“Tôi vẫn như người đi tìm vàng…”

05:18 CH @ Chủ Nhật - 27 Tháng Năm, 2012
Tối 25.5 tại Hà Nội, Hội Nhà văn VN chính thức ra mắt Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Việt - Nga do nhà thơ, dịch giả Thúy Toàn làm giám đốc. Dưới sự phối hợp của Uỷ viên Hội đồng dịch thuật Lê Đức Mẫn và nhà thơ - dịch giả trẻ Thụy Anh, cùng đại diện tại nước Nga là nhà văn - dịch giả Nguyễn Kim Hiền, quỹ hy vọng sẽ mở rộng cơ hội giao lưu và trao đổi văn hóa giữa hai nước.

Tuổi 75, dịch giả Thúy Toàn khiến nhiều người phải “nghiêng mình” trước sự đam mê và hết mình trong việc giới thiệu hàng loạt tác phẩm văn học Nga tại Việt Nam. Nhắc đến Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Việt - Nga vừa ra mắt, ông tự tin một cách đầy hứng khởi: “Dù bây giờ mới chính thức “mở cửa”, nhưng quỹ đã hoạt động bằng con đường “ngoại giao nhân dân” từ khá lâu, là nơi kết nối những người yêu mến nước Nga nói chung và văn học Nga nói riêng.

Cùng sự hợp tác và ủng hộ từ phía nước bạn và quan trọng hơn là vẫn còn rất nhiều người “có lòng” muốn ủng hộ, quảng bá văn học Việt – Nga. Ra mắt quỹ vào thời điểm này, theo tôi là hợp lý cả về mặt thiên thời – địa lợi - nhân hòa”.

Giới thiệu văn học Nga tại Việt Nam đã khó và có lẽ sẽ càng vất vả hơn trong chiều ngược lại”. Vậy quỹ có kế hoạch cụ thể nào trong thời gian tới?

- Suốt gần 100 năm đến nay, văn học Nga đã đóng góp cho sự hình thành và phát triển văn học tại VN. Không cần nói nhiều thì có lẽ ai cũng biết, văn học Nga là nền văn học vĩ đại với rất nhiều giá trị nhân văn, mà có lẽ chúng ta mới chỉ biết đến một phần nhỏ. Khi thành lập Quỹ hỗ trợ quảng bá, chúng tôi xác định không chỉ giới thiệu văn học Việt – Nga thời “đỉnh cao” của quá khứ, mà còn cả hiện tại và tương lai.

Ví dụ gần nhất, sắp tới quỹ sẽ phối hợp cùng Quỹ Văn hóa Nga (do tổng thống Nga thành lập) thực hiện dịch năm tác phẩm của Việt Nam ra tiếng Nga, gồm: 100 truyện ngắn đương đại Việt Nam, 100 bài thơ đương đại Việt Nam, tiểu thuyết “Mưa mùa hạ” của nhà văn Ma Văn Kháng và “Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng. Đồng thời, năm tác phẩm văn học mới của nước Nga cũng sẽ được dịch song song ra tiếng Việt.

Một số tác phẩm văn học Nga gần đây của dịch giả Thuý Toàn.

Muốn quảng bá văn học giữa hai nước, tất nhiên cần kinh phí và đội ngũ dịch thuật trẻ. Quỹ sẽ “cân bằng” hai yếu tố này như thế nào trong tương lai, thưa ông?

- Hiện kinh phí của quỹ sẽ do Nhà nước đầu tư một số nhất định, ngoài ra sẽ kêu gọi thêm từ phía cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ. Tôi cũng xin nhấn mạnh rằng, việc thành lập quỹ chắc chắn sẽ không nhằm mục đích kinh doanh để kiếm tiền. Ngoài ra, đội ngũ dịch thuật là một “mắt xích” tương đối quan trọng trong hoạt động của quỹ.

Tất nhiên, việc dịch thuật là một công việc đòi hỏi trước hết phải có tâm, thật sự yêu thích công việc và quan trọng nhất “có thực mới vực được đạo”. Muốn như thế, trước hết Nhà nước cần phải quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ, quỹ chỉ là chiếc “cầu nối”. Phía Nga cũng đã có những gợi ý và tạo điều kiện cho các dịch giả trẻ sang học tập ngắn hoặc dài hạn.

Vì vậy, tôi nghĩ, dưới sự chỉ đạo của Hội Nhà văn cùng Bộ VHTTDL và Bộ GDĐT, chúng ta sẽ có công việc và thu nhập đều đặn để đảm bảo đời sống cho người dịch, tuy không giàu, nhưng ít ra họ sẽ yên tâm cống hiến hết mình.

Phải nhìn nhận rằng, tiếng Nga nói riêng và văn học Nga nói chung không còn ở vị thế “độc tôn” ở Việt Nam như trước. Để giới trẻ tiếp cận và quan tâm đến văn học Nga, hiện cũng không dễ dàng?

- Quả thật, những người yêu nước Nga nhiều nhất vẫn chỉ ở độ tuổi ngoài 40 đến... 80 tuổi. Sẽ không còn lặp lại quá trình được đi đào tạo rầm rộ ở Liên Xô cũ như xưa, nhưng chúng ta sẽ đi theo “chiều sâu”. Người say mê văn chương nghệ thuật sẽ không bao giờ có hạn tuổi. Bản thân tôi cũng vậy, tôi vẫn như người đi tìm vàng, vẫn đi tìm cái đẹp, cái quý trong văn học của Nga.

Vì thế, tôi tin sẽ còn có những người tìm thấy ở văn học Nga một nguồn sáng tạo bổ ích, cần phải chia sẻ và quảng bá tại VN. Họ là những con em, những người VN đang công tác và sinh sống tại Nga, những thế hệ đang và sẽ tiếp tục được đào tạo tại Nga. Tất nhiên, số đó không còn nhiều.

- Xin cảm ơn ông và chúc cho Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Việt – Nga ngày một phát triển!

Dịch giả trẻ Nguyễn Thụy Anh: Điều mà tôi mong đợi và kỳ vọng nhất là thông qua hoạt động đa dạng của quỹ, sẽ có thể tập hợp được một lực lượng dịch giả nhiều thế hệ, có tâm huyết với văn học Nga, để công việc dịch thuật của họ được cổ vũ, hỗ trợ về cả tinh thần lẫn vật chất, có điều kiện chia sẻ với nhau các vấn đề về chuyên môn. Có như thế mới có thể đào tạo và bồi dưỡng một thế hệ dịch giả mới, có trình độ, có chuyên môn vững và nuôi dưỡng được đam mê với nghề. Việc này quan trọng hơn cả việc tổ chức in ấn, xuất bản các tác phẩm, vì nó cho một định hướng lâu dài đến tương lai.
Nguồn:Lao Động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Clip và bản dịch bài thơ ‘Đợi Anh Về’

    19/05/2020Nguyễn Tất San, Nguyễn Tất ThịnhBức tranh trên cát không như bức tranh tĩnh mà là cả một câu chuyện tình cảm động trong Chiến tranh vệ quốc. Qua clip này, chúng ta cảm nhận được nhiều hơn về bài thơ Đợi Anh Về của nhà thơ Xô Viết Xi-Mô-Nốp (bản dịch của Tố Hữu, bản dịch lại của cha con tôi)...
  • Nguyễn Văn Vĩnh, một dịch giả uyên bác

    24/08/2018Thu Trang (Paris)Trong cách nhìn của kẻ hậu thế sau hơn 60 năm, với bối cảnh khác hẳn, tôi ngẫm nghĩ khí phách ấy có thể là tương đồng với nét hiên ngang trong phong cách của một nhà văn hóa lớn. Nguyễn Văn Vĩnh đã xứng đáng là một tấm gương mẫu mực trong địa hạt giao lưu văn hóa, một nhà dịch thuật thông thái, một trí thức độc lập, tự trọng mà nhiều thế hệ cần học tập...
  • Thế kỷ của những chuyển dịch văn hóa

    03/04/2018Nguyễn HòaĐối với Việt Nam, thế kỷ XX là thế kỷ của các biến động chính trị - xã hội. Để giành lại độc lập, dân tộc đã phải hao tổn quá nhiều xương máu và nước mắt. Những biến thiên ngoắt ngoéo của lịch sử đã đẩy văn hóa dân tộc vào tình thế chỉ trong một thế kỷ, đã phải chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn văn hóa rất khác nhau, trong các tình thế khác nhau...
  • “Tôi dịch triết học với mong muốn VN có ngôn ngữ triết học”

    06/02/2015Kim Anh thực hiệnGiải thưởng này càng cao quý đối với tôi vì nó mang tên của một nhà trí thức, nhà tư tưởng kiệt xuất của dân tộc ta mà tôi hằng ngưỡng mộ - Phan Châu Trinh. Liên hệ so sánh Phan Châu Trinh với V.Soloviev, tôi bất ngờ nhận ra hơn một nét tương đồng, hơn một điểm gần gũi giữa hai trí tuệ lớn và hai lương tâm lớn này. Cả Soloviev lẫn Phan Châu Trinh đều cho chúng ta những tấm gương sáng không phai mờ về chủ nghĩa yêu nước đích thực.
  • Trang bị từ chiến lược dịch thuật

    01/06/2010Nguyễn Vĩnh Nguyên“Thiếu tầm nhìn chiến lược” – đó là cụm từ thường được các chuyên gia nhắc đến khi nhìn sâu về thực tế cũng như tiềm lực, dự phóng phát triển của nghệ thuật, học thuật Việt Nam trong thời gian gần đây. Trong buổi nói chuyện gần đây về dịch triết học Đức tại viện Goethe, nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn đặt ra vấn đề lịch sử tư tưởng triết học của một quốc gia, dân tộc chính là lịch sử dịch thuật.
  • Cần có một nền dịch thuật đàng hoàng, lành mạnh

    29/12/2009Nguyên NgọcCách đây gần một thế kỷ, nền văn học hiện đại Việt Nam đã hình thành, phần rất lớn do ảnh hưởng của văn học và văn hóa phương Tây, chủ yếu là Pháp. Ảnh hưởng đó rất cơ bản, sâu sắc và toàn diện. Cơ bản: nó đưa nền văn học ấy chuyển hẳn sang một thời đại mới, chính thức bước vào thời hiện đại.
  • Sách dịch ở Trung Quốc và sách dịch ở Việt Nam

    16/12/2009Nguyễn Minh HoàngTheo những số liệu của tờ China Book Business Report, tạp chí ra hàng tuần chuyên cung cấp thông tin về sách vở và về những hoạt động của ngành xuất bản, thì hiện nay khắp Trung Quốc có 568 nhà xuất bản, gồm 219 nhà xuất bản Trung Ương và 349 nhà xuất bản địa phương.
  • Nghề dịch

    03/11/2009Nguyễn Khắc ViệnKhông phải đa số người Việt Nam trực tiếp đọc thơ Baudelaire, cũng như không mấy người Pháp đọc thẳng Truyện Kiều. Sự giao lưu văn hóa bắt buộc phải qua dịch thuật, mỗi nước phải có một đội ngũ dịch không cần đông, nhưng cần hết sức tinh, nắm được, sử dụng được ngôn ngữ cả hai bên ở mức tinh vi, tế nhị, nhuần nhuyễn… Không một quốc tế ngữ nào thay thế được.
  • Dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh - chiếc cầu nối văn hóa Đông Tây

    28/07/2009Hoàng TiếnNền văn hóa phương Tây, ta chỉ mới làm quen độ hơn trăm năm nay. Những người có công bắc chiếc cầu nối để ta hiểu phần nào nền văn hóa phương Tây, cũng như để người phương Tây phần nào hiểu nền văn hóa Việt Nam, là lớp trí thức hồi đầu thế kỷ, mà ông Nguyễn Văn Vĩnh là người đáng được ghi công đầu.
  • Ra mắt Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh

    09/01/2007H.T.Một năm sau khi NXB Tri thức thành lập, quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh được ra mắt và khởi động những dự án lớn với tham vọng hỗ trợ và quảng bá việc dịch thuật các tác phẩm có giá trị thuộc Tủ sách Tinh hoa Tri thức Thế giới. Bắt đầu từ 2007, giải thưởng dịch thuật mang tên nhà chí sĩ Phan Châu Trinh sẽ được tổ chức thường niên...
  • Dịch giả Huỳnh Phan Anh trò chuyện về văn học hải ngoại

    03/08/2005Từng dạy triết học tại Sài Gòn, thế nhưng cái tên Huỳnh Phan Anh lại được biết tới với tư cách là nhà phê bình, dịch giả. Còn bản thân tác giả thì tự nhận mình là một nhà giáo "đi lạc vào văn học". Từ năm 2002, Huỳnh Phan Anh định cư tại Mỹ...
  • xem toàn bộ