Tin ở hoa hồng*

10:38 CH @ Thứ Năm - 07 Tháng Sáu, 2018

22.000 cử nhân ra trường không kiếm được việc làm. Thế số đã kiếm được việc thì sao?

Hôm qua phỏng vấn bỏ túi một số sinh viên ra trường từ 0-10-15 năm, đa số cho biết thu nhập ở mức 5-10-15 triệu/ tháng.
Tôi thắc mắc: Số tiền đó nếu chia cho thuê nhà, ăn, y tế phí, các thiết bị công nghệ phục vụ cho công việc, mua sách, học thêm nâng cao trình độ chuyên môn chắc chắn là không đủ, chưa kể tiền ban đầu bỏ ra để chạy việc, vì sao họ vẫn có thể vô quán cafe hàng ngày, xài iPhone đời mới, check-in nhiều chốn sang chảnh và nhiều bạn còn có xe đẹp để chạy?
.
Câu trả lời là:
Thông thường thì 3- 5 năm đầu cha mẹ vẫn chu cấp, ai không có chu cấp thì đi dạy kèm, chạy grab, bán hàng đa cấp.
Năm thứ 4- 6 trở đi thì kiếm thu nhập thêm từ những khoản lặt vặt phát sinh trong quan hệ công việc như phí môi giới, khoản tiền dôi dư khi mua bán các vật dụng, thiết bị cho công ty, hoa hồng từ các hợp đồng kinh tế.
.
Năm thứ 10 hay 15, có chút chức sắc, các bạn sẽ có nhiều "bổng" thì vị trí làm việc của mình. Ví dụ như các giám đốc marketing thì sẽ nhận 10% - 15% từ các hợp đồng quảng cáo, PR từ phía đối tác. Các vị trí có quyền sinh quyền sát trong việc ký tá, phê duyệt một cái gì đó dù nhỏ cũng sẽ hưởng hoa hồng theo giao ước ngầm, một cái luật mà ai cũng hiểu chỉ vài người không hiểu. Những bạn này có khi cả tháng chả ngó đến tiền lương vì "bổng" có khi cao gấp mấy chục lần lương. Và sếp của các bạn cũng biết rõ điều ấy nên không cần trả lương cao. Coi như để thị trường tự điều chỉnh.
.
Điều này làm tôi nhớ đến mấy tiệm massage, quán cắt tóc gội đầu thanh nữ không bao giờ trả lương cho tiếp viên, chỉ tạo điều kiện tối đa để các ẻm kiếm tiền bo, có nơi còn ăn chia với chủ.
.
Tự dưng thấy buồn vô hạn.
.
Có lẽ thế hệ tôi may mắn hơn các em cử nhân bây giờ. Hồi mới ra trường, lương thấp nhưng các hạng mục chi tiêu chưa nhiều như giờ. Một ngày ở Hà Nội, nếu sáng xôi, trưa cơm bình dân, bún chả cực ngon ở khu trung tâm..., tối vẫn phong lưu phóng xe lên Hồ Tây xơi bún ốc, khuya vẫn thả ga đọc hết 1 cuốn sách vài trăm trang mà ko lo mai hết tiền mua sách.
.
Những năm 97-2001 ở Sài Gòn, tôi làm việc cho tờ báo mà đứng sau đó là một tập đoàn media của nước ngoài, một nơi lương đủ cao để phóng viên, biên tập viên không cần nhận thêm hoa hồng ở bất kỳ đâu (trừ phi quá tham). Tôi yêu cầu phóng viên dưới quyền không nhận phong bì khi họp báo. Các em cũng chấp hành nghiêm chỉnh, nên ra ngoài, phóng viên của mình thời ấy nổi tiếng là ăn mặc đẹp, gương mặt sáng láng, rạng ngời, giờ hầu hết có cơ nghiệp riêng cả rồi. Sau này có một cô gặp lại, bảo: "Hồi đấy em nghe chị, cứ chối đây đẩy, làm họ sợ, tưởng em chê ít, lại đưa nhiều hơn. Nhưng nhớ lại cái mặt mình lúc từ chối phong bì, thấy "oai" ra phết".
.

Hoa hồng mà người bí ẩn đặt lên những gốc xà cừ trăm tuổi vừa bị chặt hạ ở đường Tôn Đức Thắng, Tp. HCM
.
Đem con số 22 ngàn sinh viên thất nghiệp ra kể cho chị bạn, chị bảo con chị đã chắc chân trong một công ty Nhật, lương cao, đãi ngộ tốt, sau nhiều bài test năng lực và sự chính trực, dù trước đây có lúc chị hoang mang rằng mình dạy con thế liệu có thiệt thòi cho nó khi vào đời.
.
Tôi cũng biết vài bạn trẻ như thế. Điểm chung dễ nhận biết là các bạn đĩnh đạc, tự tin và tự tại, không lóc chóc nhấp nhổm, mắt liếc ngang, miệng cười cầu tài khi trò chuyện.
.
Tôi dám chắc 99% các em đang sống bằng hoa hồng, đều muốn sống đàng hoàng bằng đồng lương. Tôi cũng tin các nhà tuyển dụng cần người tài và chính trực chưa hoàn toàn tuyệt chủng.
.
Nhưng một câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng là: Liệu chúng tôi có dám trao cơ nghiệp cho các em, khi các em tin ở "hoa hồng"?
Ai cũng muốn từ chối phong bì, chống tham nhũng, xoá bỏ bất công, ai cũng muốn "giải cứu" cử nhân thất nghiệp, nông dân nghèo mất ruộng. Nhưng thật khó có một giải pháp căn cơ nếu mỗi cá thế trong xã hội vẫn phải bon chen, luồn lách, gian lận để kịp về nhà trước khi trời tối, để vượt vũ môn, để sống qua ngày, để nhặt từng cọng rơm cho tổ ấm, để ngoi lên đớp chút không khí đặng còn lao động chiến đấu, để cha mẹ già khỏi bị la mắng khi nhập viện, cho con cái được hưởng chút "đặc quyền" về giáo dục mà một đứa trẻ xứ văn minh đương nhiên được hưởng miễn phí.
.
Tôi không phán xét gì các em cả, chỉ cay đắng và thương.
.
Thời thanh niên của chúng tôi, hoa hồng chỉ là một bông hoa nhiều cánh, yểu điệu, với hương thơm đầy kiêu hãnh.
Giờ nó vẫn nhiều gai, không có cánh, không có hương, nhưng được gọi là "kèo thơm".
.
Loài hoa này sẽ giết chúng ta trước cả ngoại bang.
Khi liêm sỉ bị huỷ hoại, quốc sỉ là khái niệm xa vời.
------
* Tên một vở kịch lừng danh của Lưu Quang Vũ cách đây 30 năm, viết về những người trẻ mới ra trường với hoài bão, khát vọng và niềm tin về một xã hội tốt đẹp. Sau bao cú shock, niềm tin của họ có lúc bị lung lay chao đảo nhưng cuối cùng họ vẫn tin giữ vững niềm tin ấy như tin rằng trên đời này còn có tình yêu, còn có hoa hồng.
.
Clip bài hát chính của vở kịch "Tin ở hoa hồng":
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sức mạnh của cái Đúng

    10/03/2020Chungta.comSức mạnh của cái đúng. "Giá trị thật sự của con người chính là sự cống hiến của nó. Toàn bộ hạnh phúc của một nhà khoa học là sự cống hiến, là sự phát hiện lẽ phải ở cấp thấp, chân lý ở cấp cao và triết học ở cấp tuyệt đối"....
  • Khi người ta bán tuổi trẻ với cái giá quá rẻ

    29/10/2019Khải ĐơnTa cứ ngỡ tuổi thanh xuân là mãi mãi, ta từ tốn làm những việc cần làm và vội vã tiêu xài nhiệt huyết vào những điều không đáng...
  • “Làm giàu” là ”Lý tưởng” cần giáo dục cho tuổi trẻ sao?

    26/09/2019GS. Tương LaiTôi không nghĩ vậy. Vì thế, xin được traođổi đôi điều về vấn đề rất hệ trọng này.
  • Những nhận thức sai lệch của Tuổi Trẻ

    15/09/2018ThS. Phạm Thạch HoàngTrong lớp trẻ hiện nay, tồn tại không ít những quan niệm sai lệch. Có thể nói, nhân sinh quan của một bộ phận thanh niên có vấn đề. Một số quan niệm sau đây cho thấy điều đó...
  • Lương tâm là gì?

    05/04/2018Lương tâm, như từ này cho thấy, là sự ý thức. Nó là loại ý thức đặc trưng – ý thức đạo đức, một cảm thức nội tại về cái đúng và cái sai. Và nó là ý thức có sức mạnh bắt buộc. Chúng ta cảm thấy bị nó thúc ép. Nó ra lệnh cho chúng ta. Nếu chúng ta không vâng phục nó, chúng ta cảm thấy ăn năn hay lo sợ. ...
  • Nghĩ về dưỡng chất tâm hồn cho tuổi trẻ hôm nay

    04/03/2018Nguyên CẩnVì sao tuổi trẻ hôm nay bị "suy dinh dưỡng tâm hồn"? Vì sao khi hai người cùng ngắm nhìn bầu trời đêm qua những chấn song cửa, một người chỉ thấy toàn màu đen, còn người kia lại thấy những vì sao lấp lánh?...
  • Phật giáo đem lại lợi ích gì cho tuổi trẻ?

    01/08/2016Lyly NguyễnHồi nhỏ, tôi vẫn thường đi sinh hoạt ở Gia đình Phật tử vào mỗi chiều Chủ nhật, được là chú chim oanh vũ dưới sự hướng dẫn của các anh chị huynh trưởng, những hạt mầm Phật pháp đã được gieo từ sớm. Nhưng, mãi đến khi đọc sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tôi mới thấy Phật giáo có ý nghĩa lớn lao đối với tuổi trẻ.
  • Amartya Sen: Lương tâm của kinh tế

    05/03/2016GS. Trần Hữu DũngĐa số người ngoài ngành (và cả nhiều người trong ngành) thường nghĩ đến kinh tế như một khoa học giúp hoạch định những chính sách để quản lý, để phát triển, để tăng trưởng, để bình ổn. Những người có thiên kiến này sẽ ngạc nhiên khi đọc Amartya Sen, nhà kinh tế gốc Ấn Độ, người được trao tặng giải Nobel Kinh tế năm 1998. Ông là người châu Á đầu tiên được Nobel về ngành này...
  • Dọn rác đạo đức - Spa lương tâm

    04/03/2016Thu NguyệtTa luôn chú ý làm đẹp hình thức bên ngoài mà không quan tâm đến chuyện làm đẹp cho lương tâm mình. Một vài động tác tự “chăm sóc” nhỏ thôi như thế nhưng cũng sẽ giúp mình như đi spa cho lương tâm vậy.
  • Cái đúng hôm qua nay không đúng nữa!

    19/01/2016Vương Trí NhànÔng Tú, nhân vật chính trong truyện ngắn Một thời gió bụi (1991), của Nguyễn Khải là một cán bộ vốn sống ở thành phố, khi nhận sổ hưu, liền có ý định về sống hẳn ở quê. Song chỉ về quê thăm thú ít ngày, ông đã phải bật ra, quay trở lại với vợ con ở thành phố, làm chân phụ việc bán hàng cho vợ.
  • Tuổi trẻ: Giàu thông tin, nhưng còn bản lĩnh?

    11/09/2015Mai Lan ghiHai mái đầu bạc, Nhà văn Nguyên Ngọc và GS-TS Lê Ngọc Trà, hai nhà văn hóa đã hàn huyên trong một buổi gặp gỡ, với những khắc khoải, suy tư về bản lĩnh thế hệ trẻ hôm nay, những người đang tiếp nối thế hệ của họ đưa đất nước tiếp tục phát triển.
  • Những mặt yếu của tuổi trẻ Việt Nam

    19/08/2015Bình HươngTuổi trẻ việt Nam có rất nhiều mặt mạnh. Nhiều nhà Xã hội học nước ngoài đến nghiên cứu ở Việt Nam đều có những khẳng định tốt đẹp về Tuổi trẻ Việt Nam. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ mong muốn khái quát lại những nhận xét về mặt yếu của thanh niên ta, của đa số những cán bộ đoàn qua các kỳ Đại hội, họp hành...
  • Không mặc cả với lương tâm

    13/11/2014Phạm Anh TuấnTrong thâm tâm họ biết là tôi đúng. Nhưng nếu họ cứ tiếp tục bênh vực ý kiến của họ thì chưa chắc đã không gặp rủi ro. Và nếu không ai dám chấp nhận rủi ro thì chuyện gì sẽ xảy ra? Cậu biết tại sao họ không ưa tôi không? Tôi thường buộc họ phải thú nhận là họ đã mặc cả xong với lương tâm của chính họ…
  • Bản nhạc buồn của những tuổi trẻ bất thường

    10/10/2014Lam ThuSách "Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối" là những mẩu ký ức về tuổi trẻ, thể hiện cái tài trong việc xây dựng tâm lý nhân vật của Patrick Modiano...
  • Sự chung thủy nằm ở lương tâm

    07/11/2013Phùng Nguyên (thực hiện)Tâm Phan - một hot blogger, công dân toàn cầu đã sống tại gần 100 thành phố trên thế giới, chia sẻ với PV Tiền Phong về phong cách sống của giới trẻ phương Tây: Sự chung thủy không nằm ở trinh tiết mà nằm ở lương tâm...
  • Tuổi trẻ và … Tự do

    14/07/2011Nhà báo, nhà văn Lưu Quý Kỳ (1919-1982)Năm 1789, nhà ngục Baxti bị phá đổ. Cả một chế độ phong kiến, tử thủ của Tự do, kết tinh trong nhà ngục Baxti, cũng theo đó mà đổ. Dân chúng reo hò, hoan hô chào đón Tự do đã trở về với họ. Nhưng, nếu có người đã hoan hô, reo hò vì Tự do đã trở lại thì cũng có người xốn xang, bực tức vì thấy những đặc quyền của mình lui dần đi.
  • Tuổi trẻ và địa vị làm người

    02/02/2010Huỳnh Sơn PhướcBốn hay năm năm ở đại học như qua một chuyến đò ngắn, trong cả một cuộc đời lúc nào cũng cần học, tự khám phá những tiềm năng của chính mình và vượt qua chính mình. Thế nhưng, đại học là một giai đoạn quan trọng của bước chuyển trưởng thành ở một đời người...
  • Tuổi Trẻ

    13/07/2009Samuel Ullman (1840 – 1924), doanh nhân, nhà thơ, nhà từ thiện - Đoàn Thanh Liêm dịchTuổi trẻ không phải là một giai đoạn của cuộc sống, nó là tình trạng của tinh thần; nó không phải là vấn đề của má hồng, môi đỏ, sức khỏe dẻo dai; nó là vấn đề của ý chí, của khả năng sáng tạo, sức sống mãnh liệt của cảm xúc; nó là sự tươi mát của mùa xuân bất tận của cuộc sống.
  • Tuổi trẻ với vấn đề Diệt Dục

    09/05/2009HT Thích Thanh TừTuổi thanh niên là tuổi hy vọng ước mơ, bao giờ cũng nuôi sẵn trong lòng những mộng đẹp. Nhờ sự hy vọng ước mơ ấy, thanh niên mới phát triển hết khả năng để đạt được sở nguyện. Thế mà, nghe đạo Phật đề cập đến vấn đề diệt dục, thực là một việc cằn cỗi khô khan, không thích hợp chút nào với tuổi đang tràn trề nhựa sống, theo quan niệm của họ. Do đó, đa số thanh niên chỉ đứng xa nhìn đạo Phật, thấy như mình không có liên hệ gì với cái đạo già cỗi ấy.
  • Những giá trị sống cho tuổi trẻ

    07/05/2009Với mong muốn làm phong phú thêm vốn sống cho các bạn trẻ - học sinh, sinh viên và các đối tượng thanh niên khác - bằng cách trang bị cho họ những giá trị tích cực và kỹ năng sống thiết thực, hữu ích trong hành trình vào đời, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quyển sách Những Giá trị Sống cho Tuổi trẻ.
  • Tuổi trẻ buồn

    02/12/2005Nguyễn VinhEm bảo em buồn. Tôi hỏi sao buồn. Em bảo không biết, tự nhiên thấy buồn. Buồn một cách lạ lùng, dã man và… bí mật lắm. Đến nỗi, chính em cũng không hiểu buồn từ đâu về và buồn vì cái sự gì nữa. Chà, thế thì “căng” quá…
  • Hạnh phúc vẫn hơn là “cái đúng”

    20/10/2005Huy MinhTrong gia đình, làm cho mình và các thành viên khác hạnh phúc hơn mới là đúng nhất! Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên tránh né mọi cuộc tranh luận, hay ngoan ngoãn đi theo sự dẫn dắt của người bạn đời, hày chiều chuộng mọi sở thích của con cái
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • xem toàn bộ