Tự chủ - chìa khóa cất cánh cho giáo dục

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
07:48 CH @ Thứ Sáu - 11 Tháng Tư, 2014

Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây của Bộ trưởng cao cấp Lý Quang Diệu, khi trò chuyện với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ông đã đưa ra nhận định: “Nên thắng được trong cuộc đua giáo dục, sẽ thẳng thắn trong kinh tế”. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của Việt Nam khi coi nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng nhất để hội nhập thành công.

Sự bất cập của nguồn nhân lực bắt đầu bằng sự bất cập của ngành giáo dục. Sự bất cập của giáo dục chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa và chính trị. Vậy cải cách nền giáo dục thế nào? Bắt đầu từ đâu? Đâu là mục tiêu của cuộc cải cách?

Cải cách giáo dục là phải cải cách từ cốt lõi của nó. Cái khu vực có thể cải cách ngay là thể chế. Bộ trưởng làm gì có quyền tiến công vào thể chế. Hơn nữa còn phải tiến công vào lịch sử. Những người như anh Vương Trí Nhàn, anh Lại Nguyên Ân và một số người nữa bắt đầu viết những quyển sách nói về thói xấu của người Việt. Lác đác trong xã hội đã có người ý thức được những mặt lạc hậu của nền văn hóa Việt Nam và phải nói thẳng là các tác hại của nó là có thật. Sớm hay muộn thì cuộc tiến công ấy cũng phải tiến hành, vì nếu không tiến công vào những mặt lạc hậu của văn hóa Việt Nam thì mọi cố gắng là vô ích, và chúng ta không thể bay lên được. Nếu chọn cuộc cải cách giáo dục làm mặt trận trung tâm, làm Điện Biên Phủ của cuộc hành hương đến sự hợp lý của dân tộc chúng ta, đến sự phát triển, đến sự bay lên, thì phải bắt đầu tấn công một cách hệ thống, một cách khôn ngoan vào quá trình này.

Thể chế có mặt trong mọi chuyện. Ví dụ phải trả lại tự chủ cho giáo dục. Không được phép lãng phí thời gian của học sinh, sinh viên bằng cách dạy những thứ mà trong thực tế họ không cần. Cần phải phân biệt cái mình cần, cái họ cần và cái cuộc đời cần. Toàn bộ trí tuệ nằm ở chỗ tạo ra được sự cân đối giữa những yếu tố đó. Cần làm cho họ tự chủ để cho họ tương thích với đời sống quốc tế, làm cho họ không trở thành những kẻ lố bịch và ngớ ngấn trong đời sống hội nhập.

Tôi có một anh bạn đã từng là Vụ trưởng một vụ ở một cơ quan cấp Bộ. Khi anh ta với tôi cùng làm ở một cơ quan, anh ta được cử đi Pháp học, nhưng khi bảo thi tiếng Pháp đi, thì anh ta không thi. Anh ta bảo tại sao người Pháp không học tiếng Việt mà mình lại phải học tiếng Pháp. Một Tiến sĩ mà cũng nói như vậy đấy. Không phải chỉ những người bình dân mới ngớ ngấn đâu, kể cả những người được đào tạo cẩn thận cũng ngớ ngẩn, nhiều sự ngớ ngấn không phải do đào tạo mà là do giáo dục. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề xã hội, vấn đề phát triển được nếu chỉ giải quyết vấn đề đào tạo mà không giải quyết vấn đề giáo dục. Giáo dục và đào tạo là hai vấn đề khác nhau. Bộ của chúng ta là Bộ GDĐT nếu chỉ quan tâm đến đào tạo mà không ý thức được vai trò và sứ mệnh của sự nghiệp giáo dục thì thật là nguy hiểm.

Nói chuyện với sinh viên các trường Đại học, tôi thấy rất đau khổ. Khi nói chuyện với Sinh viên trường Luật, tôi bảo họ rằng: phải nói thật với các bạn là tôi, rất khổ tâm khi thấy các bạn là Sinh viên năm thứ ba, thứ tư rồi mà nhiều bạn còn nói ngọng, nhiều bạn còn nói thổ ngữ. Các bạn là luật sư tương lai, trong thời kỳ hội nhập này, các bạn sẽ là những người giúp nhân dân chúng ta hội nhập về kinh tế thì các bạn không thể nói bằng thổ ngữ được, thậm chí các bạn không thể chỉ nói bằng tiếng Việt. Bộ GDĐT của chúng ta đào tạo đến mức Tiến sĩ mà còn nói những câu ngớ ngẩn bởi vì sự vắng bóng của giáo dục trong quá trình đào tạo. Nếu nhân dân chúng ta không có một nền giáo dục tự nhiên và hiện đại, nhân dân chúng ta không có một nền đào tạo tốt thì chúng ta không thể phát triển được, bởi vì người lao động Việt Nam không bán sức lao động của mình một cách có giá cho ai được.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Vấn nạn” giáo dục đến từ “tư duy kinh kệ”

    25/07/2018Tôn Thất Nguyễn ThiêmDễ dàng thấy ngay sự vô cùng nguy hại của việc học theo kiểu “nhồi nhét" và "thầy đọc trò chép".
  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho sinh viên

    08/09/2016GS. Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “cái đang thiếu”! Mà nếu thiếu cái gì đó, thì “cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Giáo dục: Cần một triết l‎ý

    10/09/2015Dương Trung QuốcCông cuộc Đổi mới bắt đầu bằng yêu cầu “đổi mới tư duy”. Lẽ ra, giáo dục phải là người dẫn đường thì dường như nó lẽo đẽo bị cuốn theo... Phải chăng, vì giáo dục chưa có một triết lý phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập hay vì nó đã xa rời cái triết l‎ý đã từng khởi động công cuộc Duy Tân cách đây một thế kỷ?
  • Những chuyện ngược đời trong nền giáo dục Mỹ

    29/06/2015Ngô Tự LậpMột người Việt Nam lần đầu tiên tìm hiểu nền giáo dục Mỹ chắc chắn ngỡ ngàng và cảm thấy có nhiều chuyện ngược đời. Dưới đây tôi xin kể năm trong số đó...
  • Quan niệm giáo dục “Tự Tân” của Phan Bội Châu

    28/10/2014TS Dương Thiệu TốngNhững từ tưởng và hoạt động giáo dục của cụ Phan Bộ Châui suy ngẫm về các vấn đề canh tân văn hóa giáo dục, canh tân xã hội đáng để chúng ta quan tâm đến...
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Không phải chấn hưng mà là cách mạng giáo dục

    20/11/2013Hoàng VănVào năm 2005, nhiều người đã từng tạm yên lòng với đề xuất mới: Năm 2005, năm chấn hưng giáo dục... Nay, rõ ràng cần có một cuộc cách mạng giáo dục, thoát ly hẳn với suy nghĩ cũ về đào tạo con người như một cách sản xuất công cụ!
  • Tại sao giáo dục Việt Nam khủng hoảng và đâu là lối thoát?

    19/02/2013Nguyễn Đình ĐăngNguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch hiện nay của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu? Phải chăng gốc rễ của vấn đề nằm ở hai điểm chính: Thứ nhất là truyền thống học để làm quan của người Việt và thứ hai là thái độ không tôn trọng (nếu không nói là coi rẻ) cá nhân con người trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là thái độ chưa thực sự tin tưởng trí thức...
  • Lại bàn về giáo dục

    15/01/2011Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt Nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia.
  • Nghĩ về con đường hội nhập của giáo dục Việt Nam

    05/04/2007TS Nguyễn Văn MinhTù khi Việt Nam chính thức trở thành thành viêncủaWTO, tranh luận về conđường hội nhập của giáo dục nướcnhà lại tiếp tục diễn tasôi nổi. Chúngta sẽ chủđộng hội nhập như TrungQuốc, Thái Lan hay bị động nằm chờ như đạiđa số cácnước đang phát triển còn lại? Tương lai của trường Đại học Việt Nam đẳng cấp quốc tếsẽ ra sao? Có nên thươngmại hóa giáo dục? Giáo dục Việt Nam sẽcạnh tranh như thếnào vớigiáo dụcnước ngoài?...
  • Cần thay đổi triết học giáo dục

    05/12/2006Nguyên NgọcTrong một bài viết ngắn gần đây trên Tia sáng, Giáo sư HoàngTụy có nói: "Để khắc phục khó khăn hiện nay, chỉ có một lối thoát duy nhất là hiện đại hóa giáo dục”. Tôi hoàn toàn đồng tình với phương hướng đó. Nhưng thế nào là hiện đại hóa giáo dục, thế nào là một nền giáo dục hiện đại?
  • Khoa học giáo dục so sánh

    18/11/2006Ngô Văn KhởiẤy vậy mà trong nghiên cứu giáo dục của những nước tiên tiến người ta dạy gì, học gì, dạy và học như thế nào không phải là vấn đề quá khó và không có tiền lệ, nhưng hình như không thể thực hiện...
  • Giáo dục, sản phẩm bị động hay tác giả chủ động?

    16/09/2006Nguyên NgọcNhân ý kiến về bệnh thành tích trong giáo dục do ông Bộ trưởng mới của Bộ nêu ra, nguyên nhân của nó, cách chữa trị, tôi muốn đề nghị ta thử thảo luận cho đến nơi đến chốn chuyện này xem sao. Có thể sẽ vỡ ra được một lẽ phải lớn nào ở đây chăng?
  • Tham nhũng trong giáo dục

    05/09/2006Danh ĐứcNạn chạy trường, chạy lớp, học thêm, xin điểm, mua đề thi... lâu nay vẫn chỉ xem đó là những “tiêu cực” chung chung chứ không được gọi đúng “tội danh” là tham nhũng. Trong những tranh luận về phòng và chống tham nhũng cũng không có chỗ cho loại tham nhũng giáo dục này...
  • Giáo dục và bệnh thành tích

    19/07/2006Huỳnh Bửu SơnThành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
  • Làm sao “lớn” được với một nền giáo dục yếu kém?

    17/06/2006Phan Thanh (Khánh Hòa)Nước Việt Nam ta chỉ có thể lớn lên được với một nền giáo dục đúng nghĩa bắt đầu từ tình yêu đất nước, ý thức công dân, đề cao lòng chính trực, căm ghét sự dối trá. Nền giáo dục ấy không có gì quá tốn kém, quá khó khăn đến nỗi phải tốn hàng ngàn tỉ đồng để liên tục thay đổi chương trình, làm mỏi mệt biết bao thế hệ con người...
  • Cần một hội nghị “Diên Hồng” trong giáo dục

    16/06/2006Hạ AnhNgày 12/7/2004 là một ngày rất có ý nghĩa với ngành diáo dục, khi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Phan Văn Khải. Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về giáo dục nhằm nghe các nhà giáo hiến kế đế canh tân nền giáo dục nước nhà đang có nhiều bức xúc- Một ngày không đủ thờigian cho những cánh tay giơ lên liên liếp đề nghị đăng đàn...
  • Khi giáo dục tự đánh mất mình

    03/03/2006Trần Trung PhượngTrong cuộc “ mưu sinh toàn cầu” hiện nay, giáo dục được nhận thức như một phương tiện quan trọng không thể thiếu để đạt tới ưu thế nào đó trong cuộc cạnh tranh. Điều này có thể được nhận thấy rõ ràng, qua sự quá tải của đủ loại kiến thức học đường, qua sự "phát minh" ra nhiều phương pháp giáo dục khác nhau ...
  • Làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách

    13/02/2006Hà Văn Thịnh (Đại học khoa học Huế)Nếu giáo dục không gây nên tất cả mọi lỗi lầm thì ít nhất, cũng đã và đang gián tiếp một cách lâu dài, tạo nên nhiều yếu tố tiềm tàng để không đủ sức nhìn thấy và, ngăn chặn những lỗi lầm ấy...
  • Giáo dục với tăng thiện giảm ác

    04/01/2006TS. Nguyễn Chu PhácCái ác của con người đang tăng lên đáng lo ngại, hàng ngày biết bao nhiêu chuyện "giết người" với nhiều cách khác nhau: có loại bằng dao, bằng súng đổ máu, có loại đang được gọi với cái tên tham nhũng, móc tiền của Nhà nước, của nhân dân một cách tàn bạo, có loại bằng mưu mô thâm độc...
  • Mười vấn đề lớn của giáo dục

    21/11/2005Nguyên NgọcMột xê-mi-na độc lập về cải cách giáo dục, do giáo sư Hoàng Tụy đề xướng và chủ trì, được nhiều nhà khoa học và văn hoá trong ngoài nước tham gia thảo luận về các nội dung: Đánh giá thực trạng giáo dục, nêu những vấn đề giáo dục lớn hiện nay cần giải quyết và đề xuất các phương hướng chính chấn hưng giáo dục...
  • Khủng hoảng giáo dục, đáng mừng hơn lo!

    30/10/2005Nhà văn Ngô Tự LậpKhủng hoảng giáo dục ở nước ta là không thể phủ nhận, và đó là điều đáng lo của toàn xã hội, nhưng theo tôi sự khủng hoảng này là một dấu hiệu tích cực...
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho Sinh viên

    01/09/2005Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “Cái đang thiếu mà nếu thiếu cái đó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Dịch thuật và vấn đề cải cách giáo dục

    23/08/2005Ngô Tự LậpMột trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn dến tình trạng lạc hậu của nền giáo dục nước ta, đặc biệt là giáo dục ĐH, theo tôi, là tình trạng kém cỏi của công việc dịch thuật. Tình trạng này nói chung có thể quy về ba chữ: thiếu, yếu, và lệch lạc. Về chuyện thiếu, nhiều người và bản thân tôi đã từng nói: hầu hết các tác phẩm quan trọng trên thế giới chưa hề được dịch ra tiếng Việt.
  • ''Không nên có ấn tượng giáo dục đang khủng hoảng!"

    22/07/2005Văn TiếnLà đại biểu Quốc hội nhưng cũng là giáo sư đại học, GS. TS. Nguyễn Lân Dũng đã thẳng thắn bộc bạch, tâm sự với VietNamNet về khó khăn và hiến kế cho giáo dục. Sau đây là cuộc trao đổi giữa ông với VietNamNet, ngày 30/10.
  • Làm gì để đổi mới tư duy giáo dục?

    12/07/2005Tố PhươngGS.TSKH Nguyễn-Đăng Hưng (Giáo sư trường ĐH Liège, Bỉ - Chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ&Việt tại ĐHBK TP.HCM và Hà Nội) được mệnh danh là người "tiếp thị" chất xám Việt Nam, người "chở" chất xám về Việt Nam, người “đi tìm” tiến sĩ cho Việt Nam vì đã và đang thực hiện các chương trình đào tạo thạc sỹ Bỉ-Việt tại các Đại học Bách khoa Hà Nội và TP.HCM, với chương trình 50 tiến sĩ bằng học bổng Quốc gia…
  • Thêm một ý kiến về giáo dục

    12/07/2005Nguyên NgọcTôi có được đọc bản dự thảo báo cáo về tình hình giáo dục của Chính phủ sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp tới. Theo tinh thần bản dự thảo báo cáo đó, quả Đại học của chúng ta đang có nhiều vấn đề, nhưng ở cấp phổ thông thì có thể khá yên tâm, thậm chí lạc quan.
  • Giáo dục phải có cuộc cách mạng đồng bộ

    12/07/2005Lê Văn Kiên (Thanh Hóa)Tôi rất đồng tình với các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, họ đã có những bài phát biểu rất tâm huyết và phản ánh rất đúng thực trạng hiện nay của nền giáo dục nước nhà. Tôi đặc biệt quan tâm tới một số ý kiến quan tâm tới vấn đề giáo dục và chủ thể của giáo dục (đối tượng của giáo dục) có thể nói đây là vấn đề chưa được nhắc tới nhiều khi đề cập tới sự yếu kém của nền giáo dục của chúng ta.
  • Cải cách giáo dục: Phá không phải là…Xây

    09/07/2005Nguyễn Minh Danh... Từ những ý kiến mang tính xây dựng theo kiểu mong muồn phá bỏ ngay những cái đang tồn tại trong bộ máy giáo dục nước nhà không hẳn khi nào cũng có thể mang tới những kết quả cần thiết. Giáo dục là một công việc tinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt....
  • Giáo dục là hàng hoá?

    09/07/2005Nguyễn HươngHiện nay có ý kiến cho rằng cốt lõi đổi mới tư duy giáo dục là phải thừa nhận giáo dục là hàng hoá, coi giáo dục là thị trường, không để giáo dục quay lưng với kinh tế thị trường. Quan điểm đó có đúng không? Phải chăng đó là liều thuốc có thể chữa trị các căn bệnh trì trệ, bất cập, tụt hậu của giáo dục như nhiều người mong muốn?
  • Cần nhắc lại mục tiêu của giáo dục

    09/07/2005Chân LuậnGiáo dục (GD) cần phải tạo ra những con người biết sống có nhân bản và làm việc có hiệu quả. Chân lý ấy tưởng chừng như xuyên suốt, nhưng mỗi thời, nó lại được vận dụng theo những định hướng khác nhau. Và phải chăng, chúng ta đang vận dụng lệch?
  • Có hay không có thị trường giáo dục?

    09/07/2005Giáo sư Trần Phương“Chống thương mại hóa giáo dục”?Ai đó đã có lần đưa vào văn bản chính thức một cụm từ gây nhiều tranh cãi. Đó là cụm từ “chống thương mại giáo dục”. Theo cụm từ này thì thương mại hóa giáo dục vớinội hàm tiêu cực. Vậy mà chưa có một cuốn từ điển nào trên thế giới định nghĩa thương mại như thế cả. Các Mác từng định nghĩa “thương mại là sự trao đổi giữa các vật ngang giá”.
  • Vào cuộc thôi ngành giáo dục

    09/07/2005Ly LamTất cả hãy vào cuộc!Lỗi không phải chỉ ở người thầy – trình độ, cách dạy. Lỗi còn ở một chương trình học nặng nề, hàn lâm, thiếu tính thực tiễn....mà hễ có lời phàn nàn thì các vị soạn sách giáo khoa hoặc có tránh nhiệm lại đưa ra những lập luận rất sắc bén, là đã tham khảo sách giáo khoa các nước phát triển lẫn khu vực rồi, đã được đánh giá là rất phù hợp với HS rồi, được hội  đồng chuyên môn có uy tín thẩm định rồi...
  • xem toàn bộ