Trọng trách

02:26 CH @ Thứ Năm - 21 Tháng Mười, 2010
Kỳ họp thứ 8 của QH khai mạc trong bối cảnh khá đặc biệt, ngay trước thềm Đại hội Đảng XI, một nhiệm kỳ QH sắp kết thúc và rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội lớn lao, mà ở đó có các nội dung quan trọng được giải quyết trên cơ sở thảo luận và ra quyết định của QH và các đại biểu QH.

Trong bản báo cáo được nhận định là thẳng thắn trước phiên khai mạc sáng qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận để xảy ra tình trạng “nghiêm trọng” tại Vinashin “có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ ngành liên quan”. Trong tay các đại biểu QH lúc này là bản báo cáo hết sức chi tiết về quá trình dẫn đến những sai phạm xảy ra tại Vinashin. Điều này cho thấy thái độ của Chính phủ là sẵn sàng đối diện với sự thật. Vấn đề quan trọng là giờ đây, ngay tại kỳ họp này, QH và các đại biểu QH sẽ thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình với cử tri.

Điều mà QH quan tâm không phải và không thể dừng ở câu chuyện về trách nhiệm pháp lý (trách nhiệm trước pháp luật mà nhiều lãnh đạo Tập đoàn Vinashin đang phải đối mặt) mà là câu hỏi về trách nhiệm chính trị trước cử tri. Bởi lẽ, điều mà cử tri quan tâm lúc này là “trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ có liên quan và xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân vi phạm” (trích báo cáo kiến nghị của cử tri của Ủy ban T.Ư MTTQ VN). Không thể có lỗi “cơ chế” chung chung mà phải là lỗi của những người làm ra cơ chế hoặc vận hành cơ chế ấy.

Cũng tương tự như vậy, khi dư luận cử tri không còn cảm thấy an tâm trong quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản; còn thấy bất ổn khi mà tài nguyên vẫn được xuất khẩu thô trong khi doanh nghiệp trong nước đang thiếu để sử dụng... thì chuyện QH tỏ rõ thái độ cũng là điều quan trọng. Mặt khác, việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên đang đặt ra nguy cơ về thảm họa môi trường mà bài học vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Hungary mới đây là một cảnh báo, cũng đặt thêm mối quan tâm và nỗi lo lên vai đại biểu QH. Đưa ra quyết định quan trọng, đúng lúc chính là bản lĩnh của những đại diện cử tri, trong việc hành xử trách nhiệm chính trị của mình.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:"Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quantrong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đãnghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể đểxử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn Vinashin"

"Vinashinrơi vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sảnlà hậu quả của quá trình đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả, chưa thực sựtuân theo quy luật thị trường. Công tác kiểm tra, kiểm soát còn hạnchế, chưa phát hiện kịp thời những quyết định sai trái về đầu tư, sửdụng vốn của lãnh đạo tập đoàn"; "Trách nhiệm của các cơ quan quản lýnhà nước, với chức năng chủ sở hữu chưa rõ ràng, chưa đến nơi đến chốn.Nhưng còn lý do nữa là việc phân cấp không có đầu mối nào chịu tráchnhiệm chính ở đây cả" (Ông Hà Văn Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH)

"Tôicho rằng, Chính phủ đã nhận trách nhiệm quản lý nhà nước trong sai phạmcủa Vinashin thì cần làm rõ trách nhiệm của Thủ tướng, bộ trưởng vàtừng vị trí liên quan đến quản lý tập đoàn này chứ không thể nhận tráchnhiệm một cách chung chung, đơn giản..." (ĐB Lê Văn Cuông - Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa)

"Thủtướng có nhận trách nhiệm của Chính phủ về vụ Vinashin và Chính phủ cóbáo cáo riêng về Vinashin gửi đại biểu Quốc hội, chứng tỏ ý kiến củađại biểu Quốc hội được tôn trọng. Tuy nhiên, điều chúng tôi yêu cầu làlàm rõ trách nhiệm cá nhân trong quản lý chứ không thể nói là tàichính, giao thông vận tải, thanh tra... mỗi nơi có một ít trách nhiệm".Theo ông Hải, báo cáo của Chính phủ về tình hình Vinashin chưa thật sựđáp ứng được yêu cầu của đại biểu Quốc hội. (ĐB Vũ Quang Hải)


Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một vài suy nghĩ về sinh hoạt Quốc hội

    04/11/2010Nguyễn Trần BạtQuan sát sinh hoạt quốc hội ở nước ta, nói chung tôi thấy có nhiều tiến bộ so với 20 năm về trước, nhưng cũng thấy có hai vấn đề cơ bản. Thứ nhất, quốc hội là một trong ba nhánh của quyền lực nhà nước, theo thông lệ của nhiều nền văn hoá chính trị thì ba nhánh ấy độc lập với nhau, đặc điểm này được gọi là "Tam quyền phân lập"...
  • Cần lắm một Quốc hội chuyên nghiệp

    01/07/2010Trần Trọng ThứcHiện nay đại biểu Quốc hội có đến 75% kiêm nhiệm, tức ba phần tư đại biểu đều là những người đang rất bận rộn ở các cương vị chủ yếu khác nhau. Sự kiêm nhiệm ấy khiến đại biểu Quốc hội khó hoàn thành trách nhiệm toàn dân giao phó, nhất là đến mỗi kỳ họp thì hầu như mọi chuyện đều phó thác cho những người chuyên trách.
  • Những câu nói ấn tượng tại Quốc hội

    18/06/2010GS.TS Nguyễn Đức DânTôi kính trọng đại biểu (ĐB) Nguyễn Đình Xuân khi dũng cảm công khai đề nghị Quốc hội xem xét chỉ số tín nhiệm ông bộ trưởng là cấp trên trực tiếp của mình với tuyên bố: “Bộ trưởng đã không hoàn thành nhiệm vụ với tư cách bộ trưởng quản lý rừng của đất nước” (Tuổi Trẻ, 12.6.2010)
  • Tư vấn, phản biện của các nhà khoa học với Quốc hội

    22/04/2010Hoàng ThưĐể các đại biểu quốc hội “không nhát tay” khi quyết vấn đề quan trọng của đất nước phải có quan điểm của các nhà khoa học. Tuy nhiên vẫn chưa có cơ chế phối hợp…
  • Đọc bài "Quốc hội ta vĩ đại thật" của chủ tịch Hồ Chí Minh

    31/03/2007Trần Lưu Sơn (Sở Tư Pháp Tỉnh Hà Nam)Với bút danh T.L chủ tịch Hồ chí Minh viết bài”quốc hội ta vĩ đại thật” đăng trên Báo Nhân dân, số 2304, ngày 10-7-1960. Trong không khí chuẩn bị cho ngày bầu cử quốc hội khoá XII chúng ta cùng đọc lại bài viết của người...