Thứ quý của thày lang

12:55 CH @ Thứ Hai - 01 Tháng Hai, 2016
Lời tác giả: Tôi đi qua mỗi một năm trong hành trình các vùng miền và làm việc, hay quan sát những ‘chuyện thực’ trong đời, ở người ….để tổng kết, để thêm ví dụ chứng nghiệm…. Nhưng cũng có khi ‘phải tự sáng tác chuyện không có thật’ miễn sao tải được ý ‘THẬT : NHẤT NGHỆ TINH NHẤT HIỂN VINH’ theo nghĩa mỗi người hãy có được ‘thứ Quý….’ để hành được ‘nghiệp Quý’ .Chuyện nhỏ này là vậy!
Một thày lang, từ trẻ được truyền lại cho các bài thuốc , tuy là rất hiếm hoi, nhưng hành nghề được ít năm trong cái làng nghèo nhỏ của mình, qua tuổi ‘tam thập nhi lập’ đủ ăn đủ mặc, nhưng mãi chả hơn nhiều người làng được bao lăm, thấy chán chường, bèn kêu Giời!

Tiên Ông hiện xuống nghe lời anh tha thỉnh cầu : muốn được đi trong Thiên Hạ để gặp được vận Quý mà ‘lên đời’. Ngài cả cười mà rằng : sáng mai con hãy lên đường, đi đến đâu như muốn, trong vòng một năm, Ta cho con một chiếc túi vải lớn, hãy để trong đó ‘thứ Quý con có’. Dọc đường con có thể cho thêm vào đó ‘những gì Quý’ khác do con nhặt hay kiếm được, hoặc ai cho con. Nên nhớ : cách của con càng Quý thì những sự được thêm cũng càng Quý. Vào ngày cuối cùng của năm sau, ta đợi con ở Nơi Ấy, đưa trả lại cho ta cái túi vải, rồi tùy theo trong đó có và còn gì thì Ta sẽ trao lại con ‘điều Quý từ ta : gọi là Vận Quý’ như chính lúc đó con sẽ ước. Tại sao phải vậy? Vì Giời hay Ta chỉ tặng cơ hội, chứ không cho không ai điều gì.

Anh ta vui mừng , theo lời Tiên Ông dặn, hôm sau ngẫm nghĩ mãi ‘thứ Quý của mình’ thực chỉ là những gói thuốc gia truyền còn lại trong nhà, nên bỏ vào túi vải cùng một ít lương khô, rồi lên đường đầy lạc quan. Những thời gian đầu anh ta thích tìm đến những nơi đô hội phồn vinh sầm uất cho thỏa nỗi thiệt thòi tầm mắt và hưởng thụ vốn chỉ quanh quẩn trong làng nghèo nhỏ của mình . Những thứ anh ta bỏ thêm vào túi vải, phần lớn chỉ là những ‘thứ Quý’ thừa thãi của Thiên Hạ, hoặc nhặt may nhặt được cái ‘xanh xanh đỏ đỏ’ mà trước anh chưa từng có.

Nhiều lúc anh phải vứt bỏ bớt những gói thuốc để trong túi để rộng chỗ để những thứ mới vào tiếp ( hơn nữa những vị thuốc anh mang theo cũng chỉ để phòng chữa cho chính anh – hoặc những bệnh người nghèo trong làng nghèo thường gặp phải thôi – gần như chẳng có cơ hội và được trọng dùng với những nơi trù phú anh đi qua ). Do thế, cách anh có được chúng cũng chẳng được Quý cho lắm, nên nhận lại được cũng chỉ đến thế thôi. Rồi cái thứ Quý của ngày hôm qua anh xung phải lọc bỏ bớt để thêm cái thứ Quý mới của ngày hôm nay mà anh gặp , có tiếp….Tuy thế, cái túi cũng dần đầy lên…

Không ít lần, gặp được một số ‘Cao nhân’ trò chuyện trên đường, họ hỏi anh có thứ Quý gì, anh mang những gì trong túi ra bày biện kể lể….Đa phần họ thoảng qua và nói ‘thứ đã là Quý thì hẳn phải có ích cho nhiều người, cho Thiên Hạ, chứ lại chỉ là ‘thứ riêng’ tích cất mãi trong túi sao ? Với bọn họ nếu có thứ Quý thì đã dùng, đã cho, mà Quý đến mức phải tích giữ mãi lại thành khổ chủ’ . Vốn cũng là ‘một trí thức nhỏ’ nên thỉnh thoảng có thỉnh kiến được các ‘Hiền Sĩ’ nghe, cảm được những điều hay, nhưng không thể bỏ vào túi nên nhớ nhớ quên quên lỗ mỗ, thêm hâm hiu thế nào ý. Anh hiểu là những người đó thường đến : hoặc đến nơi Phủ Vua Chúa bàn Quốc gia đại sự, hoặc tìm nơi nghèo khổ để giúp đời, hoặc dấn thân vào chỗ cuộc sống thử thách để tôi luyện và thể hiện ‘điều Quý’ của bản thân…Cả ba nơi đó anh đều không muốn, không thể….

Một ngày anh thấy trong bản thân có ‘diễn biến tâm lý’ tự lung lạc dần : chả biết con đường của các ‘Cao nhân’ hay ‘Hiền Sĩ’ có đi đến ‘điều Quý’ nào không ( cũng không ai trong số họ, sau khi thấy những thứ Quý anh mang ra khoe kể, có ý thèm muốn, đổi chác, muốn chia sẻ gì hoặc đề nghị anh cùng họ lên đường….). Anh mung lung: Liệu có đến Nơi Ấy hẹn gặp Tiên Ông nữa hay chăng ???

Sắp vãn một năm, tinh thần thể xác mệt yếu, hăng hái đi tiếp không còn, anh quyết quay về làng của mình ! Vào ngày cuối cùng khi đặt được chân đến đầu làng…Ôi ! Nhìn người dân vì nghèo khổ, thiếu thuốc mà la liệt ốm đau nhiều quá! Thật thương tâm ! Anh tự trách : không còn liều thuốc nào lúc này để chữa trị cho họ. Những ‘thứ Quý’ anh tích góp trên đường hóa ra chẳng thứ gì giúp được người dân làng lúc này, cũng không giúp anh đổi được bữa ăn ( vì dân làng đang lâm cảnh thế thì họ chả thiết gì đến thứ Quý trong túi của anh ! ). Anh ngửa mặt lên than : Giời ơi…!

Tiên Ông hiện ra, nhân từ nói : ‘Nơi Ấy’ chúng ta hẹn nhau vào ngày cuối năm hóa ra lại là đây : ngôi làng nghèo nhỏ của chính con. Nào hãy đưa túi vải trả ta, và xem ta có thể tặng con những gì nhiều hơn thế nào ? Anh ta lấy đưa ra khỏi túi vải mọi thứ trong đó…. Và thưa : con thực là chỉ còn biết ước giúp được ngay và luôn những người nghèo bệnh này ! Tiên Ông dùng gậy của mình đập nhẹ vào chúng…cái thì thành tro bụi, cái tan thành khói đen, cái thì thành sỏi đá vụn …Ngài đưa cho anh một chiếc túi khác, hiền hậu nói: Đây con hãy nhận lại, và hãy bắt đầu cho thời gian mới đi : thay vì cố ‘hơn người’ mà hãy dùng điều Quý của con để ‘vì người’ ! Người biến mất.

Anh mở túi mới ra, trong đó chính là những gói thuốc như anh ta đã từng làm ra được, từng có và bỏ đi trên đường !
Anh hướng lên Giời bái lạy Tiên Ông…rồi dứt khoát, mạnh mẽ, nhanh chóng, xốc vác…. bắt tay vào công việc của mình với những người dân nghèo đang đau ốm!
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bên cạnh đời sống vật chất

    11/04/2014Huy DungĐã làm người, “đã sinh ra ở trong trời đất” ai cũng muốn sống xứng đáng, muốn thành công, hạnh phúc, cho nên ai ai cũng hiểu sự cần thiết phải ra sức rèn luyện bản thân mình. Trong cái rèn luyện này điều thường bị bỏ quên là gì? Quên rèn luyện, nuôi dưỡng tâm hồn...
  • Kinh nghiệm học và đọc

    20/07/2020Tôi viết bài viết này với ý định cung cấp cho các bạn đi sau một vài lời khuyên về việc học, đọc, viết bằng tiếng Anh đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tôi. Tôi hạn chế việc áp dụng những lời khuyên này trong môi trường đại học ở Mỹ, là môi trường duy nhất ngoài Việt Nam mà tôi biết đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của phần lớn các bạn...
  • "Tư duy lang thang" trong duy cảm nghề nghiệp

    13/04/2018Nguyễn Tất ThịnhDuy cảm là trình độ thấp nhất của tư duy nghề nghiệp, duy tình là trình độ thấp nhất của xử thế. Đó cũng là một trạng thái cực đoan cá nhân mà chúng ta cố gắng vượt lên trên nó (chứ không nên duy ý chí mà phủ định nó)...
  • Người lao động xuất sắc

    19/08/2016Dương Xuân BảoLao động của con người ngày nay đã được xã hội hóa, được phân công rất chuyên biệt ra hàng triệu loại lao động khác nhau. Nhưng theo bạn, cần có những kiến thức gì để có thể hoàn thành tốt lao động của mình để có thể trở thành "Nhất nghệ tinh - Nhất thân vinh?"
  • Sự học đề cao thực nghiệp

    10/11/2015Bùi Văn Nam SơnThực học và Công dân toàn cầu là hai khái niệm không còn mới đối với thế giới, nhưng ở Việt Nam hiện nay lại trở nên “nóng bỏng” vì ngày càng có nhiều trăn trở về câu hỏi: học để làm gì?
  • Mười chữ IN HOA về Nghề Nghiệp

    19/06/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi không sa vào định nghĩa của từ ( nhiều người sẵn biết rồi ), mà đề cập thẳng đến bản chất xã hội của từ ‘Nghề Nghiệp’ ở một điều : ‘GÓP PHẦN PHỤC VỤ, CẢI HÓA, PHÁT TRIỂN XÃ HỘI’ !!!
  • Danh và phận

    11/10/2013Hoàng Duy VũCon người ta trong đời ai cũng có phận. Nói với màu sắc định mệnh: đó là số phận. Số phận đã định thế. Vậy chẳng nên băn khoăn, than vãn làm gì! Còn danh, là cái gắn với phận, để thành danh và phận trong một kết cấu gắn bó, nương tựa vào nhau. Nhưng dẫu có gắn bó, cả hai thưởng lại có so le ít nhiều. Sự so le này thường đưa lại nhiều suy ngẫm, và ở các trường hợp so le lớn, lại gây nên nhiều cám cảnh hoặc bất ngờ, trên hai nẻo hài và bi...
  • Những điều xã hội không mong muốn

    28/06/2009Bùi Tiến QuýThấu hiểu sâu sắc những điều xã hội không mong muốn để tránh xa hoặc để khắc phục là việc làm có giá trị xã hội rất lớn lao, không thua kém gì thấu hiểu sâu sắc những điều xã hội mong muốn để phấn đấu thực hiện tốt.
  • Danh và Thực

    06/12/2007Giáo sư Phong LêQuan sát cuộc sống quanh ta, quả không khó thấy có những người suốt đời không thể sống mà không có danh. Bởi chỉ với cái danh mới phát ra được các tín hiệu của quyền lửa và với cái danh, họ thu được rất lắm quyền lợi; Cả một đời sống với danh và vì danh, cho đến khi có cơ hết; và hết đối với họ là mất quyền lợi, nên họ phải bằng mọi cách níu giữ cho được cái danh, ở bất cứ dạng thái nào...
  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • Những sai lầm khi xây dựng nghề nghiệp

    17/06/2005Donald Asher, tác giả quyển sách "Để có việc làm với một số chuyên môn chính", đã phác thảo ra một số sai lầm thường gặp cần phải tránh trong bước đường xây dựng nghề nghiệp của chúng ta...
  • xem toàn bộ