Trách nhiệm

06:43 CH @ Thứ Tư - 18 Tháng Sáu, 2008
Chưa có bao giờ chữ ‘trách nhiệm’ được nhắc nhiều như bây giờ và cũng chưa bao giờ xã hội cần đến tinh thần đó như hiện nay. Tưởng như là nghịch lý, nhưng chỉ cần lướt qua những vụ việc xảy ra hàng ngày và chỉ trên phương tiện thông báo chí thôi, ai cũng có thể thấy được điều đó. Hàng loạt vụ tham nhũng, rút ruột các công trình công ích, chiếm đoạt tài sản của nhà nước và công dân, nhiều vụ bê bối trong lĩnh vực giáo dục, v.v…, được phản ánh hàng ngày trên các báo, đài; được nói tới trong dư luận.

Cái ‘trách nhiệm’ được nhắc đến nhiều với hai ý nghĩa, thứ nhất nó đi theo trong cụm ‘vô trách nhiệm’, ‘thiếu trách nhiệm’, ‘đổ trách nhiệm’…; thứ hai nó đi theo trong các câu khẩu hiệu nhiều khi trở nên lãnh cảm với người dân: kêu gọi tinh thần trách nhiệm một cách lạm phát trong xã hội. Kêu gọi người làm cán bộ phải thực sự là nô bộc của nhân dân, người làm giáo dục đừng chỉ dừng ở mục tiêu kinh doanh giáo dục, đừng miệt mài chạy theo thành tích và cái đẹp hình thức, kêu gọi mỗi người dân hãy là một tình nguyện viên trong việc giữ gìn môi trường sinh thái… Kêu gọi thì cứ kêu gọi, lên án thì cứ lên án, nhưng dường như vẫn không động đến được trái tim và khối óc của con người, khi mặt trái của kinh tế thị trường tác động làm cho con người trở nên ích kỷ và thực dụng một cách thô thiển; các thông tin hàng hóa hàng ngày luôn đạp vào mắt, rót vào tai… và ngôn ngữ quảng cáo tạo nên những giá trị ảo trong mọi ngõ ngách của đời sống, làm cho con người quay cuồng hơn. Chữ trách nhiệm dường như là lời đầu môi chóp lưỡi hơn là tinh thần sống cần phải được thể hiện cụ thể hàng ngày của mỗi người trong các vai trò xã hội của mình.

Dẫu muốn hay không thì mặt trái của kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống. Nó như thiên tai, mà thiên tai thì không thể tránh. Phương cách tốt nhất là phòng và khắc phục. Chúng ta phòng nhưng không chống. Phòng và khắc phục để chuyển hóa, tạo sự cân bằng để phát triển.

Với xã hội, phòng là xã hội hóa, làm sống dậy những giá trị sống đạo đức, tâm linh truyền thống được cha ông chúng ta tiếp nhận, thu thập, Việt hóa và đúc kết, được thử nghiệm qua mấy ngàn năm lịch sử, trong nhiều hoàn cảnh và tồn tại cho đến hôm nay. Tìm lại những giá trị căn bản đó để định hướng xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới, lấy nó làm cái gốc của con người Việt. Cái gốc đó chính là đạo Phật và Nho giáo. Khi có những giá trị đó làm gốc, chúng ta sẽ tiếp nhận các luồng tư tưởng khác mà không bị thao túng, mất phương hướng - yếu tố tạo nên sự mất ổn định trong đời sống xã hội. Và khi có nó, trách nhiệm đối với xã hội của con người sẽ tự có; nó tự nhiên như khi tay chạm vào lửa sẽ tự rút lui, con người sẽ không “xả rác” vào xã hội, vì xã hội là môi trường sống của mình. Xã hội ô nhiễm thì mình cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu theo. Con người sẽ có một sự tự điều chỉnh - cơ chế ổn định lâu dài và căn bản từ xưa đến này.

Trách nhiệm thường gắn với các vai trò xã hội của mỗi người trong xã hội. Trách nhiệm là sự tự ý thức. Nói một cách nôm na, trách nhiệm xã hội của người làm giáo dục, làm thầy và làm thầy cho đáng làm thầy. Trách nhiệm xã hội của người học trò là học tập và rèn luyện đạo đức. Trách nhiệm xã hội của người làm cha mẹ là nuôi dưỡng con cái về cả thể chất và tinh thần. Trách nhiệm xã hội của người con đối với cha mẹ là hiếu thảo… Trách nhiệm là tự nguyện, chứ không phải ép buộc. Mà ép buộc làm thế nào được đối với con người. Bởi nếu ép buộc, người ta có thể tỏ ra là có trách nhiệm, nhưng kỳ thực thì không.

Trong đạo Phật, trách nhiệm của người Phật tử không chỉ là những ràng buộc đối với người ngoài qua các vai trò xã hội mà cả đối với bản thân mình. Trách nhiệm trong Phật giáo trước hết là đối với bản thân, mỗi người hãy tự tu dưỡng bản thân, giảm tham, giảm sân, giảm si, rèn luyện để phát sinh và gia tăng trí tuệ, phẩm hạnh; khi trí tuệ càng sáng và phẩm hạnh càng dày thì tâm từ bi sẽ nảy sinh và như thế, tinh thần trách nhiệm sẽ cụ thể và tích cực hơn, có phẩm chất hơn. Ngôn ngữ thông thường trong đạo Phật gọi đó là tự độ và độ tha. Hành động xuất phát từ trách nhiệm như thế không còn là sự ràng buộc mà tự nhiên như cuộc sống, làm việc và cống hiến như là hơi thở chứ không vì một mục đích mưu cầu danh hay lợi. Điều này đã được lịch sử ghi lại, trong hành trạng các thiền sư và sự nghiệp các nhà lãnh đạo Phật tử trong quá khứ, cả những nhà lãnh đạo cao nhất: vua. Có người đã xem ngai vàng như đôi dép bỏ. Làm vua không phải để hưởng thụ, mà đem tài năng của mình ra cống hiến cho đất nước, như vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông… là vua nhưng họ luôn cảnh giác với bản thân mình, luôn sống như một nhà tu. Và họ đã lãnh đạo xây dựng đất nước hưng thịnh một thời: hùng mạnh nhưng lại thuần từ.

Quá khứ luôn là một bài học vô giá trong xây dựng và phát triển. Quá khứ cũng như chiếc gương. Chúng ta soi vào đó để nhận ra mình, nhận ra tính dân tộc còn sót lại trên gương mặt mình, thấy lại bàn chân ‘giao chỉ’, chúng ta soi để biết mình là người Việt Nam cao 1m6, nhưng cũng để thấy những em bé sẽ có thể là Phù Đổng khi đất nước cần đến. Soi gương như thế cũng là trách nhiệm của mỗi con người chúng ta hôm nay.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Trọng mê tín- xem nhẹ trách nhiệm, ham hội hè, "thần mãn"

    21/12/2015Vương Trí NhànXét cái tục hội hè của ta, rước xách rất phiền phí, ăn uống rất lôi thôi, chơi bời rất chán chê, tiêu pha rất tốn kém, thực là hại của mà lại mua lấy cái khó nhọc vào mình...
  • Thiếu trách nhiệm...

    04/12/2010Luận Minh (2006)Cụm từ này xuất hiện nhiều trên báo chí những ngày qua. Thiếu trách nhiệm chính xác là sự thoái lui của văn hoá trách nhiệm, là sự thụt lùi của đạo đức công chức, là sự lũng đoạn của tiền bạc, là sự liên kết của những thế lực ngầm, là sự bất minh trong việc thực thi chính sách, là sự gian dối, là sự yếu kém trong quản lý, là sự cố tình không tuân thủ pháp luật, là hậu quả của một cung cách giáo dục nửa vời...
  • Trách nhiệm

    30/09/2010Hồ Ngọc ĐạiAi cũng thật bụng nghĩ, mình phải chịu trách nhiệm trước cấp trên: Đúng rồi, ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên, chỉ có điều ai ấy là ai. Ví dụ, ai ấy là tôi, một cán bộ Nhà nước, thì cấp trên trực tiếp của tôi là thủ trưởng cơ quan...
  • Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh

    29/04/2008TS. Đỗ Minh Hợp, Viện Triết họcTrên cơ sở làm rõ tự do và trách nhiệm với tư cách những phạm trù đạo đức cơ bản trong triết học hiện sinh qua việc làm rõ quan niệm của các nhà triết học hiện sinh tiêu biểu về những phạm trù này, tác giả bài biết bước đầu đưa ra những ý kiến đánh giá để đóng góp của triết học hiện sinh trong đạo đức học...
  • Sống có trách nhiệm

    29/04/2007Nguyễn Thị Oanh“Sống có trách nhiệm” là chủ đề sinh hoạt, học tập của ngành giáo dục TP.HCM năm 2007 này. Đây là một chủ đề rất hay vì tinh thần trách nhiệm cá nhân đã phai mờ nhiều sau nhiều thập kỷ bao cấp.
  • Trí thức Việt Nam thời toàn cầu hóa: Tư duy, kỳ vọng và trách nhiệm

    01/01/2007Trần Hữu DũngNgười trí thức phải mạnh dạn hướng dẫn và gạn lọc (qua thuyết phục) các trào lưu văn hóa đại chúng. Song, cần nhấn mạnh, sự “hướng dẫn” này phải được vạch ra từ góc nhìn toàn cầu của chính người trí thức. Nó phải xuất phát từ một trình độ lý luận cao, đượm tính nhân bản, tôn trọng dị biệt. Nó không thể là một “phản xạ” có tính giáo điều, hoặc mù quáng bảo lưu những tư duy lỗi thời, không còn thích hợp với thế giới mới...
  • Nghĩ về trách nhiệm của người đứng đầu

    01/12/2006Điệp Văn SơnĐược biết Chính phủ sắp ban hành Nghị định về xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị khi để xay ra các vụ tiêu cực tham nhũng. Nghị định sắp được Chính phủ ban hành, sẽ góp phần xác định rõ ràng và công khai trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý khi để xảy ra những vụ tiêu cực, tham nhũng, lãng phí lớn trong cơ quan mình phụ trách, đảm bảo tính kỷ cương trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, tạo niềm tin trong nhân dân. Đây là một tín hiệu đáng mừng đáp ứng mong đợi từ lâu của nhân dân.
  • Trách nhiệm cao cả

    11/01/2006Chu HảoNghĩa vụ thiêng liêng của nhà giáo là "trồng Người", đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các mục tiêu cao cả của Giáo dục. Các mục tiêu ấy thường được hiểu một cách đại thể là giáo dục nhân cách và truyền đạt kiến thức cho học trò - thanh, thiếu niên - thế hệ tương lai của dân tộc...
  • Trách nhiệm mơ hồ(?!)

    28/12/2005Tô Phán8 vị nguyên là lãnh đạo hoặc là lãnh đạo đương nhiệm ở các cơ quan nhà nước đã giải trình về trách nhiệm trong vụ Nguyễn Đức Chi lừa đảo. Thật trùng hợp, các bản giải trình đều có chung ít nhất 4 điểm cơ bản...
  • xem toàn bộ