Tính đại khái, Sự nửa vời và Tinh thần trách nhiệm của người Việt

05:02 CH @ Thứ Hai - 21 Tháng Ba, 2016

Bất cứ ai khi qua các con đường đang sửa cũng phải khó chịu vì bụi và vì những đoạn đường gồ ghề rất khó đi. Các nhà thầu chỉ cần lấy máy ủi có sẵn gạt bằng và phun nước, họ có thể tạo ra một cảm giác dễ chịu và được tôn trọng hơn rất nhiều cho người đi đường. Ngay như nước láng giềng Cambodia khi sửa chữa sân bay, bạn có thể thấy bạt được che cẩn thận và dòng chữ “xin lỗi vì đã làm phiền” bằng tiếng Anh đặt trang trọng nơi dễ nhìn. Còn ở Việt Nam, những người thi công chỉ lo công việc của họ. Những khó khăn mà những người xung quanh phải chịu như là lẽ tất nhiên. Chính vì vậy mà có những con đường đau khổ nhiều năm mọi người phải chịu mà không nhận được một lời xin lỗi, những công trình đang xây trở thành nỗi kinh hoàng của cộng đồng mà không mảy may áy náy.


Những con đường bụi trắng xóa..

Những hàng cây bên đường, trong công viên sau khi trồng bỗng dưng chết khô. Khi đào lên mới thấy người trồng cây không bóc lớp ni lông bọc gốc cho cây. Có lẽ, những cây xanh kia đã phải chịu khát, chịu ngạt với cảm giác tương tự một con người bị chụp một bao ni lông lên đầu đến khi tắc thở. Nhưng với những người trồng cây kia, họ vô tâm hay họ vô trách nhiệm nên chỉ đào hố và lấp đất. Vì sự dối trá và cẩu thả được che đậy dưới lớp đất kia nên mầm cây đã bị chết. Không đòi hỏi những người làm công việc này phải yêu cây, coi cây như những sinh linh sống. Chỉ cần họ làm đúng quy trình kỹ thuật như trách nhiệm của mình thì những cái cây kia không bị ngạt mà chết khô, và tiền của không bị lãng phí.

Trong những trận chung kết bóng đá nảy lửa, sự hò hét cổ vũ của khán giả Việt cho hai đội thể hiện sự đam mê và cuồng nhiệt cho môn thể thao vua. Tuy nhiên, trọng tài chưa kịp tuýt còn kết thúc trận đấu, một nửa sân đã vội vã ra về bỏ mặc nhà vô định nhận cúp. Các cổ động viên quan tâm đến sự dễ dàng cho mình hơn là tôn trọng những cống hiến hết mình của cầu thủ. Chứng kiến sự tôn trọng của khán giả Mỹ ở lại sân tennis , hay khán giả Anh reo hò chúc mừng đội bóng lên nhận cúp thì thấy tủi thân cho các nhà vô địch Việt Nam. Sau khi reo hò, thăng hoa và sung sướng họ đã vội vã bỏ rơi chính các thần tượng của mình ngay trên sân cỏ với chiếc cúp lạnh lẽo trên tay!

Khi cây xăng ở giữa Hà Nội cháy nhà quản lý mới tá hỏa hét toáng lên là cây xăng không nằm trong quy hoạch, không có giấy phép kinh doanh. Một cây xăng nằm ngay trung tâm thành phố, người xe tấp lập ra vào mà nhà quản lý chỉ biết khi nó bốc cháy thì quả là “con voi chui lọt lỗ kim”. Khi hàng chục người bị ngộ độc vì ăn bánh mì ở Bình Dương phải vào viện cấp cứu, khi đó cơ quan quản lý mới phanh phui ra là giấy phép kinh doanh đã hết hạn, quy trình bảo quản và chế biến thực phẩm không đúng quy cách. Và họ vội vàng phạt tiệm bánh, coi như đã hoàn thành trách nhiệm của mình. Trong tất cả những câu chuyện tương tự như hai câu chuyện này, nhà quản lý luôn vô can và họ chỉ xuất hiện khi việc đã rồi, viết biên lai phạt, và thu tiền.

Đây là những ví dụ rất đời thường để thấy rằng tính đại khái, sự nửa vời và tinh thần vô trách nhiệm đã trở thành phổ biến trong xã hội. Để lâu ngày, nó trở thành căn bệnh trầm kha và tạo thành nhân cách của con người. Sự nửa vời không làm chết ai ngay lập tức nhưng nó tạo ra các sản phẩm không hoàn thiện, làm xã hội xộc xệch, luật pháp tùy tiện và ngăn cản sự phát triển.

Sự nửa vời cũng dễ làm người ta hài lòng với những cái gì mình có, tự biện minh cho những yếu kém và ngại thay đổi. Trong chính trị, nó dễ dẫn đến những thỏa hiệp trong cải cách, ngay cả trên những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Có lẽ, chỉ khi Việt Nam đối mặt với nạn đói thì người dân mới được tự sản xuất trên mảnh đất của mình, và hình thành công cuộc đổi mới năm 1986. Hiện nay, khi đất nước khủng hoảng mô hình phát triển kinh tế vì sự mới lạ của “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhưng chúng ta vẫn còn dùng dằng chưa chịu bứt phá. Những vấn đề nghiêm trọng nhất của đất như khiếu kiện kéo dài và tranh chấp xảy ra liên quan đến việc thu hồi, đền bù và sử dụng đất đai vì chúng ta chưa thừa nhận quyền con người trong sở hữu tài sản đất đai. Đó là tham nhũng và lợi ích nhóm, vì chúng ta chưa có hệ thống giám sát quyền lực giữa ba nhánh quyền lực nhà nước và vai trò độc lập của xã hội dân sự. Đó là vấn đề phát huy sức mạnh toàn dân, sự sáng tạo và tinh thần đoàn kết dân tộc vì chúng ta chưa cụ thể hóa quyền tự do lập hội, tự do tư tưởng, tự do báo chí và tự do biểu đạt.

Có lẽ, người Việt nổi tiếng vì cái sự “lười” đi khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh tật sớm còn chữa trị. Thậm chí, nhiều người biết mình có bệnh nhưng vẫn lần nữa không muốn chữa vì hy vọng “mọi sự sẽ ok thôi, rồi bệnh sẽ tự khỏi”. Tiếc rằng, khi bệnh quá nặng vội vàng vào viện thì đã quá muộn, nếu chữa được thì cũng để lại di chứng lâu dài. Có vẻ, tính cách này đang được thể hiện trong mọi mặt đời sống gia đình, kinh tế, xã hội và chính trị của nước ta.

Mỗi người không cần làm hơn, chỉ cần làm đúng và đủ trách nhiệm, khi đó chắc chắn thay đổi sẽ đến thần kỳ. Hãy dậy con trẻ làm “đến nơi đến chốn” vì đó chính là một kỹ năng, một tính cách và một đạo đức của một con người. Nó sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách, một nhân cách có trách nhiệm, không nửa vời và không đại khái với bản thân mình và với những người xung quanh!

Nguồn:Diễn Ngôn
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nông nổi, hời hợt, tín ngưỡng xen hoài nghi

    01/12/2018Vương Trí NhànNhững phong trào ở nước ta, bất cứ phong trào gì, đều có một tính chung là nông nổi, hời hợt bề ngoài. Cái mà chúng ta thiếu nhất là sự sâu sắc. Bởi ta không chịu phân tích và suy xét kỹ nên bất cứ vấn đề gì chúng ta cũng không biết được rõ ràng và chu đáo, biết một cách thấu suốt...
  • Vô cảm là lớp cặn nổi trên bề mặt xã hội

    07/05/2018Hà Loan (Thực hiện)Càng ngày, chúng ta càng phải chứng kiến những câu chuyện đau lòng, những vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Người ta không khỏi bàng hoàng về sự suy đồi đạo đức mà biểu hiện rõ nhất là sự vô cảm của con người. Người ta lo ngại “bệnh vô cảm” đang có sức lây lan rất lớn, len lỏi khắp mọi ngóc ngách của đời sống xã hội.
  • 'Ơ hay, sao mình hời hợt quá'

    08/05/2017Nhật HạHằng ngày, một bộ phận bạn trẻ thường thốt lên: “Chán thiệt, sao mình hời hợt quá”...
  • Chủ nghĩa Makeno

    31/05/2016Tony buổi sángMỗi năm nước ta có 130-160 ngàn người ung thư mắc mới, số liệu được công bố tại Hội thảo do Hội Ung thư Việt Nam tổ chức ngày 16/10 vừa qua ...
  • Vô cảm và bất lực

    12/05/2016Vương Trí NhànHàng ngày các tin tức thuộc loại tiêu cực đã quá nhiều. Nhiều tới mức câu chuyện “người Việt thuộc loại chuộng dùng hàng ngoại nhất châu Á” do một tổ chức nghiên cứu quốc tế nêu lên, và vài tờ báo trong nước đăng lại... chẳng khiến mấy ai bận tâm.
  • Người Việt quá duy tình, sao lại nói vô cảm?

    14/04/2016Dân HùngTrong mối quan hệ mang tính Nhà nước, hay còn gọi là công việc, thỉnh thoảng, người ta thường hay nhắc đến từ"tội" mỗi khi có chuyện phê bình, kỷ luật xử lý một cá nhân nào đó,chữ tình hay được xét đến đầu tiên sau đó mới đến lý, mới đến quy định, pháp luật.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Gì cũng cười, Nói năng lộn xộn, Học hời hợt

    04/03/2016Vương Trí NhànAn Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, phải cũng hì mà quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang...
  • Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát

    24/02/2016Hà Nhi (Thực hiện)GS.NGND Nguyễn Lân Dũng chỉ ra 5 tính xấu của không ít người Việt Nam đó là: Ham tiền, hiếu danh, coi thường danh dự, vô cảm và hèn nhát, coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào"...
  • Trái tim vô cảm

    07/12/2015Trịnh Trung HòaAi cũng có một trái tim nhưng không phải vì thế mà trái tim nào cũng rung động như nhau. Có trái tim vô cùng nhạy cảm, chỉ một chút rung động nhẹ nhàng cũng xao xuyến cả tâm hồn nhưng cũng có trái tim trơ trơ như gỗ đá trước những buồn vui của người khác...
  • 'Thưa sinh viên - những người sống hời hợt và vô bổ'!

    21/07/2015Đ.Q tổng hợp"Thưa các anh chị sinh viên - trí thức cao - mong các anh chị sống bớt hời hợt và vô bổ cho xã hội nhờ!"
  • Vô minh và vô cảm

    20/04/2015GS Chu HảoNhững biểu hiện Vô minh và Vô cảm như thế chỉ có thể bị hạn chế, bị đẩy lui trong một thể chế dân chủ, với một nền giáo dục nhân văn . Thể chế dân chủ đảm bảo những quyền tự do cơ bản của con người, trong đó quyền tự do bầy tỏ chính kiến của mình để làm phong phú, đa dạng và đổi mới tư duy của toàn xã hội để gạt bỏ mọi giáo điều ý thức hệ, có lẽ là quan trọng nhất...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm

    14/04/2015Vương Trí NhànHiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi...
  • Quốc nạn - Sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống

    02/12/2010Nguyễn Hoàng (2010)Sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống tất yếu gây ra những lãng phí
    mang tính hệ thống. Đó là sự lãng phí về cơ hội, các nguồn lực con
    người và xã hội, tiền của, thời gian, tài nguyên đất nước và phải được
    coi như một tội ác ghê gớm. Quy mô và sức phá hoại nó rât nặng nề có
    thể lên đến nhiều tỷ dollar/năm. So sánh về sức tàn phá, tham nhũng chỉ
    như mấy chú muỗi mắt đặt bên cạnh những con khủng long lãng phí và phá
    hoại mà thôi. Hiện tại, chưa có bất cứ một chế tài nào để chế ngự được
    loại quốc gia đại nạn này...
  • Về sự hời hợt

    09/07/2009Quốc BảoSự hời hợt được sinh ra bởi tính xuê xoa, ít trách nhiệm, chiếu lệ. Nhưng nó cũng là con đẻ của thói tò mò, sự ỷ lại và môi trường nhiễu loạn thông tin.
  • xem toàn bộ