Triết lý giáo dục trong những cuốn sách kinh điển

03:20 CH @ Chủ Nhật - 10 Tháng Tư, 2016

Ở một nền giáo dục còn nhiều điều đáng không còn nữa như tại Việt Nam, các nỗ lực cải cách lần lượt đến rồi đi, với màu sắc của sự thất bại, ít nhất là luôn chịu sự chỉ trích nặng nề. Dần dần thì có vẻ như người ta cũng nhận ra được rằng các biện pháp tình thế chỉ có hiệu quả mang tính tình thế và cục bộ, số lượng học sinh cuối bậc trung học được giải thưởng Olympic quốc tế ở nhiều môn vẫn luôn ở mức cao nhưng tổng thể nền giáo dục lại rối ren không mấy sáng sủa. Để tác động vào nền tảng tư duy giáo dục không gì có thể thay thế được vai trò của những cuốn sách uy tín lâu nay đề cập thẳng vào triết lý giáo dục.

Hiện nay, nhà xuất bản Tri Thức đang liên tục cho ra các đầu sách rất được trông chờ. Ngoài những cuốn sách theo dạng lịch sử vấn đề và tập hợp các ý kiến chuyên gia, như 100 năm Đông Kinh Nghĩa ThụcNhững vấn đề giáo dục hiện nay - quan điểm và giải pháp..., cần phải nhắc ngay đến tác phẩm của các tác giả mà tên tuổi mang lại một sự bảo chứng lớn cả về chất lượng tư duy lẫn vị trí trong lịch sử giáo dục thế giới. Đó là Immanuel Kant, Edgar Morin, Jean-Jacques Rousseau và John Dewey. Điều đặc biệt là giữa các tác giả này luôn có có sự liên thông (cả ca ngợi lẫn phê phán), từng bước tạo ra một bức tranh với những kết nối quan trọng.

Chúng ta có thể nhắc tới Kant với vai trò "nhà giáo dục" hay Morin với những tác phẩm về sư phạm được viết gần đây (đặc biệt là Bảy tri thức tất yếucho nền Giáo dục tương lai, Nguyễn Hồi Thủ dịch, NXB Tri Thức, 2008). Morin trong cuốn sách nhỏ của mình tỏ ra đặc biệt lo ngại trước sự phân mảnh của kiến thức (như một kết quả của giáo dục sai lầm, thậm chí là mù quáng) và hướng đến việc đào tạo những con người có cái nhìn rộng mở hơn, có căn cước toàn cầu và đặc biệt giàu tính cảm thông hơn.

Hai nhân vật kiệt xuất trong quá trình cải cách giáo dục chưa bao giờ ngừng lại của thế giới đã có tác phẩm bằng tiếng Việt: Jean Jacques Rousseau với Emile hay là về giáo dục (Lê Hồng Sâm và Trần Quốc Dương dịch, NXB Tri Thức 2008) và John Dewey với Dân chủ và giáo dục (Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Tri Thức, 2008).

"Hãy yêu mến tuổi thơ"

Có thể nói Émile hay là về giáo dục gồm hai khía cạnh, nằm ở hai từ “hay là” ở nhan đề: Nó là một tác phẩm văn chương do một nhà văn lớn viết ra, đồng thời cũng là một khảo luận lớn, tác phẩm của một triết gia nếu không phải xuất sắc thì cũng đặc biệt điển hình cho cả một giai đoạn rực rỡ của lịch sử triết học phương Tây.

Quan điểm của lịch sử văn học luôn cho rằng Jean Jacques Rousseau chính là người "phát minh" ra cái tôi, sử dụng cái tôi như một chủ thể của văn học, và lần đầu tiên đưa chính cuộc đời mình lên bàn mổ văn chương để thực hiện cuộc phẫu tích với mục đích tìm ra cái tôi đích thực. Lịch sử các học thuyết giáo dục lại coi ông là cha đẻ của đối tượng trẻ em, đưa trẻ em trở thành đối tượng thực thụ của phân tích tâm lý. Ở đâu Rousseau cũng là người tiên phong không thể chối cãi (nếu may mắn hơn chút nữa, rất có thể ông cũng trở thành cha đẻ của một lối ký âm mới trong âm nhạc; hiện tượng "đa ngành" này khá phổ biến ở thời ánh sáng: Goethe cũng từng ghi tên mình vào lịch sử khoa giải phẫu học bằng việc tìm ra một cái xương chưa được biết tới trên cơ thể người).

Gạt bỏ đi tất cả những yếu tố không tưởng và lối hiểu máy móc sự “trở về với tự nhiên” Rousseau cần được nhìn nhận chủ yếu theo nỗ lực mang tính cách mạng của ông nhằm hiểu bản chất con người cũng như đứa trẻ như một thực thể, từ đó mà có giải pháp giáo dục theo hướng bảo lưu trọn vẹn và kích thích một cách tốt nhất các thiên bẩm và thiên lương sẵn có, qua một quá trình dài lâu, tận tụy và gian khổ. Những cuốn sách như Émilehay Dân chủ và giáo dục còn có ý nghĩa ở chỗ chúng kích thích sự suy tư sâu sắc, một suy tư lâu dài và không khoan nhượng, một cách thức để từ bỏ những giải pháp chắp vá nhặt nhạnh từ khắp nơi có thể đã gây tác hại cho giáo dục Việt Nam.

Cần phải quan tâm đến thói quen của tâm hồn hơn là thói quen của bàn tay (tr. 123), Rousseau đã nói vậy, và ông cũng thật tâm với lời kêu gọi: "Hãy yêu mến tuổi thơ, hãy ủng hộ các trò chơi của nó, các niềm vui của nó, bản năng dễ thương của nó" (tr. 88). Những lời dạy này nghe qua thì thật đơn giản nhưng hậu thế vẫn luôn không làm nổi cho đến cùng.

Giáo dục như là cách thức duy trì sự sống

Đến tác phẩm Dân chủ và giáo dục, chúng ta không có cơ sở nào để chia thành hai vế ý tưởng ở hai bên từ “và” nữa: quả thực, với John Dewey (1859-1952), một trong những nhà triết học quan trọng nhất của lịch sử nước Mỹ, thường xuyên được gắn vào sự hình thành và phát triển của trường phái "thực dụng luận" (kèm với đó là triết học hiện đại) cùng với Peirce và William James, giáo dục thì cần phải có dân chủ, dân chủ là điều kiện của nền giáo dục thành công.

Là một cuốn sách hết sức sáng suốt, Dân chủ và giáo dục ngay lập tức chỉ ra vai trò của giáo dục đặc biệt là ở các nền văn minh phát triển cao: "Nền văn minh càng phát triển, khoảng cách giữa năng lực ban đầu của trẻ em và chuẩn mực cùng tập quán của người lớn sẽ ngày càng rộng ra" (tr. 19), và ông đi đến kết luận: “Giáo dục và chỉ có giáo dục, mới lấp được khoảng trống ấy.”Chỉ ra nhiều dạng giáo dục khác nhau, các khía cạnh lớn của giáo dục, Dewey tỏ ra chua chát với tình trạng trẻ em "được huấn luyện như một con vật hơn là được giáo dục như một con người" (tr. 31). sự non nớt của trẻ em thường xuyên bị lợi dụng nhằm giữ cho chúng có được các thói quen có ích. Muốn phá bỏ hiện thực đó thì giáo dục cần được quan niệm sâu sắc hơn nữa (theo Dewey nó phải là một dạng mươi trường được đơn giản hóa) và cần phải coi “giáo dục là mục đích tự thân” (tr. 72).

Một điều hay khi hai cuốn sách này được xuất bản hầu như cùng thời điểm tại Việt Nam là trong Dân chủ và giáo dụcDewey đã phê phán cách nhìn của Rousseau, bên cạnh sự phê phán các tư tưởng giáo dục khác như của Platon hay Kant. Dewey, khi nói đến triết lý giáo dục của thế kỷ XIX, đã coi nó thừa nhận vai trò quan trọng của các thiết chế trong lịch sử và là buột tiến bộ đích thực vượt ra khỏi Rousseau bởi Rousseau đã khẳng định rằng giáo dục phải là một sự phát triển tự nhiên chứ không phải cái được áp đặt từ bên ngoài hoặc được cấy vào các cá nhân, song ông đã làm hỏng điều khẳng định ấy bằng quan điểm cho rằng các điều kiện xã hội bao giờ cũng đi ngược lại tự nhiên. (tr. 83-84).

Tuy nhiên, sự phê phán này tìm được hình thức tồn tại cân bằng của nó khi gạt bỏ hộ Rousseau sự lên án theo đó nhà tư tưởng của thành phố Geneva tự do bị coi là người phản xã hội. Theo Dewey, trọng tâm triết lý của Rousseau là tiến bộ vị tiến bộ xã hội, ngay cả khi nhìn qua nó có vẻ rất phản xã hội, vì thực chất Rousseau và những người như ông hướng tới một xã hội rộng lớn hơn và tự do hơn. Bằng cách hướng tới cá nhân, Rousseau hóa ra lại tìm đến toàn nhân loại. Tuy vậy, Dewey vẫn giữ thái độ phê phán của mình khi cho rằng triết lý của Rousseau dựa trên một “niềm tin không chừng mực vào tự nhiên” (tr.119).

Dịch giả Bùi Văn Nam Sơn khi viết lời giới thiệu cho bản dịch Émile cũng đề xuất một cái nhìn chừng mực về tác phẩm này: quan điểm về giáo dục của Rousseau “vừa mới mẻ, tiến bộ vừa có không ít những mâu thuẫn, nghịch lý như bản thân cuộc đời và toàn bộ học thuyết của ông” (Émlie, tr. 10)

Nền giáo dục Việt Nam nơi đào tạo ra rất nhiều đứa trẻ được nuông chiều nhưng không thực sự được tôn trọng, tự tin vì rất nhiều thứ khác ngoài nền tảng kiến thức và bản lĩnh cá nhân, chắc chắn cần có các thay đổi. Lời gợi ý đúng đắn rất có thể sẽ đến từ những cuốn sách như thế này.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • John Dewey - người chắp bút tuyên ngôn giải phóng trẻ em

    23/04/2017Phạm Anh TuấnĐưa trẻ em lên vị trí trung tâm có làm mờ đi hình ảnh thiêng liêng của những người thầy? Hoàn toàn không. Ngày nay người ta quan niệm người thầy chỉ là người được xã hội phân công làm một công việc cụ thể. Nếu làm tốt công việc của mình thì người thày đó sẽ được cả xã hội kính trọng...
  • Giáo dục: Cần một triết l‎ý

    10/09/2015Dương Trung QuốcCông cuộc Đổi mới bắt đầu bằng yêu cầu “đổi mới tư duy”. Lẽ ra, giáo dục phải là người dẫn đường thì dường như nó lẽo đẽo bị cuốn theo... Phải chăng, vì giáo dục chưa có một triết lý phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập hay vì nó đã xa rời cái triết l‎ý đã từng khởi động công cuộc Duy Tân cách đây một thế kỷ?
  • Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?

    04/11/2013GS. Chu HảoSoi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng (hay làm lại) nền giáo dục Việt Nam.
  • Edgar Morin và giáo dục trong thế giới biến đổi

    10/06/2010Nhà văn Nguyên NgọcVừa qua, tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội đã có cuộc Hội thảo về giáo dục với chủ đề Adgar Morin và Triết học Giáo dục với sự tham gia của một số nhà văn hóa, giáo dục và nhiều bạn trẻ. Bài viết dưới đây là tham luận của nhà văn Nguyên Ngọc tại Hội thảo...
  • Năm học mới và triết lý giáo dục cũ

    18/08/2009Thu San Nguyễn Thế HùngNăm học mới đã gần đến, các trường học khắp cả nước đang chuẩn bị đón học sinh khai giảng. Tuy nhiên, năm nay hơi bị trục trặc vì dịch cúm H1N1. Các thầy giáo và học sinh, cả cha mẹ học sinh nữa đang chờ đón nhiều thay đổi ở năm học này, nhưng có lẽ sẽ khó có đột phá nào quan trọng Cỗ xe giáo dục đang đi theo đường ray hiện tại, rất khó chuyển hướng. Cỗ xe ấy có quán tính rất lớn.
  • Về triết lý giáo dục

    28/07/2009Nguyên NgọcTheo tôi, nguyên nhân đầu tiên, sai lầm đầu tiên và bao trùm là ở chính vấn đề quan trọng nhất, cơ bản nhất của giáo dục: ở triết lý giáo dục. Nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Tôi cho rằng đang có vấn đề hết sửa nghiêm túc ở chỗ này, nơi lâu nay ta tưởng mọi sự đã chẳng còn có chuyện gì phải bàn nữa.
  • Nguyên Ngọc (1932 - )

    04/07/2009Nhà văn, nhà văn hóa -giáo dục Việt Nam, phóng viên chiến trường, tổng biên tập báo và dịch giả
  • Triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người

    26/02/2008GS. Phan Đình DiệuVới nguồn kinh phí hiện nay, nếu biết chắt chiu chi tiêu theo kiểu "con nhà nghèo" thì VN hoàn toàn có thể miễn học phí đối với các cấp học phổ cập và giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới đào tạo những HS có năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống chứ không chỉ biết học thuộc lòng...
  • Lại chuyện triết lý giáo dục

    11/10/2007Nguyên NgọcMấy hôm nay bỗng lại thấy xôn xao lên chuyện triết lý giáo dục. Có lẽ là vì vừa có cuộc hội thảo về chuyện triết lý giáo dục do một cơ quan nào đó của Bộ GD-ĐT tổ chức, mà quả thật nếu không có một bài báo tường thuật lại khá sơ sài thì chẳng ai biết nó diễn ra ở đâu, vì sao, để làm gì.
  • Ra mắt Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh

    09/01/2007H.T.Một năm sau khi NXB Tri thức thành lập, quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh được ra mắt và khởi động những dự án lớn với tham vọng hỗ trợ và quảng bá việc dịch thuật các tác phẩm có giá trị thuộc Tủ sách Tinh hoa Tri thức Thế giới. Bắt đầu từ 2007, giải thưởng dịch thuật mang tên nhà chí sĩ Phan Châu Trinh sẽ được tổ chức thường niên...
  • Cần thay đổi triết học giáo dục

    05/12/2006Nguyên NgọcTrong một bài viết ngắn gần đây trên Tia sáng, Giáo sư HoàngTụy có nói: "Để khắc phục khó khăn hiện nay, chỉ có một lối thoát duy nhất là hiện đại hóa giáo dục”. Tôi hoàn toàn đồng tình với phương hướng đó. Nhưng thế nào là hiện đại hóa giáo dục, thế nào là một nền giáo dục hiện đại?
  • Về tư tưởng giáo dục Arixtốt

    16/11/2006Nguyễn Bá TháiCó lẽ còn ít người biết về ông với tư cách nhà giáo dục, người mà cách đây hơn hai nghìn năm, trong các tác phẩm Về giáo dục, Chính trị học và Đạo đức học... đã đưa ra những quan điểm hết sức sâu sắc về vai trò, mục đích của giáo dục, về hệ thống giáo dục và sư phạm học...
  • Làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách

    13/02/2006Hà Văn Thịnh (Đại học khoa học Huế)Nếu giáo dục không gây nên tất cả mọi lỗi lầm thì ít nhất, cũng đã và đang gián tiếp một cách lâu dài, tạo nên nhiều yếu tố tiềm tàng để không đủ sức nhìn thấy và, ngăn chặn những lỗi lầm ấy...
  • Mười vấn đề lớn của giáo dục

    21/11/2005Nguyên NgọcMột xê-mi-na độc lập về cải cách giáo dục, do giáo sư Hoàng Tụy đề xướng và chủ trì, được nhiều nhà khoa học và văn hoá trong ngoài nước tham gia thảo luận về các nội dung: Đánh giá thực trạng giáo dục, nêu những vấn đề giáo dục lớn hiện nay cần giải quyết và đề xuất các phương hướng chính chấn hưng giáo dục...
  • xem toàn bộ