Thư châu Âu: 'Hãy luôn làm cho đứa trẻ bận rộn'

từ Rome, Italy
03:56 CH @ Thứ Hai - 06 Tháng Bảy, 2015

Thưa quý anh chị,


Bạn tôi không mấy khi bực tức một điều gì đó lâu. Nhưng hôm nọ, chat với bạn mới biết, bạn đang cáu. Bạn, một người Việt đang sống và làm việc ở Đức, bảo rằng một đồng hương đã nửa đùa nửa thật với bạn trong một bữa nhậu rằng, “cho con gái học nhiều làm gì, sau này liệu có phát triển được không”.

Bạn viết cho tôi: “Tôi không hiểu những người Việt như anh ta sang châu Âu làm gì. Nếu sang đây chỉ để ôm khư khư những quan niệm cố hữu về con gái như thế, tốt nhất là cậu ta nên về nước và sống sau những lũy tre làng, với quan điểm cổ hủ về phụ nữ đã khiến bao bé gái vừa ra đời đã vục đầu vào bếp, làm vợ và làm mẹ, khi còn chưa được hưởng thụ những điều tốt đẹp của cuộc đời”.


Học sinh ở châu Âu rất bận rộn, nhưng không phải để trở thành cái máy


Anh viết thêm: “Tôi có con gái. Và tôi ghê sợ những quan niệm giáo điều về phụ nữ của người Việt. Tôi tưởng sang đến đây rồi thì những người Việt sống trong môi trường văn minh và bình đẳng này sẽ nghĩ khác và học những gì mang tính tiến bộ. Hóa ra, họ vẫn vậy, co mình trong cộng đồng”.

***

Tôi đồng ý với anh. Cũng là cha của một đứa con gái đang học lớp 6, tôi rất thích quan sát những đứa trẻ cùng trang lứa và cách giáo dục của các ông bố bà mẹ Italy với con cái mình.

Những người mới lần đầu tiếp xúc với họ sẽ thấy một điều: bọn trẻ bận rộn quá. Chúng học từ sáng đến chiều ở trường. Sau khi tan học, có những đứa trẻ được bố mẹ đến đón và cho ăn một chút pizza, trước khi đưa chúng học ngoại khóa, có thể là bơi lội, đá bóng, thể dục nhịp điệu, học kịch hay nhảy ballet...

Những đứa không đi học ngoại khóa thường được đưa đến công viên, chơi đến tối mới về ăn cùng gia đình. Những ngày cuối tuần, bọn trẻ không đến trường, thì cũng không mấy khi ở nhà. Chúng được gia đình đưa đi công viên, đi tham quan các bảo tàng, các buổi triển lãm, các buổi dã ngoại hoặc tham gia các chương trình hướng đạo. Chúng không phải đi học thêm, không bị nhồi nhét đủ thứ kiến thức nặng nề khác vào đầu, mà học và tham gia ngoại khóa với một sự thích thú đặc biệt.

Nhìn chương trình học ở trường, có thể nhận ra là chúng học các môn cơ bản không nhiều, còn lại là các môn liên quan đến khoa học và nghệ thuật.

Con gái tôi kể, ở lớp có những giờ học rất đặc biệt, như giờ lịch sử âm nhạc. Giờ học ấy, cô giáo luôn đưa ra thông tin về ngày sinh, ngày mất của các nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng thế giới, sau đó cho chúng nghe nhạc của họ. Hoặc, cô nhắc đến sự ra đời của những tác phẩm âm nhạc gần hoặc đúng ngày diễn ra tiết học nhất, sau đó giao cho bọn trẻ về nhà tìm kiếm thông tin để viết một bài luận nhỏ. Hôm rồi, con gái về kể, cô giáo nói về nhạc blues, nhân cái chết của B.B.King...

Những buổi học như thế, lũ trẻ nhớ lâu lắm, nhập tâm lắm, và khi về nhà, chúng thường được tạo thêm điều kiện để tìm hiểu về những gì chúng đã học.

Thật hiếm thấy đứa nào cắm mặt vào iPad hay iPhone mà người ta vứt cho chúng để “giải trí”, khi người lớn không biết phải làm gì với chúng, cho chúng chơi để khỏi quấy họ, hoặc khi thấy chúng quá rảnh rỗi. Và cũng thật hiếm thấy đứa trẻ nào ở đây sống quá thụ động.

Marina, cô giáo dạy piano của con gái tôi, bảo: “Những đứa trẻ cần được bồi bổ về mặt tâm hồn qua các môn nghệ thuật, không phải để tạo ra các thiên tài, mà đơn giản là để hình thành nhân cách và vốn sống. Điều đó quan trọng không kém gì những môn học chính khóa ở trường. Những đứa trẻ cần phải luôn bận rộn, và bố mẹ phải giúp chúng bận rộn với việc chơi mà học”.

Sự bận rộn kiểu Tây ấy khác biệt hoàn toàn với gánh nặng học hành của những đứa trẻ trong môi trường giáo dục ở ta.

***

Tôi cứ nghĩ mãi về việc như báo chí đưa tin, Tổng thống Obama đang nói thì một đứa trẻ cắt lời vì ông nói quá lâu, hay có một đứa trẻ viết thư gửi lên tổng thống hay thủ tướng.

Chuyện đó có thể là một điều gì không tưởng theo cách giáo dục của ta, nhưng là bình thường ở bên này. Bởi chính bọn trẻ ở lớp con gái tôi từng có dịp được cô giáo cho viết thư để gửi lên... giáo hoàng. Bởi chúng tự tin, tự lập, không ngần ngại nói lên chính kiến và được khuyến khích thể hiện điều đó hàng ngày, thông qua môi trường giáo dục và ý thức xã hội.

Bận rộn không phải để trở thành cái máy, mà thành những cá nhân có ích cho xã hội.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trẻ em thua thiệt, quốc gia tổn thất

    01/06/2020Jeffrey D. SachsTrẻ em là nguồn lực quan trọng nhất của mọi quốc gia. Điều này đúng không chỉ về mặt đạo đức mà còn đúng về mặt kinh tế. Đầu tư vào y tế, giáo dục và kĩ năng cho trẻ em sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho đất nước...
  • Để trẻ em “điếc” với sách là tội ác!

    01/06/2020Nhà văn Nguyên NgọcCần vận động khôi phục, xây dựng các tủ sách gia đình, chống lại kiểu văn hóa trọc phú, nhà giàu nào cũng có một tủ rượu rất sang mà tuyệt đối không có tủ sách, đem khoe với mọi người bao giờ cũng là khoe tủ rượu chứ không hề khoe tủ sách...
  • Đối xử với trẻ em như là vốn xã hội

    01/06/2020Nhà giáo Phạm ToànCái nguyên lý bất biến nằm trong việc tìm ra con đường phát triển giáo dục đúng đắn hơn cả. Cái định hướng đó không thể coi trẻ em như những công cụ tiềm năng, mà phải coi trẻ em như những thực thể trí tuệ có bản chất tự do.
  • John Dewey - người chắp bút tuyên ngôn giải phóng trẻ em

    23/04/2017Phạm Anh TuấnĐưa trẻ em lên vị trí trung tâm có làm mờ đi hình ảnh thiêng liêng của những người thầy? Hoàn toàn không. Ngày nay người ta quan niệm người thầy chỉ là người được xã hội phân công làm một công việc cụ thể. Nếu làm tốt công việc của mình thì người thày đó sẽ được cả xã hội kính trọng...
  • Trẻ em Úc được dạy về dân chủ như thế nào?

    07/11/2014Đỗ Thủy dịchHọc sinh phải được dạy để đánh giá nền dân chủ là một khái niệm và cách sống. Dạy dân chủ cũng có nghĩa là chuẩn bị cho con cái của chúng ta là những công dân, những người sẽ tham gia tích cực giữ gìn dân chủ. Chúng ta phải dạy về dân chủ để trẻ em trải nghiệm bản thân mình...
  • Giáo dục phải dạy trẻ em tư duy

    11/10/2014Phạm Anh TuấnBài phỏng vấn Philippe Meirieu và Marcel Gauchet do Báo Le Monde (Pháp) thực hiện và được đăng ngày 2/9/2011 trong khuôn khổ cuộc tranh luận mang chủ đề Làm thế nào để thay đổi nhà trường...
  • Trẻ em Việt Nam thành “người nước ngoài”?

    21/11/2013Hoàng HươngTrang bị cho con em những kỹ năng để hội nhập với thế giới đang là mục tiêu của không ít phụ huynh. Thế nhưng có mấy phụ huynh quan tâm đến việc con có được học tiếng Việt, lịch sử, địa lý, đạo đức VN khi vào trường quốc tế?
  • Giáo dục Mỹ với những trẻ em có tài

    27/05/2013Đan Thi (Tổng hợp)Thomas L. Friedman, người khởi xướng một lý thuyết hay được nhắc đến là lý thuyết “Thế giới phẳng”luôn cho rằng, dù cuộc chiến bất tận với bọn khủng bố có nặng nề đến mấy, thì mối e ngại thực sự cho nước Mỹ vẫn không phải là những người Hồi giáo rậm râu, mà là “những thanh thiếu niên chưa có một cọng râu” từ các nước thuộc thế giới thứ ba....
  • Trẻ em đã được nuôi dưỡng như thế nào?

    17/06/2008Kim QuyênTrẻ em chúng ta ngày nay được nuôi dạy về vật chất và tinh thần đầy đủ tiện nghi hơn lớp trẻ ngày xưa rất nhiều. Chúng ăn uống có nhiều dinh dưỡng và ngày ngày tiếp thu những chương trình giảng dạy cách tân nơi nhà trường, tiếp cận những phương tiện giải trí hiện đại mà trẻ em ngày xưa có nằm mơ cũng không thấy...
  • Việc nuôi dưỡng trẻ em

    30/11/2006Giúp chúng hiểu biết và kiểm soát những hoạt động của lứa tuổi vị thành niên còn ngu dốt của chúng, cho đến khi lý trí thế chỗ nó và giải thoát chúng khỏi rắc rối đó, chính là điều bọn trẻ muốn, và các bậc bố mẹ hướng tới… [Đứa trẻ] không hiểu chính nó để hướng dẫn ý chí của nó… Nó hiểu cho nó thì nó cũng phải quyết định cho nó; nó phải ra lệnh cho ý chí nó và điều chỉnh những hành động của nó, nhưng khi nó đến giai đoạn mà cha nó trở thành một người tự do, thì đứa con đó cũng trở thành một người tự do ...
  • Trẻ em nói về học tập: ''Chúng con mệt lắm rồi!''

    04/11/2003Vừa qua, tại diễn đàn dành cho trẻ em do Ủy ban Dân số-Gia đình-Trẻ em quận 4 tổ chức, các em đã lên tiếng về những bức xúc của mình xung quanh vấn đề học tập. Xin hãy lắng nghe và suy nghĩ.
  • xem toàn bộ