Tính nghiêm túc của “những vở kịch”

06:30 SA @ Thứ Tư - 30 Tháng Năm, 2007

Thưa tiến sĩ Adler,

Những bài giảng về văn hóa Tây phương hoặc những cuốn sách quan trọng thường đặc biệt nhấn mạnhđến những tác phẩm kịch – cả bi kịch lẫn hài kịch. Hầu hết chúng tôi, là sinh viên hay độc giả, hoan nghênh sự nhấn mạnh đó vì niềm vui hưởng mà chúng tôi có được từ những tác phẩm này và như sự giải lao khỏi những sách vở có vẻ nghiêm túc hơn. Nhưng nhiều người trong chúng tôi có cảm giác vụng trộm, không vui, tội lỗi rằng chúng tôi thật phù phiếm khi dành hết chú ý vào những “trò kịch” tầm thường trong những gì lẽ ra phải là sự khám phá nghiêm túc di sản văn hóa của chúng ta. Các triết gia cổ đại có coi trọng kịch không hay họ coi nó chỉ là sự khuây lãng và giải trí?

C.K.

C.K. thân mến,

Đôi khi chúng ta quên rằng khởi thủy kịch là một yếu tố trong việc thờ cúng công khai. Ở thành phố Athens cổ đại, kịch được trình diễn trong nhà hát ngoài trời quay chung quanh bệ thờ thần Dionysius(1). Những chủ đề của bi kịch Hy Lạp bắt nguồn từ những chuyện kể về các thần và các anh hùng và được xử lý với sự nghiêm túc tối đa.

Hài kịch Hy Lạp nảy sinh từ những cuộc liên hoan để vinh danh thần Dionysius. Vào thời Aristophanes, nó là sự hỗn hợp của cái gì đó giống như một trò nhại, nhạc kịch vui, và kiểu hài hước Mort Sahl(2). Nó phối hợp những lời nói đùa tục tĩu và trò hề với những lời châm biếm sâu cay về những nhược điểm chính trị và xã hội lúc bấy giờ.

Bởi vì bi kịch và hài kịch cổ điển có những ngụ ý đạo đức và xã hội nghiêm túc, nên các triết gia cổ đại – những người bảo vệ đạo đức công chúng và những người biện hộ cho sự nguyên trạng (status quo)chính trị- tán thành việc hạn chế hay thậm chí cấm chỉ những buổi diễn kịch. Thái độ chỉ trích này được Plato dành cho văn chương nói chung, thường trở nên dữ dội khi áp dụng với kịch, vì sự trình diễn và ảnh hưởng rộng rãi của nó.

Ngược lại, Aristotle phản bác quan điểm nói rằng mục đích của kịch – hoặc của các nghệ thuật tưởng tượng nói chung – là mang đến sự khai tâm về đạo đức. Ông cho rằng kịch là sự diễn tả có tính chất tưởng tượng những hành động của con người, nó đạt được mục đích của nó bằng việc sử dụng hiệu quả cốt truyện, các nhân vật, ngôn ngữ và những yếu tố khác. Sự thích thú của chúng ta trước vở kịch tùy thuộc vào sự đáng tin của các nhân vật và hành động trong thế giới hư cấu do nhà soạn kịch dựng nên.

Bên cạnh những điều kiện kỹ thuật hoặc khách quan của vở kịch hay, Aristotle nói có một số điều kiện chủ quan và tâm lý. Kịch tác động đến khán giả thông qua sự lôi cuốn đối với cảm xúc, cảm giác và vui thích của họ. Trong trường hợp của bi kịch, khán giả trải nghiệm một “sự thanh tẩy” hay phóng thích cảm xúc, thông qua sự khuấy động và lắng đọng của những cảm giác trắc ẩn và hãi sợ. Sự tham dự đồng cảm của chúng ta vào những diễn biến dữ dội và đau khổ trong thế giới hư cấu của nhà soạn kịch đem đến cho chúng ta niềm vui, sự phóng thích cảm xúc và sự nhận thức những phương diện cơ bản của hiện hữu con người.

Điều đó không có nghĩa là Aristotle coi kịch chỉ là sự giải trí. Ông cho rằng kịch miêu tả những phương diện phổ quát của tính cách, tâm hồn và hành động con người. Sức mạnh của nó phát xuất từ sự trình diễn có tính sáng tạo những gì phổ quát trong cuộc nhân sinh. Lao động theo phương pháp này, nhà soạn kịch bổ sung cho triết gia, là người xử lý sự phổ quát bằng tư duy trừu tượng.

Về hài kịch, Aristotle nhìn thấy nó như sự diễn tả những hành vi lố bịch và thô tục của những con người ở dưới, thay vì ở trên, mức trung bình. Chẳng những không đánh giá thấp hài kịch, ông còn cho rằng tính chất phổ quát của nó thậm chí còn dễ hiểu hơn tính chất của bi kịch. Nó đem đến sự nhận thức phê phán cung cách con người hành động – tính khoe khoang, đạo đức giả, và những khuyết điểm khác. Aristotle chỉ rõ niềm vui chúng ta có được khi theo dõi hài kịch, nhưng ông không nói rõ “sự thanh tẩy” cảm xúc mà nó đem lại. Về điều này, chúng ta có thể nói tới những trải nghiệm của riêng chúng ta về anh em nhà Marx(3), W.C. Fields(4), Jonathan Winters(5)và những nhà soạn hài kịch vĩ đại khác.


(1)Dionysius:trong thần thoại Hy Lạp đây là vị thần của rượu nho, được thờ cúng bằng những nghi lễ say sưa và xuất thần.
(2)Mort Sahl(1927 - ): nhà soạn hài kịch Mỹ gốc Canada. Ông nổi tiếng với những vở kịch một vai châm biếm dựa trên những biến cố đương thời.
(3)Anh em nhà Marx(Marx Brothers): ba nhà soạn hài kịch xuất sắc người Mỹ: Chico Marx (1891 – 1961), Groucho Marx (1895 – 1977), và Harpo Marx (1888 – 1964)..
(4)W.C. Fields
(1880 – 1946): nhà soạn hài kịch và diễn viên hài người Mỹ.
(5)Jonathan Winters(1925 - ): nhà soạn hài kịch Mỹ.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận thức nghệ thuật với tư cách một hình thức tái hiện thế giới hiện thực

    01/12/2010Đào Duy AnhNhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, đó không phải là sự phản ánh thụ động, giản đơn về hiện thực khách quan, mà là sự phản ánh mang tính tích cực, năng động và sáng tạo...
  • Bàn thêm về thuộc tính của nghệ thuật

    08/05/2007Nguyễn Thị ThưMỹ học trước Mác đã đề cập đến các góc độ khác nhau về thuộc tính của nghệ thuật. Mỹ học duy tâm khách quan cho rằng nghệ thuật mang tính chất thần linh, huyền bí. Platôn, nhà triết học Hy Lạp cổ đại quan niệm nghệ sĩ là những người đặc biệt, do thần linh đầu thai xuống trần gian để làm bạn với cái đẹp.
  • Văn học nghệ thuật: đi con đường thị trường

    04/03/2007Nhà văn Trần Thị TrườngTích cực mở cửa và hỗ trợ cho các phẩm bên ngoài vào, cho tác phẩm bên trong ra ngoài tức là đã làm không khí sinh hoạt văn chương trong nước sinh động lên và nhờ đó những tác phẩm có giá trị sẽ xuất hiện...
  • Vật lý và nghệ thuật

    22/07/2006Nguyễn Bỉnh QuânVới tôi vật lý là một môn khoa học đẹp nhất bởi nó cụ thể nhất và trừu tượng nhất. Nguyễn Gia Thiều than: “Sơn hà cũng ảo côn trùng cũng hư” thì với nó cả vũ trụ vô cùng và những hạt nhỏ nhất đều cụ thể. Tuy nhiên giũa cái hư ảo của nghệ thuật và cái cụ thể của vật lý vẫn có các mối liên thông và những nét tươngđồng...
  • Từ góc độ triết học, bàn về một số vấn đề cơ bản của văn học - nghệ thuật phương Tây hiện đại

    16/06/2006Nguyễn Hoàng Tuệ AnhTừ thế kỷ XVII - XVIII những lý tưởng, những chuẩn mực và nguyên tắc của khoa học đã được xác lập trên nền tảng triết học bị thống trị bởi những ý tưởng của chủ nghĩa cơ giới. Từ đó chúng thâm nhập vào mọi lĩnh vực của xã hội. Lý trí được coi là tối thượng. Một quan niệm về chủ nghĩa tiến bộ được chiếu sáng bằng hào quang của lý trí, của trí tuệ và tri thức..
  • Về đặc trưng của chân lý nghệ thuật và tính đặc thù trong sự tiếp cận nó

    21/05/2006TS. Nguyễn Văn HuyênThực chất quan điểm giá trị học hiện đại và cũng là quan điểm phổ biến hiện nay muốn nhấn mạnh rằng, khoa học gắn liền với chân lý, còn nghệ thuật gắn liền với giá trị, cái mà thiếu nó, loài người không thể trở nên văn minh, tiến bộ.
  • Ý nghĩa của bi kịch

    10/04/2006Bi kịch theo nghĩa hẹp ám chỉ những biến cố xảy ra trên sân khấu – hoặc trong phim ảnh, trong tiểu thuyết. Bi kịch theo nghĩa rộnglà một tính chất của cuộc sống con người. Thuật ngữ nói ở đây ám chỉ đến những gì xảy ra trong đời thực...
  • Nghệ thuật là gì?

    15/02/2006Nguyễn Đình ĐăngCâu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì?Họa sĩ là ai?. Tổng quan 3 bài viết của Bart Rosier [1], Joseph A. Goguen [2]và Lev Tolstoy [3] chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó...
  • Về tính duy nhất của nghệ thuật

    12/01/2006Bình NguyênTôi hằng tin mỗi tác phẩm nghệ thuật đều hàm chứa tính duy nhất, dù cho đôi khi chúng có sự trùng lặp nhau ở mức độ cao. Mỗi sáng tạo là duy nhất, mãi mãi duy nhất. Cái duy nhất này tự nhiên, nó toát ra từ giá trị cốt lõi của tác phẩm không phải từ những bồi đắp bề ngoài.
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.
  • Làm gì để có tác phẩm ngang tầm thời đại?

    02/12/2005Lê Quý KỳCâu hỏi này được đặt ra từ nhiều năm nay và gần đây trở thành chủ đề chính của nhiều cuộc gặp gỡ, hội thảo lớn do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Trăn trở thì nhiều, nhưng câu trả lời dường như còn nằm đâu ở phía trước, rất xa. Tại sao?
  • Tâm tư nghệ thuật của Xuân Phái

    29/09/2005Trần Hậu TuấnBùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam, ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, những suy tư để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn...
  • Ẩn ngữ nghệ thuật thời tiền sử

    21/07/2005Đỗ Kiên CườngTháng 12/1994, Jean-Marie Chauvet và hai người bạn khám phá hệ hang động vùng Ardèche nước Pháp. Thật may mắn, họ đã tìm thấy các bức bích họa sinh động về ngựa, sư tử, bò tót, tê giác cũng như voi ma-mút. Một số hình ảnh được vẽ, số khác được “chạm” vào vách hang...
  • Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học

    19/07/2005Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
  • xem toàn bộ