. Việt Nam cũng vậy, những chữ trong tuyên bố của chúng ta cũng rất bình tĩnh...
  • Ảo tưởng về sức mạnh Trung Quốc

    24/07/2014David SambaughNhững nhà tiên tri về sự nổi lên của Trung Quốc (TQ) đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ vừa qua. Họ đều tô vẽ hình ảnh của thế giới vào thế kỷ thứ 21 với TQ là một tác nhân thống soái. Sự tin tưởng này là một điều có thể hiểu được, và rất phổ biến; nhưng thực ra, đó là một sai lầm...
  • “Trung Quốc mộng” và căn tính sói

    09/07/2014Lê Vũ Quý Linh (thực hiện)GS. Trần Ngọc Vương từng có thời gian giảng dạy tại đại học Bắc Kinh và đang tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu và tìm hiểu văn hoá Trung Quốc. Học giả này đã có cuộc trò chuyện thẳng thắn và cởi mở với Người Đô Thị.
  • Giảm lệ thuộc vào Trung Quốc như thế nào?

    24/06/2014Trần Vinh Dự - Đinh Tấn NghĩaViệc giảm thiểu các quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc có giúp gì cho Việt Nam trong vấn đề khẳng định và xác lập chủ quyền thực tế của Việt Nam trên biển Đông hay không? Câu trả lời là không.
  • xem toàn bộ