Trông xuống, trông lên…

08:06 SA @ Thứ Năm - 27 Tháng Bảy, 2017

Không biết từ bao giờ câu nói cửa miệng: "Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống thì cũng chẳng ai bằng mình” được nhiều người nhắc đến như một niềm an ủi khi người ta cảm thấy mình còn thua kém một ai đó về tài sản, về đường làm ăn...

Người có nhà hai tầng ngó sang hàng xóm, nơi người ta dang lên tầng ba, tầng bốn thì nói với nhau, chỉ người nhà nói với nhau thôi : "Trông lên tới ... trông xuống còn khối người thua nhà mình”. Có người mới sắm thêm được một tài sản nào đó có giá trị thì cũng xoa tay nhắc với vợ con câu nói trên với mềm tự hào, sung sướng. Người nông dân mới sắm được con trâu hoặc bấy lâu nay thiếu ăn nay có đủ ăn, họ "nhìn lên" rồi "nhìn xuống" và rồi họ cũng tự bằng lòng với mình. Ai dám nói rằng niềm vui của nông dân thua kém niềm vui của cán bộ, của những người buôn bán.

Thời còn bao cấp, khi mà đời sống của tuyệt đại đa số người dân còn vất vả, kham khổ, chưa có sự chênh lệnh lớn trong thu nhập, chưa có khoảng cách lớn về giầu nghèo thì người ta ít nói đến câu này. Nó bỗng được nhắc đến nhiều từ khi được phép bung ra làm ăn, người ta có điều kiện bộc lộ và phát huy hết khả năng của mình để kiếm tiền. Người có vốn với khả năng kinh doanh và nhạy bén trong thương trường thì làm giàu nhanh chóng. Người không có vốn thì tìm cách xoay xở, vay mượn... Người có sức lao động cũng trầy trật, họ chắt bóp, tiết kiệm rồi cuối cùng gây dựng nên được cơ ngơi kha khá. Cũng có những người do một vận may nào đó, vận may "trời cho" mà giàu lên. Một số người giàu lên do địa vị và công việc mang lại. Họ có nhiều bổng lộc, nhiều "phần trăm". Có người nhờ mánh mung, chớp giật, hoặc ăn của đút lót. Người rút tiền Nhà nước. Người thì buôn hàng quốc cấm, buôn hàng trốn thuế... Tuy nhiên, bên cạnh những người vừa nói thì có một lớp người giàu lên được do làm ăn chân chính. Họ đưa vốn, lao động và chất xám của mình ra để làm giàu. Ngày nay, trong xã hội ta đã có kẻ giàu, người nghèo với nhiều cung bậc khác nhau. Xã hội càng phát triển thì sự chênh lệch giàu nghèo càng lớn. Đó cũng là quy luật của sự phát triển. Nếu đem so sánh về mặt tài sản giữa người giàu nhất và người nghèo nhất ở nước ta, tuy nước ta chưa phải là nước giàu, thì cũng đã là một trời một vực. Cũng may là người nghèo ta vẫn lấy câu "trông lên... trông xuống không ai bằng mình" để tự an ủi. Ai cũng có thể dùng được câu nói đó, chỉ trừ "cận trên" tức là người giàu nhất và "cận dưới", tức là những người nhìn xuống chẳng thấy còn ai nữa, là không.

Thời nào cũng vậy, đối với những người chí thú làm ăn, tức là họ phải có chí, cần cù, tiết kiệm và có kế hoạch... thì có thể không giàu lên nhưng họ sẽ vượt ra khỏi cảnh nghèo. Còn với những ai "bóc ngắn cắn dài", ăn tiêu không có kế hoạch, được đồng nào xào đồng ấy thì khó mà “ngẩng mặt lên" được.

Với những ngươi này có đi vay người ta cũng ngại cho vay bởi vì "tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống". Những người này là những người nghèo, nghèo lâu dài. Lại còn một lớp người nữa, lớp người này do hoàn cảnh éo le như không có sức lao động, sức khỏe nay ốm mai đau hoặc hậu quả do chiến tranh ... Họ thật đáng thương và đáng được xã hội quan tâm giúp đỡ.

Với mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", Đảng ta đã có chủ trương "xóa đói giảm nghèo". Dự án này đã đưa rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo. Cuộc sống của người dân đã có sự thay đổi sâu sắc, chất lượng được nâng lên rõ rệt. Nhìn chung, người nghèo ngày nay đã khác xa người nghèo ngày trước cả về chất lượng cuộc sống lẫn tài sản sở hữu. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn cùng. Nhân dân ta gần một thế kỷ nay theo Đảng, đến nay, khi hòa bình đã ngót ba mươi năm mà vân còn những người cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc là một điều rất đau lòng. Để công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt kết quả hơn nữa, thiết nghĩ ngoài việc tăng cường vốn cho vay, tạo công ăn việc làm, cần đẩy mạnh hơn nữa việc chống tiêu cực, sao cho "dòng chảy" của những đồng tiền "bất chính” bớt vào "chỗ trũng", giảm bớt khoảng cách giàu nghèo "không đáng có".

Xã hội ta chấp nhận có kẻ giàu, người nghèo. Điều đó có nghĩa rằng câu nói: "Trông lên thì chẳng bằng ai, nhìn xuống cũng chẳng ai bằng mình" vẫn còn được nhắc đến. Nhưng làm sao để người ta còn có thế hy vọng khi nhìn lên.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có

    21/10/2016Nguyễn Tất ThịnhGiàu có trong sự nghèo khó của người khác, trong sự lụi bại của xã hội thì cái sự giàu có đó rất không yên ổn...
  • Chân lý của chuyện Giàu - Nghèo

    24/02/2016Văn Ký sưu tầmLý do giàu, nghèo
    Phóng túng không lo làm ăn thì từ từ sẽ nghèo
    Xài phung phí tiền bạc không tiếc tay dễ bị nghèo...
  • Người ta nghèo đi có thể là vì tiền

    12/04/2015Nguyễn Tất ThịnhĐã từ rất lâu người ta biết rằng Tiền là cực kì quan trọng, là thước đo của giá trị trong sự trao đổi của thị trường, dường như là cái có thể mua được mọi thứ đến cả Tiên cả Phật, làm người ta mạnh bạo lên…
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Khổ vì lắm tiền

    24/04/2014Vương Trí NhànĐã dính vào nghiệp buôn, hẳn ai cũng biết cái câu "Buôn tài không bằng dài vốn . Ấy vậy mà nhiều bà buôn bán nhỏ ở chợ Đồng Xuân gần đây bảo với tôi rằng có lúc thấy sợ cả những đồng vốn giời ơi đất hỡi...
  • Toàn cầu hóa chênh lệch giàu nghèo

    15/04/2014Nguyễn Trần BạtTrên các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như trên toàn thế giới, người ta nói rất nhiều về sự nghèo đói và hiện tượng chênh lệch giàu nghèo. Tuy nhiên, ở đây có một điểm cần làm rõ, đó là phải phân biệt sự nghèo đối với khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, sự nghèo đói và chênh lệch giàu nghèo với nhận thức về chúng...
  • Giàu và nghèo

    15/12/2010Đ.H.L...xét về quan điểm thực tiễn, đa số con người ta kể từ khi nhận thức được tầm quan trọng của vật chất cho đến khi chính chúng ta.trở thành một loại vật chất tổng hợp, đều nhắc nhỏm và chú trọng hai từ giàu - nghèo. Thật lòng ai chẳng muốn giàu hay nói đúng hơn là ham giàu, bởi giàu sẽ sang và miệng kẻ sang bao giờ cũng đầy gang thép...
  • Nông dân nghèo - mối nguy của xã hội

    05/06/2008TS Nguyễn Đức Truyến (Viện xã hội học)Sau hơn 20 năm đổi mới, lần đầu tiên hiện tượng đầu cơ gạo xuất hiện không chỉ làm giá gạo tăng vọt mà còn tạo nên cú sốc toàn xã hội.
  • Toàn cầu hoá, kinh tế thị trường và sự nghèo đói

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrên các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như trên toàn thế giới, người ta nói rất nhiều về sự nghèo đói và hiện tượng chênh lệch giàu nghèo. Tuy nhiên, ở đây có một điểm cần làm rõ, đó là phải phân biệt sự nghèo đói với khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, sự nghèo đói và chênh lệch giàu nghèo với nhận thức về chúng...
  • Phiếm luận tiền

    19/01/2006Phan Quốc Hồng (Trung Quốc)Người xưa nói: tiền là "đồng xu”- mùi tanh của đồng, cái danh từ này rất nên thay đổi. Không biết từ lúc nào, tôi trở nên yêu thích tiền đến thế! Hiện giờ đã tới mức "không tiền mất vui" rồi...
  • Tài sản của chúng ta: nỗi nhục nghèo khó!

    06/10/2005Trương Bảo ChâuTự nhận tài sản lớn nhất của mình là sự nghèo khó, thấy “nhục khủng khiếp” khi xin visa đi dự hội nghị đều nhận được câu hỏi: “Anh có tính ở lại luôn không đấy?”. Bức xúc, ray rứt… anh viết thư cho Thủ tướng để chia sẻ “nỗi nhục của thanh niên một đất nước nghèo”
  • xem toàn bộ