Từ chuyện "tính" người đến việc trị nước

09:56 CH @ Thứ Năm - 24 Tháng Mười, 2019

Ngày xuân thư thả, xin góp đôi lời lạm bàn về cái lẽ thiện - ác của thầy Mạnh, thầy Tuân.

Nhân chi sơ tính bản...?

Hồi còn chưa có chút khái niệm gì về triết học, tôi đã nhiều lần nghe người lớn nói câu: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Và được nghe giải thích đại khái: con người sinh ra vốn tính thiện hoặc: bản chất con người là thiện. Sau này lên đại học, làm quen với triết học Trung Hoa, tôi mới rõ thêm ít nhiều về thuyết tính thiện mà “cha đẻ” là Mạnh Tử và biết thêm còn có ông Tuân Tử với quan niệm trái nghịch: con người ta vốn tính ác.

Thầy Mạnh bảo rằng: “Ai cũng có lòng thương người (có người dịch là “lòng chẳng nỡ” (*) )... Sở dĩ tôi bảo vậy là vì có chứng cứ. Nếu thình lình thấy một đứa nhỏ sắp ngã xuống giếng ai cũng có lòng bồn chồn thương xót...” (**) . Đó là minh chứng cho một trong tứ đoan (bốn mối - hay có thể gọi nôm na là mầm thiện) của tính thiện mà nếu ai không có thì không phải là người, bao gồm: lòng trắc ẩn (thương xót), lòng tu ố (thẹn, ghét), lòng từ nhượng (kính nhường), lòng thị phi (biết phải trái).

Bốn mối thiện ấy vốn có, không phải do bên ngoài hun đúc nên, gọi là lương tri, lương năng. Từ đó dẫn đến tứ đức là: nhân, lễ, nghĩa, trí. “Lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân; lòng tu ố là đầu mối của nghĩa; lòng từ nhượng là đầu mối của lễ; lòng thị phi là đầu mối của trí. Người ta có bốn mối ấy như là có tứ chi vậy”. Nhưng Mạnh Tử cũng không nghĩ đơn giản đến mức tuyệt đối hóa tính thiện nơi con người. Ông bảo rằng con người cũng có những cái bất thiện, xấu xa chẳng khác mấy so với cầm thú, nhưng cái đó không phải là bản chất. Chỉ cái thiện mới được xem là tính người.


Mạnh Tử.

Dù lý tưởng như thầy Mạnh hoặc thực tế như thầy Tuân thì điều thú vị là cả hai cuối cùng cũng gặp nhau ở một điểm: con người có thể (và cần) sửa mình để ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn. Và đến đây thì cả hai triết gia lại quay lại với bản chất xã hội của con người (dùng giáo dục, lễ nhạc do xã hội tạo nên để cải tính) - điều mà khi luận bàn về căn nguyên tính thiện - tí nhác họ chỉ lướt qua.


TuânTử.

Nhưng Tuân Tử và một số triết gia khác sau ông không tin như vậy. Quan niệm của họ hoàn toàn đối nghịch: con người vốn tính ác.

Thầy Tuân khẳng định: “Tính con người, sinh ra là hiếu lợi, thuận theo tính đó thì sinh ra tranh đoạt lẫn nhau mà sự từ nhượng không có; sinh ra lòng đố kỵ, thuận theo tính đó thì sinh ra tàn tặc mà lòng trung tín không có; sinh ra có lòng ham muốn của tai mắt, có lòng thích về thanh sắc, thuận theo tính đó thì thành ra dâm loạn mà lễ nghĩa văn lý không có. Như thế thì theo cái tính của người ta, thuận cái tính của người ta thì tất sinh ra tranh đoạt, phạm vào cái phận (tức là quyền lợi của nhau), làm loạn cái lý mà mắc lỗi tàn bạo”.

Nhân, nghĩa, lễ, trí, theo thầy Tuân là “nhân vi”, do con người đặt ra.

Như vậy, thầy Mạnh, thầy Tuân - ai đúng? Bản tính con người thật ra là gì? Câu hỏi đó vượt quá sức một cậu sinh viên mới tập tò học triết như tôi lúc ấy. Bảo rằng mầm thiện và tính ác của con người vốn có sẵn và do trời phú, như vậy chẳng khác nào đưa ra một định đề buộc phải tin mà không giải thích. Triết lý có nên chỉ dừng lại ở đó? Hay phải chăng nên suy nghĩ theo chiều hướng “tính không thiện không ác” của Cáo Tử hay “tính siêu thiện ác” như các triết gia phái Lão Trang...?

Thêm một điều đáng chú ý về cách thức tư duy. Các vị thầy thường xem xét vấn đề trên bình diện đạo đức trong khi đang luận bàn về bản chất con người, và bởi vậy rất dễ rơi vào vòng nhị nguyên đối đãi “thiện - ác”, mặc dù Mạnh Tử vốn không tuyệt đối hóa quan niệm tính thiện của mình. Liệu ta có thể thoát ra khỏi nếp suy luận hằn quá sâu đó để tránh xu hướng cực đoan?

Câu chuyện “cải tính”...

Đọc thêm sử sách mới hay rằng Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử hay phần đông triết gia Trung Hoa thời xưa đều ấp ủ giấc mơ cứu đời, muốn đem học thuyết của mình áp dụng vào cuộc sống để “trị quốc, bình thiên hạ” bởi thời mà họ đang sống là thời nhiễu nhương, loạn lạc (thời Xuân thu Chiến quốc).

Do vậy, một mặt họ không quên bàn luận những vấn đề siêu hình, thậm chí thần bí, nhưng mặt khác, họ lại hướng tư tưởng của mình vào những vấn nạn nhân sinh, và triết học của họ đậm màu đạo đức chính trị. Cho nên vấn đề bản chất con người, với họ, cần lược quy về bình diện đạo đức (tính thiện - tính ác, tốt - xấu...) để có thể tìm được giải pháp khả thi, thay vì những thuyết lý cao siêu mà khó áp dụng vào thực tế.

Điều này được minh chứng khi ta biết rằng, dù lý tưởng như thầy Mạnh hoặc thực tế như thầy Tuân thì điều thú vị là cả hai cuối cùng cũng gặp nhau ở một điểm: con người có thể (và cần) sửa mình để ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn. Và đến đây thì cả hai triết gia lại quay lại với bản chất xã hội của con người (dùng giáo dục, lễ nhạc do xã hội tạo nên để cải tính) - điều mà khi luận bàn về căn nguyên tính thiện - tính ác họ chỉ lướt qua.

Mạnh Tử chủ trương tính thiện cho nên theo ông, con người cần khuếch sung bốn mối đó bằng cách làm điều nhân nghĩa, giảm bớt lòng ham muốn (quả dục), nuôi dưỡng tâm tính (tồn tâm, dưỡng tính). Tâm vốn là tốt, cho nên: “Quân tử khác người ta chỉ ở chỗ giữ cho còn cái tâm mà thôi. Quân tử lấy nhân giữ cho còn cái tâm, lấy nghĩa giữ cho còn cái tâm”. Tuân Tử chủ trương tính ác, nhưng ông vẫn khẳng định rằng có thể làm thay đổi cái tính ấy (“kiểu tính” hay “cải tính”) để trở nên người tốt, thậm chí “người ngoài đường cũng có thể trở thành thánh nhân”. Cải tính bằng lễ nghĩa, bằng cách hướng dẫn lòng dục của con người (đạo dục), bằng phương pháp “tư thiện, tích thiện” - tức là suy nghĩ về điều thiện, tích chứa điều thiện, việc thiện, sửa lại cái tính của mình cho ngày càng hoàn thiện.

Và giấc mơ trị quốc

Biết tính người còn là để đề ra phương cách trị quốc. Mạnh Tử kế thừa và phát triển quan niệm của Khổng Tử, cho rằng dùng giáo dục để uốn nắn dân theo đúng đạo nghĩa - giáo hóa; dùng lễ, nhạc để sửa tính tình, phong tục, khoan hòa với dân - đó là nhân trị. Tuân Tử đề cao lễ hơn nhân - lễ để giữ tôn ti, đẳng cấp, trật tự xã hội - và coi trọng hình pháp, tuy nhiên cũng cho rằng không nên quá lạm hình pháp, khác với phái Pháp gia sau này.

Thực tế lịch sử cho thấy, thầy Khổng, thầy Mạnh bôn ba khắp nơi để hành đạo, rao giảng đến cạn lời mà chẳng ông vua nào theo, lấy đức nhân để giáo hóa dân. Trong khi đó, tư tưởng của thầy Tuân lại bị đẩy đến chỗ biến dạng cực đoan bởi những người theo phái Pháp gia như Hàn Phi Tử (mà người ta thường ví như một Machiavelli của phương Đông) để trở thành pháp trị và được các chính trị gia như Lý Tư đem ra thực hành triệt để; khi ấy nó biến thành một thứ chủ nghĩa tôn quân đến mù quáng với lối cai trị bằng mọi thủ đoạn, bằng hình pháp hà khắc, dẫn đến cái họa chôn Nho đốt sách thời Tần. Sau này, giới nho sĩ ít nhắc tới thuyết của Tuân Tử cũng chính vì vậy.

Từ cái vòng nhị nguyên này dẫn tới cái vòng nhị nguyên khác. Nhân trị - pháp trị, một nhát phân đôi tưởng chừng phân minh, hợp lẽ, hóa ra giản lược, phiến diện. Hơn hai ngàn ba trăm năm sau Mạnh Tử, Tuân Tử, qua bao sóng gió thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc khám phá và các đợt khai sáng tư tưởng, một con người lương thiện bình thường cũng hiểu rõ rằng bản chất con người phức tạp hơn nhiều, không phải thiên thần cũng chẳng là quỷ dữ.

Và trên thế gian này chẳng xã hội nào - ngay cả những xã hội có chỉ số hạnh phúc cao nhất hiện nay - mà không có luật hình, không có cảnh sát, nhà tù. Cũng như, chẳng có triều đại nào tồn tại lâu dài mà chỉ dựa lối cai trị độc đoán, hà khắc với đủ thứ hình phạt tàn khốc.

Luật pháp xuất hiện là nhằm minh xác và bảo vệ những giá trị nhân bản được xã hội thừa nhận, là đưa con người vào đúng lề lối cư xử thuận hòa, bảo đảm trật tự, an bình cho xã hội phát triển. Cai trị trên nền tảng luật pháp như vậy thì chẳng mấy khác biệt với tư tưởng nhân trị.

Vấn đề cốt yếu chỉ là ở chỗ, luật pháp ấy được đặt ra vì ai và được thực thi như thế nào: nghiêm chỉnh hay hình thức, nửa vời; để bảo vệ quyền lợi của đại đa số hay chỉ tạo thuận lợi cục bộ, cho các nhóm đặc quyền đặc lợi; có bình đẳng cho mọi người hay vô hiệu đối với giới quyền thế. Nói: nhân không khỏi pháp, trong pháp có nhân là vậy.

Mạnh Tử, Tuân Tử đều là hai triết gia lớn trong lịch sử triết học Trung Hoa. Tuân Tử có cái lý của mình. Còn với thuyết tính thiện, Mạnh Tử được coi là một triết gia lạc quan, có cái nhìn lý tưởng (hay rộng lượng?) về con người. Với đầu óc duy lý, sự đánh giá ấy không hẳn chỉ là lời khen. Riêng với tôi thì Mạnh Tử gần gũi hơn và tôi đã học được nhiều điều từ ông.

__________________________________________

(*)Lòng chẳng nỡ (thấy người khổ) - nguyên văn là bất nhẫn nhân chi tâm” theo cách dịch của Nguyễn Văn Dương trong cuốn Đại cương triết học sử Trung Quốc của Phùng Hữu Lan, Ban Tu thư Đại học Vạn Hạnh ấn hành, Sài Gòn, 1967.

(**) Tất cả các đoạn trích dẫn trong bài này đều được lấy từ Đại cương triết học Trung Quốc (cuốn 2) của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, NXB Thanh Niên tái bản,2004.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bảy bước tới tha hóa

    16/06/2020Vương Trí NhànKhi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa. Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa...
  • Triết lý làm quan

    05/06/2017Võ Đắc KhôiTruyện Tam Quốc mô tả việc Lưu Bị phải ba lần đến mời, Khổng Minh mới chấp nhận về làm quân sư. Qua câu chuyện này, nhiều người ca ngợi Lưu Bị là người biết tôn sư trọng đạo, chiêu mộ nhân tài. Và câu chuyện cũng góp phần tô điểm cho tài danh của Khổng Minh, hẳn là người tài năng lỗi lạc mới được chiếu cố đặc biệt như thế.
  • Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện

    14/06/2016Lê Vinh TriểnMột “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước. Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.
  • Lý tưởng lãnh đạo và trái tim Đan-Kô

    01/10/2015Lê Thám“Những công dân đồng chí hướng của tôi, Tôi đứng đây ngày hôm nay, cảm thấy mình nhỏ bé trước trọng trách mà chúng ta phải đối diện, biết ơn với niềm tin các bạn trao gửi, tràn ngập ý thức về những hy sinh mà tổ tiên chúng ta đã gánh vác.”
  • Đặng Huy Trứ và những điều răn dành cho người làm quan

    16/08/2014Nguyễn Phương ThoanTrước tác của Đặng Huy Trứ để lại , ngoài các tác phẩm văn thơ như: “Tùng chinh di quy”, "Hoàng Trung thi văn”, “Tứ thập bát hiệu ký Sự tân biên”, "Nữ giới diễn ca”... thì bộ sách dày gần 2000 trang có đầu đề “Từ thụ yếu quy" với nội dung chuyên về chống hối lộ - tham nhũng đã thu hút nhiều thế hệ người đọc hơn một trăm năm qua...
  • Lương thiện: Sức mạnh của người lãnh đạo

    28/11/2013Sông ThươngĐối với mỗi người dân, nhà lãnh đạo không chỉ là người có tài quản lý mà trước hết đó phải là một công dân lương thiện, trung thực. Luôn có cơ hội để các nhà lãnh đạo biểu thị sự gây ảnh hưởng về đạo đức của mình, nhưng điều quan trọng là họ có biết vận dụng mọi cơ hội chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo vĩ đại.
  • Văn hóa, nhân cách lãnh đạo và vận mệnh đất nước

    31/01/2011Trần Văn ThọNhững quyết định về chính trị hay quân sự của người ở vị trí lãnh đạo thường đưa đến những hệ quả lớn đối với vận mệnh của một đất nước, một dân tộc. Người lãnh đạo nếu có trình độ văn hóa cao, có tố chất nhân văn cao cả hay ít nhất có bên mình những quân sư, cố vấn thông hiểu lịch sử và quy luật vận động phức tạp của xã hội, của tâm tình con người, của biến chuyển trên thế giới thì các quyết định thường đem lại một thời đại xán lạn của dân tộc, của đất nước sau đó, hay ít nhất là tránh được những hiểm họa...
  • Lãnh đạo và quan điểm ‘đặt con người vào trung tâm của mọi quá trình’

    12/01/2011Nguyễn Tất ThịnhQuan điểm ‘Đặt con người vào trung tâm của mọi quá trình’ ( để thuận tiện cho bài viết tôi gọi là ‘Thuyết X’ ) không biết từ ai, từ bao giờ đã có vẻ như đương nhiên ngự trị trong quản trị - dường như là một định đề không cần bàn cãi. Nhưng thực ra nếu không làm sáng tỏ mà chấp nhận một cách chung chung, đại trà sẽ nảy sinh hoặc gây ra rất nhiều hệ quả bất như ý – đặc biệt, có thể trở thành rào cản trong chính sách Nhân sự...
  • Làm quan cần phải tu thân

    21/12/2010Sông thươngNhà lãnh đạo muốn làm sống dậy những thành tựu vốn có của dân tộc mình thì trước hết họ phải làm tròn trách nhiệm được giao phó trước dân, toàn tâm toàn ý phục vụ đất nước chứ không phải chỉ vì nhắm mắt làm liều theo cái lợi trước mắt. Không gương mẫu thì không một nhà lãnh đạo nào có thể giải quyết được những vấn đề lớn lao của đất nước mà chỉ trở thành trò cười cho thiên hạ và là chủ đề đàm tiếu của dư luận. Xin hãy làm tròn trách nhiệm khi còn đang đương chức và không để phải hối hận vì những phút lỡ làng sau này.
  • Lãnh đạo phi cách mạng

    18/10/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupLịch sử phát triển của nhân loại đã trải qua những bước chuyển mình đầy ý nghĩa như là hệ quả của rất nhiều cuộc cách mạng vĩ đại và tất yếu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người ta đã buộc phải nhìn lại vai trò của những cuộc cách mạng bằng một đầu óc tỉnh táo và một con mắt khách quan hơn, toàn diện hơn. Điều này phản ánh những thay đổi về chất không chỉ của thế giới mà cả của tư duy lãnh đạo...
  • Lãnh đạo nền đại học: Tự huyễn hoặc, di hại nhiều năm

    12/06/2010Nghĩa Nhân - Thu HằngTrò chuyện cùng GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng, về kết quả giám sát việc quản lý giáo dục đại học.
  • Làm người khó hơn làm quan

    02/07/2009Quang DươngQuan trọng nhất, cha mẹ, người lớn phải làm gương. Cha mẹ, người lớn nói hay mà làm dở, nói tốt mà làm xấu… thì con cái, dù có được hưởng thụ nhờ cha, mẹ “làm quan” nhưng lớn lên, nó sẽ khó làm người cho ra con người.
  • Nhà lãnh đạo 360 độ

    27/06/2008Trang LâmMột nhà lãnh đạo 360o là người có thể lãnh đạo dù ở bất kỳ đâu, bất kỳ vị trí nào trong công ty. Và chỉ có nhà lãnh đạo 360o mới có thể ảnh hưởng, chi phối được những người ở cấp dưới, đồng cấp và cả cấp trên của mình. Với cuốn sách Nhà lãnh đạo 360o, John C. Maxwell đã dẹp tan những ngộ nhận về tầm ảnh hưởng, về tiềm năng...và giúp chúng ta khám phá những thách thức để vượt qua những trở ngại trên con đường trở thành một nhà lãnh đạo...
  • Bạn đã biết lãnh đạo?

    09/07/2007Phúc Hồng TrầnVăn hóa và đặc trưng tổ chức của một doanh nghiệp là chất keo kết dính các thành viên qua thời gian và sự thay đổi. Để xây dựng một Công ty bền vững, người chủ doanh nghiệp cần xác định được yếu tố này.
  • Đi tìm chân dung nhà lãnh đạo hiện đại

    01/01/1900Phạm NguyễnNhững ngày này, các thuật ngữ "thế giới phẳng", "toàn cầu hóa", "hội nhập", "WTO"... xuất hiệnvới mật độ chưa từng có trên báo chí và trong cả những cuộc thường đàm. Điều ấy cho thấy rằng trong tình hình hiện nay, những vấn đề trên đang là mối quan hàng đầu, thương trực củagiới kinh doanh trong nước. Một lần nữa, buổi hội thảo" CEO trong thế giới phẳng" lại thổi bùng lên mối quan tâm này. Ở đây, vấn đề được khubiệt trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp...
  • Lãnh đạo chính mình trước khi lãnh đạo người khác

    09/07/2005Theo Jagdish Parikh, một chuyên gia về lãnh đạo của Trường Kinh doanh Harvard, những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất nhận ra rằng trước tiên họ cần phải học kỹ năng lãnh đạo chính bản thân mình!
  • xem toàn bộ