Trước hết, đạo lý!

03:15 CH @ Thứ Bảy - 03 Tháng Mười Hai, 2005

Thiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay.

Trong hệ thống luật pháp không hề có đạo luật nào về ăn vụng, ăn tham. Nhưng chỉ cần ăn vụng nửa quả chuối, nửa cái bánh, chỉ ăn tham gắp một lần hai ba miếng thịt, là lập tức bị quở mắng, bị chê cười, bị khinh bỉ, được răn bảo dặn dò "lần sau không được như vậy". Vô số việc tương tự, luật pháp không động đến, ăn cắp vài nghìn, vài chục nghìn đồng, đi nhậu nhẹt mà nói dối đi công tác, học cấp mà tự xưng cử nhân, tiến sĩ. Đánh chửi con cháu vợ chồng cả bố mẹ, học trò vô phép bạc nghĩa với thầy, gièm pha người khác nhằm hạ bệ gạt bỏ họ cho mình bước lên… đều không hề có trát gọi hầu tòa để lĩnh án treo hay giam. Nhưng luân lý, đạo đức, lễ nghĩa... gọi tắt cho gọn là đạo lý, lập tức lên tiếng phán xét, cấm đoán và khuyến cáo sự hành xử mà đạo lý đòi hỏi. Cái khoảng cách, cái phạm vi thái độ và hành động mà luật pháp không dính tới vốn hết sức rộng lớn, tha hồ cho những chuyện xấu xa xảy ra.

Tục ngữ Pháp có câu thực hay: “Tôi mặc sức hành động tùy thích trong chừng mực không động tới cái đầu dùi cui của cảnh sát". Tức không động tới pháp luật. Vậy là tôi cứ ăn vụng, ăn tham, nói dối, ăn cắp vặt, ngủ với nữ nhân viên hoặc với vợ hàng xóm, bạt tai vợ, đá con, chửi bố mẹ, chửi thầy giáo... Ân nhân của tôi từ trần, tôi không đi viếng cho khỏi tốn tiền phúng điếu, luật pháp nào truy tố tôi, nhưng trước mắt đạo lý tôi bị kết án là kẻ vô ân, bạc nghĩa.

Theo văn hóa phương Đông, thai nhi đã được thai giáo nhũng phẩm chất tốt đẹp cho đứa bé sắp chào đời. Bé tí xíu mới thôi nôi cũng đã được người lớn dạy "nào vòng tay, nào cúi đầu, ạ đi con, ạ to lên… ". Con người được bắt đầu dạy dỗ như vậy, và đó là thuộc về đạo lý. Chứ không phải là dạy dỗ về pháp luật. Nói pháp luật chủ yếu là nói trị tội, trị những tội bị xem là tai hại làm hư hỏng hủy hoại tới mức nào đó, quan hệ nào đó giữa người với người trong xã hội. Pháp luật chỉ lên tiếng khi những việc tai hại được quy định là tội đó xảy ra.

Đạo lý, trên cơ sở tổng kết nhũng đúng sai tốt xấu, những cái nên làm và không nên làm của con người trong xã hội con người, trong thiên nhiên vũ trụ mà đề ra những tiêu chuẩn nhân cách nhân phẩm "sống cho ra con người, cho xứng đáng con người", đem dạy bảo huấn luyện con người từ tấm bé, từ khi tội lỗi theo luật định chưa xảy ra. Đạo lý rèn giũa con người có nhân cách nhân phẩm, bao gồm am hiểu luật pháp, tôn trọng pháp luật, có ý thức pháp luật, giúp con người khỏi hoặc khó lạc bước sa lưới pháp luật. Pháp luật bắt nguồn từ và dựa vào đạo lý. Chính vì từ đạo lý chính nghĩa như yêu nước thương nòi, quí trọng tổ tiên quê hương, mà đấu tranh chống pháp luật phi nhân của thực dân. Khi bị pháp luật phi nhân đó bắt bớ tù đày, người chính nghĩa không xem mình sai đạo lý và xem tù đày đó là trường học giũa mài nhân cách nhân phẩm. Có sự xem xét này vì con người có giáo dục, khi nghĩ, khi làm việc gì, thường tâm niệm ý đó, việc đó tốt hay xấu, đúng hay sai, thiện hay ác, nên hay không nên… chứ không phải xem có vi phạm hay không vi phạm điều luật nào, chỉ có kẻ phạm tội mới tính xem sẽ vi phạm điều luật nào.

Theo truyền thống văn hóa dân tộc, ông cha ta khi nghĩ, khi tính làm việc gì thường đắn đo suy tư xem ý đó, việc đó có phù hợp đạo lý không, có làm hại ai không, có tổn thương nhân cách, nhân phẩm không, có ô uế thanh dành gia đình, dòng họ, tổ tiên làng mạc, quê hương, nòi giống không, có thất đức không, tức là có làm tổn thất mất cái âm đức cái tốt đẹp, may mắn lại cho con cháu sau khi mình chết hay không… Nêu là "người có tín ngưỡng, có tôn giáo, thì thường suy nghĩ thêm: có được đàng hoàng vui vẻ xứng đáng gặp lại nhũng vị khuất bóng nơi suối vàng không, có bị xuống địa ngục không. Những điều đó đều có tác dụng răn đe phòng ngừa, mà sức răn đe, phòng ngừa của pháp luật không xa không mạnh bằng đạo lý. Tu thân cho đến khi cái quan định luận là một định đề không hề sứt mẻ giá trị. Tu thân tức là sửa mình bằng đạo lý, chứ không phải tu thân bằng pháp luật. Lợi lộc, hối lộ, tham nhũng, buôn bán ma túy thường làm mờ mắt kẻ kém cỏi vô liêm sỉ chứ không làm mờ mắt những ai thật sự có nhân cách, nhân phẩm nhờ tu thân đạo lý. Thống kê cho thấy phần lớn tội phạm là thất học, xa lạ với tu thân, số có học vấn, bằng cấp mà phạm tội thường thấp kém văn hóa, sống vị kỷ, chơi bời phóng túng, cũng xa lạ với tu thân. Kết quả tu thân là cả một hệ thống ứng xử gần như bản năng. Có văn hóa không phải chỉ nói mồm rằng tôn trọng người già cả mà vẫn ngồi gác chân lên bàn khi có cụ già bước vào phòng. Một cách hầu như bản năng là đứng dậy lễ phép chào hỏi. Người thực sự có văn hóa, ví dụ, thường khiêm tốn, không nghe được những lời nịnh hót, tâng bốc, khen ngợi quá đáng thực sự cảm thấy gai gai da thịt, đỏ mặt, đỏ má, khi phải nghe những lời như vậy. Người có văn hóa thường ứng xử tự nhiên theo cái đúng, cái tốt, tự chế trước cái sai , cái xấu, áy náy xấu hổ khi lỡ làm điều gì không nên làm, ví dụ chỉ lỡ quá nóng giận mà nặng lời với ai đó là buồn rầu bứt rứt có khi đến mất ngủ.

Truyền thống văn hóa dân tộc ta là tu thân, sống theo đạo lý, suy nghĩ và hành động theo đạo lý. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, là đạo lý, không phải pháp luật. Khổ công học tập tu dưỡng cho có thực tài thực đức để phục vụ dân tộc nhân quần là đạo lý, không phải pháp luật. Nghèo mà giữ được nhân cách, nhân phẩm, đói cho sạch rách cho thơm, là đạo lý, không phải pháp luật. Đời sống chúng ta còn nghèo: phấn đấu cho khá giả lên là đúng. Nhưng cũng phải thấy rằng ta không thể giàu kịp bằng nước Mỹ, nước Nhật, nước Pháp, nước Thụy Sĩ, nước Thụy Điển. Tuy nhiên, hoàn toàn không phải vì không giàu bằng họ mà ta không thể sống tốt đẹp vui sướng, hạnh phúc. Vấn đề là ở lối sống đạo lý, tạo niềm vui sống cho chính mình và đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho thiên nhiên môi trường tươi tốt đẹp đẽ. Đây là vấn đề đạo lý, ví như “tri túc tâm thường lạc" , "đem lại niềm vui cho người khác là tạo niềm vui cho chính mình"… không phải vấn đề pháp luật.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Đạo đức trong kinh doanh

    02/04/2018Mai Thái BìnhTheo mạng Washington Profile, ngay ở trong xã hội tư bản, những bộ phận lành mạnh của giới doanh nhân cũng cố gắng thiết lập những tiêu chí đạo đức cho các hoạt động thương mại của mình.
  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm

    25/02/2017Thanh ThảoĐó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật. Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào?
  • Vị nhân sinh đúng hay sai?

    04/10/2016Đỗ Kiên CườngXin mọi người đọc thuật kỹ và thật bình tâm, đặt một ấm nước, lúc đọc xong là lúc nước sôi, pha bình trà, uống và ngẫm nghĩ về người Mỹ, về quan điểm đạo đức xem nó ra răng...
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @

    24/06/2015Dương Bình NguyênNhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Giầu có đạo lý

    25/11/2005Nguyễn Đình ChúNghiên cứu vấn đề đạo lý của đất nước, trước hết phải nghiên cứu nhằm khai thông những vấn đề thuộc về lý thuyết, thuộc về quan điểm, quan niệm.
  • Thương hiệu cá nhân - Tại sao không ?

    25/11/2005Ths. Lê Hoàng TùngNgày nay, khái niệm thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà có thể gắn vời bất kỳ chủ thể nào: tổ chức, địa đanh... thậm chí cả con người...
  • Khía cạnh triết học trong các giá trị phổ quát của dân chủ

    24/11/2005Đỗ Trung HiếuTất cả những chủ thuyết và lý tưởng Sống chỉ đáng theo, đáng thực hành khi chúng nhân danh con người và phụng sự con người, khi chúng hợp lý, hợp quy luật, hợp với lẽ phải (chân), hợp với nhân tính (thiện), hợp với khát vọng về sự hài hoà và những tình cảm cao thượng của con người (mỹ). Dân chủ chính là một học thuyết đáp ứng được các tiêu chí đó. Nó chẳng những cổ vũ cho những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống cá nhân và cộng đồng, mà còn chỉ ra những cách thức thực hành những giá trị đó...
  • Kết hợp giáo dục lý luận với giáo dục lý tưởng đạo đức, cho sinh viên hiện nay

    18/11/2005TS. Nguyễn Ngọc ThuXác định đạo đức là "gốc" của người cách mạng, nó không chỉ là nền tảng nhân cách trong sự thống nhất với tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để trau dồi tri thức nói chung, nâng cao trình độ lý luận nói riêng...
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Làm chủ...

    23/07/2005Làm chủ là khái niệm từng được nhắc đến như cơm. Nhưng có lẽ không ít dịp ta cũng đã nghe ai đó nói “chán” giống như là chán cơm! Thật may đó chỉ là vấn đề kỹ thuật, do tiếp cận lối mòn, hô hào suông hoặc áp đặt đơn điệu. Cách truyền tụng giáo điều sẽ hạn chế sự cảm thụ về ý niệm làm chủ và ý tưởng chuyển tải đơn điệu có thể gây méo mó cho từng bối cảnh mà khái niệm này muốn truyền đạt. Làm chủ không còn lạ nhưng chưa quen, đã cũ nhưng còn mới, biết rồi nhưng chưa hiểu hết... Vậy làm chủ thế nào?
  • Biện chứng của tự do

    21/07/2005Nguyễn Trần BạtTự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển...
  • Mục đích của cuộc sống

    04/08/2005Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc truy vấn mục đích của câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Trong đầu con người nghĩ gì khi họ hỏi câu hỏi này. Việc hỏi nó là một hiện tượng đặc biệt con người. Những sinh vật khác chỉ tồn tại và cứ tiếp tục đuổi theo những mục đích tự nhiên của chúng một cách mù quáng – tiếp tục là một cái cây hay một con chim hay một tảng đá. ...
  • Xung đột giữa lý trí và tình cảm

    24/08/2005Cảm xúc, như từ ngữ cho thấy, làm lay động chúng ta. Sợ hãi, giận dữ, yêu thương, và vui vẻ gây xáo trộn chúng ta từ bên trong và thường khiến chúng ta hành động hướng ra bên ngoài. Sự mãnh liệt, kích thích, và xung lực dẫn tới hành động này tương phản sâu sắc với sự vô tư, cân bằng, và điềm tĩnh gắn với lý trí. Các tác gia vĩ đại trong truyền thống của chúng ta bàn về sự tương phản này và đề xuất những lý thuyết khác nhau về các vai trò đích xác của lý trí và tình cảm trong đời sống con người. ...
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ