Trạng thái yên tĩnh

10:34 CH @ Thứ Bảy - 09 Tháng Mười Hai, 2017

Bài trước:

Chúng ta sẵn sàng bỏ ra hàng trăm tỷ, hàng nghìn tỷ để xây chùa, để học thiền, để truyền bá thiền học nhưng chúng ta lại phá vỡ sự yên tĩnh thông thường của con người, đấy có phải là ngốc nghếch không? Bản chất của thiền học là tạo ra sự yên tĩnh tinh thần, chúng ta rất tôn trọng Phật giáo, tôn trọng thiền học nhưng lãng quên việc tôn trọng sự yên tĩnh, ông Nguyễn Trần Bạt chia sẻ...


Làm sao để mỗi ngày đến trường là một ngày vui? Ảnh: Hồng Vĩnh.

Một góc nhìn khác, chúng ta rất yêu nhà máy nhưng không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Không ai đặt ra câu hỏi về hiện tượng ấy cả. Tại sao chúng ta không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, không quan tâm đến người tiêu dùng mà lại quan tâm đến công nghiệp hóa, quan tâm đến nhà máy. Công nghiệp hóa để làm gì? Để chế tạo sản phẩm. Chế tạo sản phẩm để làm gì? Để bán. Bán cho ai? Bán cho con người. Chưa đề cao con người, không quan tâm đến sản phẩm phục vụ con người, nhưng lại quan tâm đến công nghiệp hóa, không quan tâm đến sự yên tĩnh xã hội nhưng lại quan tâm đến thiền học, quan tâm đến Phật giáo, điều đó có vô lý không? - ông Nguyễn Trần Bạt bày tỏ quan điểm riêng.

Xuân Ba: Anh Bạt ạ, nếu có người nói anh… chém gió thì anh có giận không? Chúng sinh có cảm giác một khoảng cách giữa những cao đàm khoát luận từ một tòa sen và thực tế phũ phàng?

Nguyễn Trần Bạt: Tôi nói chân lý, nói lẽ phải, nói sự thật. Nếu không nói những điều như tôi nói thì không có công cụ tạo ra sự yên tĩnh. Người ta còn đang nhốn nháo vì người ta chưa thức tỉnh về những điều mà tôi nói. Nếu anh đến đây gặp tôi mà tôi cũng nói những điều nhộn nhạo như những người khác nói thì đến làm gì? Có thể hôm nay mọi người thấy tôi nói những chuyện cao sang, trời ơi đất hỡi, nhưng nếu người ta đi tìm sự thật đích thực thì người ta sẽ phải đến chỗ tôi hoặc na ná như tôi. Còn thích bình dân các tư tưởng cũng được thôi. Nhưng anh nên nhớ bình dân hóa là một trong những nguyên do kéo lui sự tiến bộ.Người ta có bình dân hóa đức Phật không? Có bình dân hóa Chúa Giêsu không? Đức Phật hay Chúa Giêsu có bận comple thắt nơ được không? Chân lý buộc phải có một bộ áo khoác phù hợp với nó. Chân lý không giả vờ giả vịt để mặc những bộ quần áo thường dân. Chân lý là cái con người phải vươn lên để gặp nó chứ chân lý không cúi xuống để chiếu cố đến mọi người.


Ông Nguyễn Trần Bạt. Ảnh: Nguyễn Hiếu

Xuân Ba: Nhưng sốt ruột thuộc phạm trù và lĩnh vực của số đông cứ nhăm nhăm đi tắt với những đón đầu, thưa anh?

Nguyễn Trần Bạt: Nhân loại đã tiếp cận đến chân lý cao siêu hơn những gì tôi nói nhiều. Nhiều nhà triết học vĩ đại hơn tôi một triệu lần. Nhiều người thiêng liêng cao quý hơn tôi hàng nghìn lần và nhiều dân tộc đã tiếp cận được những điều như thế thì tại sao bắt tôi mặc bộ quần áo bảo hộ lao động cho những chân lý ấy để cho nó có vẻ quần chúng. Chân lý là cái mà con người cần phải tìm đến, chân lý không có nghĩa vụ tìm đến từng người.Vì người ta vẫn có thói quen là chờ chân lý đến gõ cửa nhà mình, cho nên chân lý trở thành kẻ ăn xin đối với nhiều đối tượng. Tôi không gõ cửa bất kỳ ai để xin người ta sử dụng các chân lý, tôi cũng không phải là người tạo ra chân lý, tôi chỉ là người nói về nó. Tôi không có quyền mặc cho chân lý bất kỳ bộ quần áo bảo hộ lao động nào cho nó có vẻ dân dã. Sở dĩ tôi sử dụng ngôn ngữ gần với bình dân là vì tôi chỉ có trình độ sử dụng cái ngôn ngữ ấy thôi. Tôi không phải là người đủ trí tuệ để sử dụng hệ thống ngôn ngữ cao hơn thì tôi buộc phải sử dụng cái ngôn ngữ vừa phải. Con người đi tìm chân lý chứ chân lý không đi tìm con người.Và khoảng thời gian cần có để thức tỉnh là cần thiết cho bất kỳ ai và bất kỳ dân tộc nào. Đừng sốt ruột.

Xuân Ba: Và phải có những phương tiện để khuyến khích những tín đồ hành hương tới thánh địa chân lý?

Nguyễn Trần Bạt: Tôi cũng không nghĩ rằng quá ít. Nhưng cũng có thể nó ít thật vì người ta không khuyến khích nó. Không có một dân tộc nào làm thơ nhiều như Việt Nam. Chúng ta có cả câu lạc bộ thơ ở phường, người ta khuyến khích làm thơ, thơ con cóc cũng làm, cho nên có nhiều nhà thơ. Nhưng người ta không khuyến khích sinh hoạt tư tưởng, vì thế cho nên chúng ta có ít nhà tư tưởng. Vai trò của nhà nước rất quan trọng. Nhà nước khuyến khích cái gì thì cái đấy trội. Ít nhà tư tưởng thì cũng có cái khó mà nhiều quá thì cũng có cái khó bởi vì khi đó sẽ có nhiều nhà giả tư tưởng. Mọi cái đều có cái khó của nó cả.

“Tôi không bắt những điều tôi nói phải mặc bộ quần áo bảo hộ lao động vì như thế là vô lý, là không công bằng. Chân lý không thèm giả vờ giả vịt. Chân lý mà phải giả vờ giả vịt thì không còn là chân lý nữa, người ta không tín nhiệm nó vì thái độ của nó nữa”. Ông Nguyễn Trần Bạt

Xuân Ba: Anh từng nói, những thay đổi phải bắt đầu từ nơi quyền lực bắt đầu, vậy có thể tạo ra thay đổi bằng cách tạo sức ép?

Nguyễn Trần Bạt: Sức ép là cách mà con người tác động vào quyền lực chứ cũng không phải là tác động đến chỗ khác. Sức ép mà tác động vào chỗ không quyền lực thì cũng không có ích gì. Sức ép là phương tiện chứ không phải mục tiêu, mục tiêu là sự thay đổi. Sức ép cũng có nhiều loại, nói những điều như tôi nói cũng là một loại sức ép. Mỗi một người tạo ra sức ép bằng cách của mình. Các nhà báo thì tạo sức ép kiểu báo chí, còn tôi là một người nghiên cứu thì tôi tạo sức ép kiểu nghiên cứu. Phải có sức ép thì mới chứng tỏ xã hội đang sống chứ không phải đã chết. Sức ép không phải xuất phát từ sự khuyến khích của tôi hay của các anh, sức ép là do tác động của các chính sách vĩ mô đến đời sống con người. Cho nên tôi muốn các ký giả phải đến chỗ những người hưởng thụ các chính sách, ví dụ sinh viên, người sử dụng lao động. Và muốn hỗ trợ xã hội thì phải xông đến cả chỗ tạo ra nguồn gốc của quyền lực nữa, nhất là trong vấn đề giáo dục.

Xuân Ba: Theo anh, Bác Hồ rất nhiều lần nói về giáo dục, điều tâm đắc của anh là gì?

Nguyễn Trần Bạt: Tôi không thuộc tuýp sưu tầm xem Bác Hồ nói những gì về giáo dục. Nhưng tôi nghĩ rằng Cụ là người tự học, nhưng Bác biết nhiều thứ hơn rất nhiều người được học đầy đủ. Và như vậy thông điệp mà Bác Hồ muốn nói với thế hệ trẻ là: tự học là chính. Tôi cũng là một người tự học.

Quan điểm về giáo dục của Hồ Chí Minh là nâng cao dân trí phổ thông, cho nên Bác khuyến khích bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục. Tức là Bác quan tâm đến sự có học của xã hội. Còn ở tầng cao thì Bác quan tâm đến chuyện khai thác một cách có hiệu quả những người được giáo dục, được đào tạo. Ví dụ, giáo sư Tạ Quang Bửu, giáo sư Lê Văn Thiêm, giáo sư Ngụy Như Kon Tum, giáo sư Nguyễn Văn Huyên, giáo sư Hồ Đắc Di, giáo sư Trần Hữu Tước... đấy là những người Cụ Hồ kéo từ nước ngoài về. Tức là tư tưởng về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải phổ cập giáo dục để nâng cao dân trí, phải sử dụng một cách trân trọng những đỉnh cao của trí tuệ người Việt. Đấy là thông điệp của Bác.

Quan điểm về giáo dục của Hồ Chí Minh là nâng cao dân trí phổ thông, cho nên Bác khuyến khích bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục. Tức là Bác quan tâm đến sự có học của xã hội.(Ông Nguyễn Trần Bạ)

Xuân Ba: Anh cảm nhận và diễn dịch thông điệp ấy thế nào?

Nguyễn Trần Bạt: Tôi nghĩ rằng, là một lãnh tụ thì phải như thế, phải quan tâm đến tính chất phổ cập, quy mô xã hội của giáo dục, của dân trí, đồng thời phải quan tâm đến sản phẩm cao cấp của nền học vấn nhân loại. Bây giờ mà mọi người đều quan tâm đến chuyện ấy thì không có chuyện bắt giáo viên ký hợp đồng với ông hiệu trưởng mà lại không công bố ông hiệu trưởng phải ký hợp đồng với ai. Đã trân trọng con người thì sự trân trọng ấy là cội nguồn của mọi chính sách.Không nên làm những việc lăng nhục như đi xin tiền tết cho họ chẳng hạn... Nhiều người trong chúng ta sử dụng người khác như một ví dụ để quảng bá về sự từ thiện của mình chứ không phải là tình yêu của mình đối với con người. Con người có trước chính trị, con người cao hơn chính trị. Chính trị là do những người cầm quyền tạo ra, còn con người được tạo ra bởi đấng Tối Cao. Vừa rồi, chúng ta mới thực thi chính sách hỗ trợ người nghèo trong khủng hoảng kinh tế mà đã phát hiện ra tham nhũng trong khu vực ấy rầm rầm, rộ rộ. Một hệ thống sử dụng con người có chất lượng như thế mà đòi hỏi có giáo dục đẳng cấp quốc tế thì có vô lý không?

Tóm lại cuộc ngồi hôm nay, với tư cách là một người nghiên cứu tôi mong giới nghiên cứu và các ký giả các anh nữa, phải sớm có những chương trình khảo cứu. Nên tiệm cận một cách khoa học tới 3 đối tượng mà tôi đã nói. Đó là tiếng nói thực sự của những người nắm giữ quyền lực chính trị trong xã hội Việt Nam, tiếng nói của người sử dụng lao động và tiếng nói của sinh viên. Hiện nay báo chí không nhắc đến 3 loại tiếng nói này mà chỉ có mỗi sự cãi cọ của những trí thức đã về hưu với những người đang nắm quyền quản lý.Cái đó phản ánh một cuộc chiến tranh lạnh giữa các thế hệ phụ trách giáo dục chứ chưa hề phản ánh sự quan tâm của xã hội đối với giáo dục.

Xuân Ba: Xin cảm ơn học giả Nguyễn Trần Bạt.

Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Về chữ “hợp đồng” trong giáo dục

    05/12/2017Xuân BaMọi trường học trên thế giới nếu được 10% các sản phẩm tốt thật sự đã là ghê lắm rồi. Anh cứ tưởng nhà trường ở nước ngoài dạy 10 người thì 9 người giỏi? Không phải!
  • Cũng chẳng phải tệ lắm

    05/12/2017Xuân BaBây giờ sinh viên vẫn đi học và vẫn ra trường. Chúng ta công kích giáo dục và cứ tưởng nó tệ lắm, nhưng thực ra nó có tệ lắm đâu, nó vẫn làm được cái việc mà nó có thể làm. Ông Nguyễn Trần Bạt nhìn nhận...
  • Cải cách giáo dục: Cuộc chiến tranh lạnh?

    19/11/2017Xuân BaThẳng thắn nhé! Xin các chuyên gia và các nhà báo hãy thương lấy bọn trẻ! Tôi thấy hiện nay các bài báo viết về giáo dục quá nhiều. Nếu tiếp tục đặt vấn đề một cách ầm ĩ như hiện nay thì chỉ làm hại bọn trẻ...
  • Bóng đá và cải cách giáo dục

    26/11/2014Phan Quốc Việt“Say và sốt với U19 Việt nam” với bóng đá bao nhiêu thì lo âu sầu não với giáo dục Việt nam bấy nhiêu. Trùng lặp về thời gian, đối ngịch về tâm trạng, một bên là ma lực, một bên là cực hình!
  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • Tài liệu quý về cải cách giáo dục

    31/08/2014Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi, trưởng nam của GS Vũ Đình Hòe (Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên của Việt Nam Dân chủ cộng hòa) lần đầu tiên giới thiệu một tài liệu quý liên quan tới cải cách giáo dục thời kỳ nước nhà mới giành độc lập...
  • Cải cách giáo dục - Điểm hội tụ của tất cả các cuộc cải cách

    21/05/2014Nguyễn Trần BạtCuộc sống nối tiếp nhau bằng các thế hệ và thế hệ đi trước chuẩn bị cho thế hệ sau bằng con đường giáo dục. Hay nói cách khác, sứ mệnh quan trọng của giáo dục là chuẩn bị lực lượng cho tương lai. Đó có thể là việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của lực lượng kinh tế mới, lực lượng chính trị mới hay con người mới nói chung...
  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • Thêm một số suy nghĩ về cải cách giáo dục

    18/09/2013Nguyễn Trần BạtCải cách giáo dục hướng đến sự phát triển con người, chính vì thế những người đi dạy, đi hướng dẫn con người cho tương lai phải có nhận thức, phải có những nguyên lý mang chất lượng dự báo và định hướng. Phải khẳng định, người đi dạy quan trọng nhất là nhà nước...
  • Cải cách giáo dục nhìn ra thế giới

    07/09/2013Xã hội thay đổi, mục tiêu của giáo dục cũng phải thay đổi theo. Xây dựng chương trình cải cách giáo dục riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu trong nước, nhưng tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục đích: Dạy - học như thế nào để có hiệu quả nhất. Xin giới thiệu cách dạy học ở một số quốc gia để các bạn có thể so sánh với nội dung cải cách giáo dục ở nước ta...
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Dịch thuật và vấn đề cải cách giáo dục

    23/08/2005Ngô Tự LậpMột trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn dến tình trạng lạc hậu của nền giáo dục nước ta, đặc biệt là giáo dục ĐH, theo tôi, là tình trạng kém cỏi của công việc dịch thuật. Tình trạng này nói chung có thể quy về ba chữ: thiếu, yếu, và lệch lạc. Về chuyện thiếu, nhiều người và bản thân tôi đã từng nói: hầu hết các tác phẩm quan trọng trên thế giới chưa hề được dịch ra tiếng Việt.
  • Cải cách giáo dục: Phá không phải là…Xây

    09/07/2005Nguyễn Minh Danh... Từ những ý kiến mang tính xây dựng theo kiểu mong muồn phá bỏ ngay những cái đang tồn tại trong bộ máy giáo dục nước nhà không hẳn khi nào cũng có thể mang tới những kết quả cần thiết. Giáo dục là một công việc tinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt....
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • xem toàn bộ