Trưng cầu dân ý điều kiện cần có

03:39 CH @ Thứ Tư - 08 Tháng Mười Hai, 2010

Gần đây việc trưng cầu ý dân được nêu ra trên nhiều báo chí và được nói đến ở nhiều nơi. Hình thức dân chủ trực tiếp quan trọng này dù đã được quy định ở các bản Hiến pháp nhưng vẫn còn xa lạ với đời sống chính trị - pháp lý ở nước ta. Đó là điều mà cuộc sống đang đòi hỏi và một văn bản pháp luật cụ thể cần được xây dựng và ban hành.

Tuy nhiên để có được luật và nhất là thi hành đúng luật thì có rất nhiều điều cần được thảo luận, chỉ ra. Bởi một hình thức dân chủ trực tiếp tổ chức được tốt mới có ý nghĩa, mới khỏi lãng phí tiền của công sức bỏ ra. Một điều tra xã hội học bình thường ít có ý nghĩa xã hội, chính trị nhiều lần so với trưng cầu ý dân. Trưng cầu ý dân chỉ có thể có ý nghĩa khi được tiến hành trong những điều kiện "hạ tầng" tối thiểu của một xã hội dân chủ tự do. Từ trình độ dân trí và sự tiếp cận thông tin nhiều chiều về vấn đề cần trưng cầu. Từ nguyên tắc dân chủ tự do "tuyệt đối" và sự tổ chức nghiêm túc khoa học hết sức công khai minh bạch kiểm soát được. Tất cả phải đạt được một cái chuẩn cần có.

Người ta thường nêu ra lý do dân trí thấp để nói rằng trưng cầu ý dân khó có hiệu quả mong muốn. Quả là có vấn đề dân trí. Khi đa số dân ít học hoặc đã rơi rụng nhiều kiến thức xã hội sơ giản, họ sẽ khó có phán quyết có ý thức về vấn đề cần trưng cầu. Nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề và không phải là không khắc phục được. Thật ra không ai dửng dưng với những quyết định đúng sai ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của mình và người thân. Vấn đề là điều đưa ra trưng cầu đó có quan hệ thế nào với cuộc sống. Nếu vấn đề đưa ra chỉ là râu ria cho có chuyện thì người dân không quan tâm. Thực tế không phải mọi điều "tập thể" đều sáng suốt cả! Hiến pháp đã không quy định vùng cấm thì mọi vấn đề người dân đều có quyền theo dõi, thẩm tra, kể cả cấp cao nhất, cơ quan quyền lực nhất. Thực tế cũng cho thấy từ khi pháp luật nhận rõ và quy định về quyền khiếu nại tố cáo thì những con giun bị xéo mãi đã quằn lên đúng luật. Vấn đề là việc làm của người ta có thực sự đem lại những hiệu quả cần có. Phải có sự bảo đảm cho niềm tin, mới có động lực cho hành động tiêu biểu và thực thi quyền lực của dân. Nhu cầu sẽ đẻ ra hiểu biết.

Điều quan trọng nữa là cần có sự khai thông dân trí. Về vấn đề cần trưng cầu cần được thông báo rộng rãi thực sự tới các đối tượng thi hành. Cần phát động cuộc trình bày, tranh luận công khai rộng rãi một cách dân chủ bình đẳng các quan điểm khác nhau về vấn đề cần trưng cầu. Người dân sẽ được trang bị, hiểu biết qua các nhà nghiên cứu chuyên sâu, từ đó họ có cơ sở để sàng lọc.

Cái "hạ tầng" ấy rất quan trọng, cần làm tốt. Tuy nhiên việc tổ chức trưng cầu ý dân thật đúng yêu cầu cần phải quan tâm nhiều hơn. Đọc một bài báo người ta đưa ra một cái "hộp" (hình thức nhấn mạnh, đóng khung riêng) về cuộc “trưng cầu dân ý" phế truất Bảo Đại của Ngô Đình Diệm hồi 1955, người ta hơi ngạc nhiên về các số liệu trần trụi của nó. Trong khi đó, dù không còn yêu cầu vạch mặt dối trá theo yêu cầu chính trị như xưa, ta vẫn thấy cần phải biết những mánh khóe của chính quyền Diệm lúc đó đưa ra để có được kết quả "như ý". Bây giờ cũng vậy thôi, việc tổ chức trưng cầu ý dân không thể là trò đùa hình thức vì ta đâu cần cái thứ sơn phết dân chủ khi ta muốn đi tới một nền dân chủ thực sự "Do dân, vì dân, cho dân". Một ban tổ chức công tâm, tuyên thệ trung thành với ý chí của dân không thực thí các thủ đoạn dối trá làm sai lệch kết quả. Một tổ chức chặt chẽ khoa học nhằm đi tới một kết quả trung thực. Không có các thứ thúc giục áp đặt dù là áp đặt đi bỏ phiếu để đến nỗi người ta bỏ hộ cả nhà để địa phương có thành tích 100% đi bầu và nghỉ sớm trước cả nửa ngày! Ở đây cũng phải nói đến chuyện "luật hóa" việc xử lý nghiêm tất cả những hình thức vi phạm lại và sai lệch kết quả trưng cầu ý dân (với những cải cách thực sự trong việc tổ chức thi hành luật một cách độc lập với mọi quyền lực).

Trưng cầu ý dân, cuối cùng vẫn phải là đạt được kết quả là ý chí của dân được phản ánh trung thực nhất. Nếu không có các việc làm để đi tới kết quả ấy thì không nên tổ chức làm gì.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghe tiếng dân trên không gian ảo

    04/08/2014Diêm SơnInternet ngày càng phát triển và trở thành không gian rất thuận lợi cho việc phát biểu ý kiến cá nhân. Trước thực tế đó, các nhà lãnh đạo phản ứng như thế nào? E ngại, hạn chế hay lắng nghe và tương tác?
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Đồng thuận xã hội

    17/06/2014Nguyễn Trần BạtCó một thuật ngữ được báo chí và truyền hình sử dụng khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng lại đang được hiểu một cách không đầy đủ, đó là đồng thuận. Có thể khẳng định, cho đến nay khái niệm này vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện....
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Luật sư của Nhà nước và Luật sư của người dân

    07/12/2010Đoàn Tiểu LongTừ trước tới nay, các chuyên gia pháp lý của ta đều nhất trí rằng “bình đẳng trước Toà án” chỉ là một nội dung của quyền “bình đẳng trước pháp luật” mà Hiến pháp quy định, tuy nhiên trước Toà án các bên chỉ bình đẳng về mặt tố tụng, tức là đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu và tranh luận, chứ không bình đẳng về mọi mặt. Chính đây là điều đáng suy ngẫm...
  • Dân chủ và Nhân quyền và sự mở rộng khái niệm Dân chủ

    03/11/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupDân chủ là một phương thức quan hệ, phương thức sử dụng quyền lực trong nội bộ các quốc gia. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập những quyền cơ bản của công dân. Đó là phương thức để các công dân có những quyền cấu trúc nên đời sống cá nhân và đời sống chính trị của mình. Từ đó cộng đồng các cá nhân cấu tạo nên quyền lực chính trị của mình...
  • Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật

    30/08/2006Ngọ Văn NhânTrước khi có sự xuất hiện nhà nước, pháp luật và cùng với đó là ý thức pháp luật, những yếu tố tham gia định hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi xã hội của con người lại chính là đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng... đặc biệt là dư luận xã hội...
  • Vì sao người dân thờ ơ với pháp luật

    09/07/2006Nguyễn Đức LamỞ Việt Nam hiện nay cùng với việc có những đạo luật làm ra hầu như "nằm phủ bụi" trên giá, nhưng nhiều đạo luật xã hội rất cần thì lại chưa có. Có một thực trạng cần sớm được khắc phục, đó là một bộ phận lớn dân cư hoặc chua biết đến luật, hoặc ác cảm, thờ ơ với luật, với toà án. Tại sao lại có tình trạng như vậy?
  • Hiện đại hóa và tâm lý xã hội

    07/06/2006Nguyễn KiênXã hội hiện đại không chỉ bắt nguồn từ trạng thái kinh tế mà còn là một trạng thái văn hoá và tâm lý. Do vậy nếu chúng ta không tạo ra được những con người cá nhân ngày càng độc lập và chủ động thì chưa có đủ tiền đề để đi tới xã hội hiện đại...
  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • Các hệ tư tưởng và môi trường văn hóa, xã hội

    01/01/2006Nguyễn Đức ĐànMôi trường lịch sử, văn hóa và xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX và trong nhũng thập kỷ đầu của thế kỷ XX là một môi trường đặc biệt, nóng bỏng những đổi mới về mọi mặt, báo hiệu một thời kỳ đang chuyển hướng mạnh mẽ. Có thể khẳng định đây là thời kỳ bản lề của lịch sử văn hóa dân tộc sau bao nhiêu thế kỷ êm ả, tĩnh tại...
  • Dân tâm và dân chủ

    13/12/2005GS Tương LaiDân chủ với dân tâm gắn với nhau như bóng với hình. Để thu phục được dân tâm, để giành dân tâm thì phải thật lòng thực thi dân chủ, thật lòng mở rộng dân chủ. Để giành dân tâm, không có gì đơn giản hơn điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho cán bộ của Đảng và Nhà nước ngay từ những ngày mới giành được chính quyền từ cách mạng tháng 8/1945: " Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”...
  • Dân là ai?

    06/12/2005Hà Thúc MinhNgười Việt Nam mới có câu: Quan nhất thời, dân vạn đại
    Nhất thời thì nhất thời, vạn đại thì vạn đại, nhưng làm quan nhất thời vẫn oai hơn là dân vạn đại. Làm quan mới khó chứ làm dân thì ai mà chẳng làm được. Tuy nhiên, chớ có xem thường làm dân, hình như cái gọi là "dân“ này càng ngày càng được ưa chuộng. "Nhà nước của vua” xem ra đã quá lỗi thời rồi, bây giờ phải là "Nhà nước của dân". Nhiều thứ khác cũng thay đổi theo như "Nghệ sĩ nhân dân” , "Nhà giáo nhân dân” “Đại học nhân dân ", “Tư bản nhân dân ". Tại sao lại có chuyện "vật đổi sao dời" như vậy?
  • “Công dân Internet” hay mặt trái của thế hệ trẻ

    22/11/2005Theo Chinadaily, GuardianNgủ dậy, bật máy tính, đánh răng rửa mặt và vào mạng Internet là lịch trình của Tiểu Linh vào mỗi buổi sáng, giống với nhiều thanh niên trẻ khác trên khắp Trung Quốc...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Đồng thuận xã hội

    05/11/2005GS. Tương LaiĐồng thuận là sự thể hiện cụ thể một tầm nhìn mới, vượt qua những ràng buộc hạn hẹp trong quan điểm “ai thắng ai” để thấy được rằng, hiện nay, đồng thuận xã hội chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Dân biết, dân bàn...

    26/08/2005Lã VọngMột số vị quan liêu thi hành dân chủ với dân theo kiểu:
    Dân biết những điều "quan" hé cho
    "Quan" rằng "Bí mật này rất to"
    Những điều "bí mật"... dân thừa biết!
    Điều dân cần biết, "quan" chẳng thò!
  • Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội

    24/08/2005Nguyễn Hữu Đễ (*)Thông tin xã hội có nội dung rất đa dạng và phức tạp. Đối với quản lý xã hội, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ; Thứ nhất, thông tin xã hội là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản lý xã hội: thứ hai, tùy theo chất lượng, nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng, quyết định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội.
  • Lỗi của dân trí?

    11/11/2003Thư HoàiXả rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đi lại lộn xộn trên đường phố, đeo bám quấy nhiễu du khách, mở nhạc to hết cỡ làm náo động cả xóm trong đêm... Lý giải những thói xấu đó nhiều người cho là tại dân trí còn thấp, cần nhắc nhở giáo dục. Nhưng ở đây, có thật là do dân trí thấp?
  • xem toàn bộ