Tự do cá nhân và quyền lực công cộng

09:05 SA @ Thứ Năm - 24 Tháng Sáu, 2010

Cái tháp quyền lực ngàn xưa ở xứ Đông đem đối lập quyền lực công cộng, tạm gọi như vậy, với tự do cá nhân. Đây là một câu chuyện để phải tư duy.

Đừng vội nghĩ đến triều đình với Nhà nước. Công quyền rộng hơn, ngay từ các lĩnh vực gia đình, họ hàng, làng xã trở đi, thậm chí giữa bạn bè.

Nhìn xa ra nữa, thì công quyền chính là ý thức nền tảng của mỗi người tham gia tạo dựng nên nó, họ vừa là nạn nhân nhưng cũng vừa là tác giả. Nghĩa là trong mỗi cá nhân của cái cộng đồng này họ chỉ mong mình được tự do, nhưng không muốn chấp nhận người khác được tự do.

Như vậy, mỗi người vừa sợ hãi, vừa lợi dụng tập tục để lấn át cái riêng tư của mỗi cá nhân khác. Theo đuổi triết lý này thì chỉ có vua nhà, vua họ, vua làng, vua nước thì mới có tự do, mà cũng chỉ rất tương đối. Họ có rất nhiều quyền lực, nhưng cũng rất khó vượt ra ngoài các khuôn khổ đã bị quy định, sống như một nhân vật trên sân khấu theo kịch bản đã định, từ cách ăn mặc đến nói năng, chân tay ra sao, lưng khom thế nào, luôn luôn như đang bị phán xét cả.

Tự do ở phương Tây có những giá trị rất tốt, tự do làm những gì mình thích, mình theo đuổi, không quan tâm thọc mạch vào chuyện của người khác, không cần phải để ý người khác nghĩ mình như thế nào, nhưng không bao giờ coi thường người khác, vẫn tôn trọng nhau. Nhưng cũng có điều hình như không tốt lắm, đó là sự vô cảm và hình thức. Còn người Việt mình có điều dở như cụ Hinh đã chỉ ở trên, nhưng cũng có những giá trị tốt đẹp riêng của mình trong văn hoá, đó là sự yêu thương, quan tâm và tính cộng đồng rất tốt đấy chứ nhỉ.
Chỉ tiếc là nền kinh tế thị trường và việc tiếp thu nền văn hoá Âu, Mỹ mà chưa biết chọn lọc, cái tốt đẹp của họ, nhất là thế hệ trẻ, đang dần phá huỷ đi rất nhiều giá trị tốt đẹp của dân tộc.

KSV

Tôi đã từng dự đám ma ở xứ Đoài, đám ma bà cụ mẹ ông bạn “Minh Sơn”, Michel. Một số người thân thiết với Michel, ra nghĩa trang. Mỗi người thả một nhành hoa và một viên đất tượng trưng xuống huyệt. Không một bức ảnh, không một thước phim, cũng không một lời nói. Ánh mắt là đủ. Sau đó về nhà ông Michel nướng chả, mở rượu, bàn tất cả các chuyện trừ chuyện đám ma, suốt từ giờ Ngọ đến giờ Tý.

Người xứ Đông thì ma chê cưới trách, coi đây là việc làng chứ không phải việc mình. Trong đám ma lại còn thuê người khóc nỉ non, cố lăn ra đường để khoe chữ hiếu. Sống dầu đèn, chết kèn trống. Lúc nào cũng cảm thấy cái búa rìu dư luận công quyền trên đầu.

Vài người xứ Đông cũng có khát vọng tự do. Tự do khi ấy chỉ còn là bầu rượu túi thơ ở góc nào đó, nói góc bể chân trời cho oai. Mà rồi cũng phải ép nhau “trăm phần trăm” cho đến vật vã, nôn thốc nôn tháo thì mới gọi là thành công thành nhân.

Tự do khi ấy chỉ còn là rút đi ở ẩn, mà ở ẩn thật sâu trong rừng rồi có khi vẫn chưa yên, người ta đốt cả rừng để xem có chui ra không.

Tự do khi ấy là đổi tên với họ, thả thuyền đi về miền đất khác câu cá bắt tôm, không còn ai biết là đâu.
Ấy thế mà ông Nguyễn Trãi dù đã đi ở ẩn, vẫn bị nhỡ nạn tru di ba họ.

Phải đặt lại quan niệm sống. Phải làm sao khuyến dụ được mỗi cá nhân tự do phát triển các năng lực, sở thích, nhân cách của mình trong sự tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác, tôn trọng toàn xã hội.
Và chính công quyền, quyền lực công cộng, phải gánh lấy việc đó, làm nền tảng và là người bảo vệ sự phát triển tự do cá nhân.

Nguồn:Tia sáng
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con người

    31/07/2017PGS. TS. Nguyễn Văn PhúcTự do và trách nhiệm chính là những biểu hiện sức mạnh bản chất của con người. Tự do và trách nhiệm hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử của nhân loại cũng như của các cộng đông người và là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội và con người.
  • Con đường dẫn đến sự thịnh vượng

    16/08/2014Nguyễn Trần BạtCó một khát vọng giống nhau giữa các cộng đồng dân tộc là khát vọng về sự thịnh vượng. Mỗi một dân tộc lại được hình thành bằng một lịch sử riêng, do vậy, mỗi dân tộc lại có một con đường riêng đi tìm kiếm sự thịnh vượng nhưng trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì có gì chung giữa các con đường đi đến sự thịnh vượng của các dân tộc? Và nếu có thì con đường ấy như thế nào?
  • Nhân loại: Tổ chức và rèn luyện các nền dân chủ

    19/04/2014Nguyễn Trần BạtNếu không có thể chế dân chủ thì con người không có cơ hội, không có cách thức hiện thực hóa tự do của mình. Do vậy, xây dựng nền dân chủ là giải pháp để kéo tự do xuống các tầng hàng ngày của đời sống, để tự do trở thành quyền phát triển của mỗi con người. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ luôn là vấn đề chung của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới...
  • Quyền lực và đạo đức

    22/10/2010PGS - TS Bùi Đình PhongTheo "Từ điển tiếng Việt", quyền lực được hiểu là "quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy"...
  • Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ

    14/11/2009Nguyễn Trần BạtXây dựng nền dân chủ là giải pháp để kéo tự do xuống các tầng hàng ngày của đời sống, để tự do trở thành quyền phát triển của mỗi con người. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ luôn là vấn đề chung của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới...
  • Quyền lực, lý luận và… bánh rán

    18/07/2009Đỗ Minh TuấnQuan niệm coi trọng tình cảm hơn lý lẽ đã khiến người Việt không ưa kiện cáo, nhưng lại sa đà vào những cuộc đôi co vặt triền miên. Xưa nay, người Việt thường có xu hướng tìm kiếm cái cốt lõi đời sống, cái tâm thế sinh tồn đằng sau những vấn đề phức tạp để giải quyết cái “căn nguyên của mọi căn nguyên” thay vì đối mặt với chính những vấn đề nan giải....
  • Bản chất của quyền lực

    13/06/2009M. Scott PeckSự cô đơn của quyền lực tinh thần thậm chí còn lớn hơn sự cô đơn của quyền lực chính trị. Bởi vì trình độ nhận thức của họ ít khi cao bằng vị trí cao trọng của họ, những người có quyền lực chính trị hầu như bao giờ cũng có những người ngang bằng về mặt tinh thần để mà giao tiếp.
  • Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực

    03/05/2009Cuốn sách khắc họa toàn cảnh lịch sử ngành công nghiệp dầu mỏ - cuộc giao tranh giành quyền lực và sự giàu có xung quanh vấn đề dầu mỏ. Cuộc chiến này đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu, phản ánh hậu quả của các cuộc chiến tranh đồng thời thay đổi vận mệnh nhân loại nói chung và các quốc gia nói riêng. Dầu mỏ, Tiền bạc & Quyền lực là một bức tranh về lịch sử thế kỷ XX, cũng là về ngành công nghiệp dầu mỏ...
  • Tiềm năng con người qua nhãn quang khoa học - khai mở tiềm năng bằng tri thức

    30/01/2008Hồ Văn Khánh"Tiềm năng" có nghĩa là năng lực tiềm tàng trong cuộc sống, những nguồn năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể. Chúng có thể đã, đang và sẽ biểu hiện qua muôn hình vạn trạng của tạo vật trên mọi khía cạnh, sắc thái của vạn hữu tùy theo thiên chức nhân duyên hay sự điều tâm rèn luyện mãnh liệt...
  • Đi tìm cái tôi đã mất

    26/09/2007Tuỳ bút chính trị Nguyễn Khải, 27/5/2006Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người...
  • Tư tưởng chủ quyền nhân dân trong tác phẩm khế ước xã hội của J.J.Rousseau

    20/04/2007Phạm Thế LựcCho đến ngày nay, nhiều nội dung trong tác phẩm Khế ước xã hội của J. J. Rousseau vẫn được kế thừa đã được nêu trong các văn kiện chính trị quan trọng như một tinh thần cách mạng đối với nhân loại. Trong Khế ước và xã hội, chủquyền nhân dân là tư tưởng xuyên suốt tác phẩm...
  • Quyền lực và văn hoá: Một màu bốn lợi ích cho Hà Nội

    07/02/2007Ngô Tự LậpVăn hóa hình thành cùng với một cộng đồng người và dù hay hay dở cũng gắn liền với cộng đồng ấy. Trong cuộc sống, thông qua những hoạt động đa dạng của mình, mỗi thành viên của cộng đồng đều tham gia vào việc xây dựng văn hóa. Tuy nhiên, trong một cộng đồng, cho dù là một cộng đồng dân chủ nhất, các thành viên không bao giờ bình đẳng tuyệt đối. Những thành viên có nhiều quyền lực hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đến văn hóa cộng đồng...
  • Suy nghĩ về sự lạm dụng quyền lực thứ tư

    16/01/2007Lê Thiết HùngLâu nay, báo chí vẫn được coi là cơ quan quyền lực thứ tư (sau lập pháp, hành pháp và tư pháp). Báo chí không trực tiếp giải quyết vụ việc, nhưng thông qua thế mạnh truyền thông của mình, có thể làm giảm uy tín, làmđiêu đứng, thậm chí đánh sập một cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân nào đó nếu phát hiện thấy đối tượng có điểm yếu...
  • Đôi lời bàn về Lực – Trí – Tài - Quyền - Thế - Đạo

    27/10/2006Nguyễn Tất Thịnh...cái Tổ chức đó phải có vị thế đẳng cấp trong một xã hội rộng lớn hơn chính nó, để Lực – Tâm – Trí – Tài - Quyền của mỗi thành viên trong đó được lan toả khả năng và sức ảnh hưởng để có thể khẳng định mình và cống hiến, phát triển trên thế thượng phong...
  • Quyền lực thứ năm

    27/08/2006Thục AnhNàng đẹp. Cái đẹp mà ngày xưa người ta bảo rằng “chim sa cá lặn”, “nghiêng thành đổ nước”... Còn ngày nay, đơn giản hơn chỉ cần nói “đẹp như hoa hậu”.
  • “Tài sản” quyền lực

    05/02/2006Bạn đang giữ một vị trí quản lý trong công ty? Có bao giờ bạn nhận thấy xung quanh mình có những người dù đang giữ những chức vụ có vẻ "không cao" nhưng ai cũng phải "ngước nhìn”. Tiếng nói của họ dường như rất có ảnh hưởng, rất có trọng lượng đối với mọi người, thậm chí cả với cấp trên...
  • Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế

    07/07/2005Nguyễn Thu NghĩaMột trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau....
  • xem toàn bộ