Truyền thống

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult
07:51 SA @ Thứ Ba - 24 Tháng Tư, 2018

Một đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thu không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Tuy vậy, vai trò của truyền thống trong quá trình phát triển của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang cải cách thể chế, luôn luôn có tính hai mặt.

Một mặt, truyền thống tạo nền tảng hữu ích cho việc thay đổi các thiết chế chính trị, văn hoá và kinh kế, cho phép giảm những chi phí trong việc chuyển đổi sang những thiết chế mới. Mặt khác, những tiêu chuẩn và qui tắc không chính thức hình thành từ hàng ngàn năm gây những khó khăn rất lớn đối với việc đổi mới các cơ chế chính thức. Truyền thống tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế. Nhũng nhà cải cách ở Trung Quốc đã biết đánh giá đúng vai trò của truyền thống không chỉ phong phú và độc đáo, mà nhiều khi còn bảo thủ và tiêu cực của đất nước họ. Không phải ngẫu nhiên mà thuật ngữ CNXH kiểu Trung Quốc được hưởng ứng và trở nên nổi tiếng. Và không phải ngẫu nhiên mà cái CNXH kiểu Trung Quốc ấy đã thành công trong chừng mực nào đó.

Nói đến truyền thống không thể không nhắc đến bộ phận quan trọng của nó là phong tục, tức là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đa số nhân dân thừa nhận và làm theo. Đây là một vấn đề rất phức tạp, cần được nhìn nhận một cách đầy đủ với quan điểm lịch sử, khoa học và không tách rời những khía cạnh tâm lý của nhân dân. Chúng ta có thể xem xét một ví dụ trong kho tàng văn hoá dân gian của Việt Nam: chuyện cổ tích Tấm Cám. Trong câu chuyện nổi tiếng này, sau khi Cám chết, Tấm đã chặt Cám ta làm nhiều mảnh, làm mắm gửi về quê cho dì ghẻ, tức mẹ đẻ của Cám.

Gần đây, một số người nghiên cứu cho rằng điều đó là đáng phê phán. Người ta cũng so sánh với thái độ đấu tố thái quá của những người nông dân vốn hiền lành trong cải cách ruộng đất để đi đến kết luận rằng điều đó là xa rời truyền thống dân tộc Việt Nam. Thực ra, con người, trong quá trình phát triển của mình, luôn luôn sai lầm. Cải cách ruộng đất hay chuyện Tấm Cám cũng là một biểu hiện sai lầm của con người. Đó là trạng thái cực đoàn. Mà một trạng thái cực đoan thì không bao giờ phản ánh bản chất của đời sống xã hội, nó là trạng thái bị kích động.

Nếu anh rất yêu con chó mà anh nuôi, và một ngày xấu trời nào đó nó cắn anh thì anh cũng không thể lấy việc bị cắn như vậy để xem con chó đó không đáng yêu như cũ nữa. Cũng như thế, chuyện Tấm Cám hay thái độ cực đoàn của những người nông dân trong cải cách ruộng đất là điều hoàn toàn có thể hiểu được và không xa rời truyền thống.

Truyền thống không phải là thói quen. Truyền thống là các chuỗi thành tựu mà con người

ghi nhận được cùng với thời gian, cùng với cuộc sống của mình. Truyền thống tự nhiên xuất hiện. Ai đó nói rất hay rằng gieo hành vi thì được thói quen, gieo thói quen thì được tính cách, gieo tính cách thì được số phận. Truyền thống là một khái niệm hoàn toàn khác, là chuỗi thành tựu của con người trong hoạt động của mình. Truyền thống vừa có giá trị tinh thần, vừa có giá trị giáo đục. Truyền thống cũng bao gồm cả những mặt tích cực và tiêu cực. Chúng ta không nên nhân danh các giá trị truyền thống để trở thành kẻ bảo thủ. Kẻ nào biết phá vỡ các truyền thống ấy để tạo ra nhận thức tất hơn thì kẻ đó sẽ ấy dựng được một truyền thống tất hơn cùng với thời gian. Là khái niệm động, cũng như văn hoá nói chung, truyền thống là một sản phẩm của quá khứ.

Với tư cách là một con người hiện đại, chúng ta buộc phải chắt lọc các giá trị truyền thống để đến lượt hơn. Truyền thống và quá khứ không phải là cái đây để buộc hoặc để lôi con người trở lại. Con người phải phát triển, phải đi lên. Nó buộc phải thích nghi để sống và phát triển. Chính vì lưu luyến với quá khứ rừng xanh, cây cao bóng cả nên loài khủng long đã tuyệt chủng. Con người cũng sẽ không tồn tại nếu chỉ thích sống bằng những điều kiện không còn tồn tại, bằng những bóng ma của quá khứ.

Truyền thống của một cộng đồng, cũng như bản sắc, không tồn tại ở người này, người kia mà nó tồn tại trong mỗi chúng ta ở mức độ khác nhau, ở cách nhìn nhận khác nhau.

Không có giá trị truyền thống hay bản sắc dân tộc nào chỉ được quan niệm bởi một số người. Bản sắc của một dân tộc là cái phổ biến trong đời sống công cộng. Cho nên trường phái cho rằng chúng ta đang đánh mất bản sắc cũng không đúng mà trường phái cho rằng cần phải nhanh chóng làm mất nó đi cũng không đúng.

Truyền thống không thể mất đi vì đó là một hiện tượng khách quan, bên ngoài ý muốn của con người. Ở đây có một điểm cần làm rõ: Bản sắc không đánh mất được, không hoà tan được nhưng buộc và cần phải thay đổi để phát triển.

Truyền thống có vai trò quan trọng, nhưng không nên cường điệu những truyền thống đặc biệt của mình. Cái mà ta cần tìm là con đường nào dẫn một dân tộc ra khỏi quá khứ và đến tương lai một cách thuận lợi và ngắn nhất chứ không phải là những giá trị của quá khứ.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính lạc hậu tương đối của Văn hoá

    25/05/2016Nguyễn Trần BạtTrong số những cuộc xung đột, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Nghiên cứu về tính lạc hậu tương đối của văn hóa với tư cách một thuộc tính tự nhiên của văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển và toàn cầu hóa là việc làm rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các dân tộc hạn chế khả năng xảy ra xung đột trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa...
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Về khẩu hiệu bảo vệ bản sắc dân tộc

    24/03/2015Nguyễn Trần BạtVấn đề bản sắc dân tộc đang được tranh cãi rất nhiều, đặc biệt là tại nhiều nước đang phát triển. Đối mặt với xu thế toàn cầu hoá, người ta thấy xuất hiện những quan điểm rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về vấn đề bản sắc dân tộc...
  • Đam mê quan sát cuộc sống

    12/11/2014Minh ChâuKhi người ta còn bận rộn với những điều gì đó, thì tôi làm giàu. Còn khi tất cả đổ xô tìm kiếm giàu sang, thì tôi đã làm những việc khác. Ông thừa nhận mình không phải là một nhà hàn lâm và cũng không có ý định trở thành như vậy. "Nhưng tôi là một người đam mê quan sát cuộc sống. Chính đam mê này và sự hấp dẫn của cuộc sống đã thúc ép tôi phải có những lý giải về nó"...
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Toàn Cầu Hoá như một xu thế văn hoá

    02/04/2014Nguyễn Trần Bạt,Toàn cầu hoá về kinh tế đã và vẫn đang là đề tài sôi nổi và nóng bỏng trên thế giới. Những cuộc họp của WTO luôn luôn kéo theo những cuộc biểu tình chống đối. Nhưng bất chấp tất cả những thứ đó, toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ không chỉ đến các chính sách quốc gia mà còn len lỏi vào tận ngõ ngách đời sống toàn nhân loại...
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • Học gì từ lộ trình đi đến phồn vinh của người Trung Quốc ?

    21/07/2005Cuộc trò chuyện với TS Harvard Vũ Minh Khương về những kinh nghiệm phát triển của nước bạn ngay trong buổi sáng Chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm Trung Quốc.
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội

    19/07/2005Nguyễn Khoa ĐiềmBước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm. Tiếp đó, nhiệm vụ xây dựng Đảng được khẳng định là then chốt việc xác lập nhiệm vụ trung tâm và then chốt trở thành yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên hơn 10 năm lại đây, phát triển Văn hoá, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội đã trở thành mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống.
  • Văn minh là gì?

    18/07/2005Huy Vũ dịchVăn minh là trật tự xã hội nhằm đẩy mạnh sự sáng tạo văn hoá. Bốn yếu tố chính tạo nên nó: dự trữ kinh tế, tổ chức chính trị, truyền thống đạo lý cùng sự theo đuổi tri thức và nghệ thuật. Nó bắt đầu ở chỗ hỗn loạn và bất an chấm dứt. Khi sự sợ hãi được khuất phục, lòng hiếu kỳ và tính xây dựng được tự do, và con người bước qua khỏi xung lực tự nhiên để tiến tới sự hiểu biết và và tô điểm đời sống.
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • xem toàn bộ