Triết học trong kỷ nguyên khoa học

01:22 CH @ Thứ Hai - 14 Tháng Tám, 2006

Thưa tiến sĩ Adler,

Khoa học đã cung cấp tri thức và công cụ để tạo ra một kỷ nguyên công nghiệp hiện đại. Nhưng triết học có thể giúp gì đượcchúng ta trong thời đại khủng hoảng ngày nay không? Hay triết học đã lỗi thời trong kỷ nguyên khoa học này?

W.L.

W.L. thân mến,

Trước hết chúng ta hãy xét xem những gì khoa học có thể làm và những gì mà khoa học không thể làm - phạm vi và chức năng đích thực của nó.

Khoa học nghiên cứu những hiện tượng xã hội và vật lý nhằm mục đích đạt tới một mô tả chính xác về chúng. Có thể đó là sự vận động của các thiên thể, những cấu trúc bên trong của nguyên tử, những tiến trình tâm sinh lý, những trào lưu xã hội, hoặc hành vi của con người.

Vậy lợi ích của tri thức khoa học là gì? Francis Bacon(1) trả lời câu hỏi đó bằng lời khẳng định: khoa học mang lại cho chúng ta quyền lực. Nó cho phép chúng ta, ở một mức độ nào đó, thực hiện việc kiểm soát và làm chủ những hiện tượng vật lý và xã hội trong thế giới chúng ta đang sống. Một câu trả lời khác nói rằng khoa học cho phép chúng ta tạo ra đủ thứ vật chất. Áp dụng khoa học, người kỹ sư xây dựng những chiếc cầu, vị bác sĩ phục hồi sức khoẻ cho người bệnh. Nhưng một tri thức như thế, như mọi người đều biết, cũng đã được sử dụng để hủy diệt tất cả, để làm tàn tật và giết hại con người.

Nói một cách khác, khoa học mang đến cho chúng ta thứ quyền lực vừa có tính chất kiến tạo vừa có tính chất phá hủy. Nó cung cấp cho chúng ta những phương tiện để theo đuổi những mục đích xấu xa lẫn những cứu cánh tốt đẹp. Tự nó, khoa học không chỉ trung tính về mặt đạo đức, nghĩa là, nó không tốt không xấu đối với giá trị của những cứu cánh mà vì nó các phương tiện được đem ra sử dụng; nó còn hoàn toàn không thể chỉ cho chúng ta một đường hướng đạo đức nào, vì nó chẳng cung cấp cho chúng ta những tri thức cần thiết về hệ thống những điều thiện và hệ thống những cứu cánh.

Do vậy, bạn rất có lý khi đề xuất ý tưởng rằng khoa học cần có triết học hỗ trợ nếu những phương tiện mà khoa học tạo ra được sử dụng cho những mục đích xứng đáng. Ngày nay nhiều người nghĩ rằng triết học là vô ích khi so sánh với khoa học, bởi vì người ta không thể áp dụng nó để tạo ra mọi thứ hoặc để kiểm soát các phương tiện. Tuy nhiên tri thức triết học, theo tôi, lại hữu dụng theo một cách khác, cao quý hơn. Sự hữu dụng và ứng dụng của nó có tính đạo đức và giáo dục, chứ không có tính kỹ thuật và chế tác. Trong khi khoa học trang bị cho chúng ta phương tiện để sử dụng, thì triết học hướng dẫn chúng ta đến những cứu cánh mà chúng ta mong đạt tới.

Tôi xin nói rõ điểm cuối cùng này. Cách xử sự của con người và các thiết chế xã hội tùy thuộc vào những giải đáp của chúng ta trước những câu hỏi như hạnh phúc hệ tại vào cái gì, bổn phận của chúng ta là gì, tổ chức nhà nước nào là công bằng nhất, điều gì làm cho sự thiện phổ quát trong xã hội, con người cần có những tự do gì, và vân vân. Bây giờ và mãi mãi, khoa học không thể nào trả lời được bất cứ một câu hỏi nào vừa kể, hoặc bất kỳ câu hỏi nào khác có liên quan đến cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu, bây giờ và mãi mãi.

Không trả lời được những câu hỏi này, chúng ta như con thuyền không có la bàn và bánh lái trôi dạt giữa biển sóng cuộc đời. Chừng nào chiếc thuyền cá nhân hoặc con tàu nhà nước còn sử dụng công suất nhỏ, chúng ta có thể không gặp nhiều nguy hiểm. Nhưng, như bạn đã chỉ ra, trong kỷ nguyên hạt nhân này, khi chúng ta di chuyển với tốc độ lớn và với công suất lớn, tai họa đe dọa chúng ta ở mọi khúc quanh nếu chúng ta không biết định hướng đúng.

Chính là triết học, chứ không phải khoa học, sẽ dạy cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa cái đúng và cái sai đồng thời hướng dẫn chúng ta đi tới những điều thiện phù hợp với bản chất của chúng ta. Nếu như lợi ích chế tác của khoa học phát sinh từ sự diễn tả chính xác của nó về cách thức mọi vật vận động, thì lợi ích đạo đức của triết học lại có nguồn gốc từ những hiểu biết nền tảng về những thực tại tối hậu đằng sau những hiện tượng mà khoa học nghiên cứu. Mỗi loại tri thức trả lời những câu hỏi mà loại kia không thể, và vì thế mỗi loại đều hữu ích theo cách riêng của nó.

Theo tôi, chính là triết học, chứ không phải khoa học, là bậc cao nhất trong mọi nền văn hóa và văn minh, đơn giản vì những câu hỏi mà nó có thể giải đáp lúc nào cũng khẩn thiết cho nhân sinh. Một điều chắc chắn là, chúng ta càng chiếm lĩnh được khoa học, chúng ta càng cần đến triết học, bởi vì càng có nhiều sức mạnh, chúng ta càng cần đến phương hướng.

1) Francis Bacon (1561 – 1626): Triết gia, luật gia, chính khách người Anh. Đi tiên phong trong tư duy khoa học hiện đại, ông viết tác phẩm The Advancement of Learning (“Sự thăng tiến của kiến thức” - 1605) và Essayes (“Tiểu luận” - 1597 – 1625). Ông là Đại pháp quan (tức chủ tịch Nghị Viện Anh) từ năm 1628 – 1621, nhưng bị bãi chức vì nhận hối lộ.

Nội dung liên quan

  • Triết học có thể đóng vai trò gì trong cuộc sống?

    24/06/2016GS. TS. Lê Hữu Tầng...đề cập đến hai thái cực trái ngược nhau khi đánh giá vai trò của triết học trong cuộc sống: Thái cực coi thường vai rò của triết học và thái cực ngược lại, lại tuyệt đối hoá vai trò của triết học, cho rằng chỉ cần nắm được triết học thì sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của cuộc sống... <
  • Đưa vào triết học (phần 2)

    08/01/2016Nguyễn Văn TrungTrong lớp triết, chỉ tìm hiểu với một thái độ như thái độ ở lớp khoa học, không thể thực sự hiểu được triết lý. Chỉ có thể hiểu được triết lý từ thái độ sống đó mà thôi...
  • Tiến tới một triết học về hợp tác vì sự giải phóng con người

    22/09/2015Nguyễn Trần BạtVượt thời gian là một khả năng tuyệt vời của nhận thức. Khả năng vượt thời gian cho phép người ta có thể truy đuổi, suy ngẫm về tương lai, hay ít nhất là chuẩn bị tiền đề tâm lý để đi đến với nó. Và ngay cả những người hôm nay đã tìm ra công nghệ để đi đến tương lai nếu trong quá trình tiến đến tương lai tiếp theo, tương lai cấp hai, vẫn khư khư giữ lấy bản đồ án của tương lai thứ nhất thì cũng sẽ trở thành kẻ bảo thủ trong giai đoạn thứ hai này. Cơ sở của công nghệ đi đến tương lai là tư duy không ngừng, lựa chọn không ngừng và loại bỏ không ngừng...
  • Cảm nhận triết lý tục ngữ, ca dao

    10/10/2014Song PhanTheo một lối suy ngẫm nào đó, có thể coi những thể ngữ ca dao đọng lại cho đến bây giờ là kết quả của vô vàn những cuộc tuyển chọn, nên thường là những điều người hôm nay vẫn tâm đắc, gật gù, thấy chúng. nghiệm đúng với mình. Thế là chúng mang tính triết lý. Triết lý chẳng qua là những kinh nghiệm sống, nghiệm đúng nhiều trường hợp. Nghiệm đúng càng nhiều thì triết lý càng nâng cao...
  • Giới thiệu sách “Câu chuyện triết học”

    10/11/2010Như LêNói đến triết học, nhiều người thường tỏ ra e ngại, có cái gì đó như nặng nề - phải nhăn trán suy tư; hoặc nói đến những người râu tóc dài, những thư viện lớn và những cuỗn sách dày cộm… Thế nhưng, có những cuốn sách triết học lại làm người đọc phấn chấn tạo cảm giác gần gũi, như đọc tác phẩm văn học hay sách giải trí vậy...
  • Liệu triết học có phải là khoa học không?

    28/04/2010“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.
  • Tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

    11/08/2006Võ Minh TâmXã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là một xã hội đầy biến động. Từ chỗ là quốc gia phong kiến tự chủ, Việt Nam lúc này trở thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến...
  • Một hành trình triết học hấp dẫn

    16/07/2006Nguyên NgọcVấn đề của F. Jullien có thể tóm gọn thế này: ông muốn suynghĩ lại về tư duy phương Tây. Làm thế nào để có thể suy nghĩ lại về nền triết học đã có mấy nghìn năm lịch sử vĩ đại ấy? Chỉ có một cách: phải đi ra bên ngoài nó, suy nghĩ về nó từ một cái bên ngoài...
  • “Mềm hóa” triết học

    13/07/2006N.LCông ty Văn hóa & truyền thông Nhã Nam cùng Nxb Văn học vừa cho ra mắt bộ sách Danh tác triết học,gồm một số tác phẩm của Nietzsche, Schopenhaue... nhưng thay vì những tuyển tập dày cộp, lại là những cuốn mỏng, bìa mềm, dễ đọc, dễ biểu vớivăn phong lưu loát, chỉn chu. Thể thao & Văn hóatrao đổi với ông Nguyễn Nhật Anh (Giám đốc Công ty)...
  • Sách triết nhập cuộc

    12/06/2006Đặng Quý YênViệc các đầu sách triết học được đầu tư và đón nhận như hiện nay cho thấy nhu cầu và thị hiếu của độc giả Việt Nam ngày một cao...
  • Bertrand Russell và tư duy triết học

    06/05/2006Albert EinsteinTiểu luận dưới đây được Einstein viết cho lời tựa tập 5 của tuyển tập "Library of Living Philosophers" do Giáo sư A. Schilpp chủ biên, xuất bản lần đầu năm 1946, đề cập riêng về triết học Bertrand Russell, đặc biệt là tác phẩm "An Inquiry into Meaning and Truth" xuất bản năm 1940...
  • Về vai trò của triết học trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta

    05/05/2006PTS. Phạm Văn ĐứcCũng như mọi lí luận, triết học không chỉ làm nhiệm vụ lý giải những vấn đề của thế giới nói chung và của xã hội loài người nói riêng, mà còn trên cơ sở của sự lí giải ấy, nó trở thành cái định hướng đúng đắn cho con người trong hành động...
  • Về Schopenhauer và học thuyết triết học của ông

    27/04/2006Quang ChiếnCó thể nói, toàn bộ tư tưởng triết học của Schopenhauer được gói gọn trong mệnh đề "Thế giới là ý chí và tưởng tượng". Tất cả những gì ông viết ra sau này chỉ là sự bình giải, bổ sung hoặc chi tiết hóa mệnh đề đó....
  • Immanuel Kant từ triết học phê phán đến nghiên cứu con người

    12/04/2006Hồ Sĩ Quý...đến giai đoạn triết học phê phán, I. Kant mới xuất hiện như là một nhân vật "khổng lồ". Với ba tác phẩm có tựa đề "phê phán"... ("Phê phán lý tính thuần tuý", "Phê phán lý tính thực tiễn" và "phê phán năng lực phán đoán"), triết học I. Kant - một kiểu triết học có tư duy độc đáo trong văn hoá Tây Âu, đã trở thành điểm khởi đầu của một dòng triết học ảnh hưởng to lớn đến lịch sử văn hoá nhân loại - triết học cổ điển Đức...
  • Để triết học thực hiện được nhiệm vụ cao cả của mình

    31/03/2006Phó TS Nguyễn Văn HuyênTiếp cận triết học không thể là cứng nhắc một chiều mà là tiếp cận hệ thống, đa chiều với toàn bộ văn minh mọi thời đại, mọi nền văn hóa theo tinh thần các cấp độ phát triển như vũ bão của khoa học- công nghệ của thế giới hiện nay. Chỉ như vậy, triết học mới thực sự trở thành công cụ sắc bén nhất cho những mục đích cao cả của con người...
  • Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian) trong tục ngữ Việt Nam

    24/03/2006Vũ HùngTục ngữ và triết học là hai lĩnh vực, hai hiện tượng ý thức xã hội khác nhau. Tục ngữ thuộc lĩnh vực nghệ thuật, là một thể loại folklore, còn triết học thuộc lĩnh vực khoa học, là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận. Tri thức của tục ngữ là tri thức dân gian, được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường"...
  • Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học

    20/03/2006Phạm Văn ĐứcKế thừa và phát triển là quy luật chung của cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Quy luật đó cùng tồn tại một cách khách quan trong lịch sử triết học. Nhưng cũng như mọi quy luật không phải ngay từ đầu mà phải đến một giai đoạn nhất định của lịch sử quy luật đó mới được phát hiện.
  • Đổi mới triết học trong quá trình đổi mới hoạt động lý luận ở nước ta

    13/03/2006GS. Trần NhâmĐổi mới hoạt động lý luận, trước tiên là đổi mới tư duy triết học, đổi mới phương pháp học tập, giảng dạy và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin với ba bộ phận cấu thành của nó...
  • Triết lý dân tộc Việt Nam qua tục ngữ

    10/03/2006Võ Thu TịnhTheo các nhà biên khảo thì các câu tục ngữ là một "quyển sách khôn, một kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết về vũ trụ và về nhân sinh" giúp cho dân gian ta "có được một tri thức thông thường để làm ăn và cư xử ở đời"...
  • Triết học phương Tây hiện đại đi về đâu?

    04/03/2006Bửu Ý...triết học khó lòng chiếm một chỗ nhỏ bé trong hoạt động tri thức của con người thời đại. Nó còn được nhắc nhở phần nào chăng qua các phương tiện truyền thông, hay tối thiểu còn có cơ may thu mình lại trên vài trang sách?
  • Đưa vào triết học (phần 3)

    01/03/2006Nguyễn Văn TrungNgười ta thường có thiên kiến cho triết học hay siêu hình học là một môn học không những trừu tượng, khó hiểu mà còn vô ích, vô bổ vì không đi tới đâu. Các triết gia cãi nhau về những vấn đề trong bao nhiêu thế kỷ mà vẫn không đi đến những giải đáp, những kết quả bền vững.
  • Triết học học đường

    07/02/2006Đỗ Anh ThơĐề cập tới hai chữ “triết học”, các em học sinh sinh viên đều có một cách nhìn giống nhau, cho rằng đây là một môn học khô khan, trừu tượng , khó hiểu. Do đó phần lớn thời gian khi ngồi trên ghế nhà trường các em đều học một cách đối phó, bị động, học thuộc lòng, không hề có chút nào động não...
  • Triết học và tư tưởng Việt

    29/12/2005Lúc đầu chỉ là những yếu tố tự nhiên nguyên thuỷ thô sơ về duy vật và biện chứng, tư tưởng người Việt trộn lẫn với tín ngưỡng...
  • Đưa vào triết học

    22/12/2005Nguyễn Văn TrungTrước khi học một môn gì tôi hỏi: Môn đó là gì? Chẳng hạn Vật lý học là gì? Vậy trước khi học triết lý, tôi cũng hỏi triết lý là gì? Và tôi coi việc hỏi như vậy là sẽ tự nhiên đã hẳn là thế, chẳng khác gì tôi hỏi về một vật gì, một việc gì chẳng hạn, cái bàn là gì?
  • Triết học và tâm sự của các nhà giáo

    13/12/2005Cam Lu - Trương Hiệu - Minh Nguyệt (thực hiện)Thực tế ở Việt Nam, việc giảng dạy môn triết học cũng như đội ngũ cán bộ nghiên cứu giảng dạy môn học này hiện ra sao?
  • Triết lý môi trường

    01/11/2005Trần Quốc Vượng, Trần Thúy AnhĐịnh nghĩa hay nhất về con người xưa nay vẫn là câu nói của cổ nhân: Nhân thân: tiểu vũ trụ. Không gian Euclide là không gia ba chiều. A.Einstein đã “cắm” thêm vào không gian Euclide một chiều nữa là “chiều thời gian” (cũng là chiều lịch sử) và hình thành nên quan niệm triết học - khoa học “không gian - thời gian liên tục”. Quan niệm “Vũ trụ”, “Không gian thời gian liên tục” như thế thì con người là một “Tiểu vũ trụ” đã thống nhất, hòa đồng với “Đại vũ trụ”, thống nhất hòa đồng thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Đấy chính là tiền đề để ta triết lý về môi trường thời hiện đại...
  • Về nguồn gốc triết học Việt Nam

    28/10/2005TS. Trần Văn KhánhMặc dù một số tài liệu cả trong nước và ở nước ngoài đã nói về triết học Việt Nam(1), song một câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có sự trả lời thống nhất trong giới lý luận - đó là: Việt Nam có triết học không? Nếu có thì đó là triết học gì? Nguồn gốc ra đời, sự tồn tại và phát triển cũng như vai trò của nó đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của dân tộc ta như thế nào?
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Về chức năng dự báo triết học

    24/08/2005Nguyễn Tiến DũngSự đối chiếu lịch sử triết học với lịch sử khoa học tự nhiên cho phép khắng định rằng triết học có những khả năng dự báo trong nghiên cứu khoa học bởi vì nó có thể đưa ra trước những cấu trúc phạm trù sẽ là cần thiết cho sự phát triển không ngừng của khoa học...
  • xem toàn bộ