Tư duy nồi cơm điện

09:58 CH @ Thứ Năm - 31 Tháng Tám, 2017

1. Tôi có vợ chồng người em đi du học rồi sống nhiều năm ở Nhật. Gần đây, vợ chồng cậu quyết định về nước làm việc. Trong hành trang hồi hương, ngoài những thứ đã nằm trong... đầu, vợ chồng cậu có một số đồ đạc, trong đó có cái nồi cơm điện.

Cái nồi cơm diện nội địa của Nhật (vốn sản xuất chỉ dành cho người bản xứ) mà vợ chồng cậu em mang về tròn tròn giống cái đầu người máy Asimo đã từng vài lần sang thăm Việt Nam, rất hiện đại và đa năng. Ngoài chức năng nấu cơm, nó còn có chức năng nấu cháo, chức năng hấp, thậm chí cả chức năng... nướng. Nó đặc biệt ở chỗ, nếu nấu cơm, bạn chỉ cần cho gạo, đổ nước vào, cắm diện và nhấn nút, gạo chẳng cần vo, nước đổ nhiều bao nhiêu cũng được (miễn đừng ít quá), khi bạn nhấn nút chức năng nấu cơm, nổi sẽ tự lọc tạp chất, tự điều chỉnh nước sao cho vừa chín hạt cơm. Nếu bạn hấp hay nướng bánh, dù bánh to hay nhỏ, chỉ cần nhấn đúng nút chức năng, nó tự cảm nhận được bánh trong nồi cần bao nhiêu thời gian và nhiệt độ để chín mà làm vừa lòng chủ...

Nhưng có một điều mà chiếc nồi cơm điện do vợ chổng cậu em tôi mang về thua xa cái nồi cơm điện rẻ tiền bên xứ mình. Đó là chiếc nồi chúng ta thường dùng chỉ cần vo gạo, đổ nước (tất nhiên là phải canh nước sao cho vừa), cắm điện và chờ tối đa 20 phút là có cơm ăn, còn cái nồi cơm điện nội địa của Nhật kể trên phải mất tối thiểu 40 phút đến một tiếng.

Tại sao người Nhật đã có thể sản xuất ra chiếc nồi thông minh đến thế nhưng lại không thể rút ngắn được thời gian nấu cơm so với cái nồi rẻ bèo bán ở Việt Nam? Cậu em cười hề hề giải thích: "Tất nhiên khi đã sản xuất ra được cái nồi cỡ đó thì việc rút ngắn thời gian nấu cơm chỉ là chuyện... vặt. Nhưng điều đáng để chúng ta suy nghĩ lại chính ở chỗ này".

Cậu em giảng giải: Cũng như nhiều thứ khác, trước khi chế tạo ra cái nồi cơm điện thông minh này, những kỹ sư Nhật đã nghiên cứu rất kỹ cơ chế làm chín thức ăn: để hạt cơm có thể chín mềm đều từ trong ra ngoài, nồi cơm không có chỗ khô chỗ ướt, ngoài những yếu tố quan trọng như chất liệu, độ dày, khả năng xử lý nhiệt độ của nồi phải phù hợp, còn cần đến một thứ tối quan trọng khác: thời gian "ủ” cần thiết cho hạt gạo trong quá trình chuyển hóa thành cơm. Nhờ vậy mà cùng một loại gạo, cái nồi cơm điện nội địa của Nhật đã cho ra thứ cơm ngon hơn bất ứ cái nồi cơm điện “nấu nhanh” nào. Mà người Nhật thì luôn dành những thứ "ngon" nhất cho mình.

Đến đây tôi mới "ớ người" ngộ ra một chân lý xưa như trái đất: có những thứ giá trị không bao giờ có thể tạo ra được bằng sự đốt cháy giai đoạn.

2. Con người kể ra cũng lạ. Dù bạn đang ở dưới vực hay trên đỉnh núi, bạn đều có một ước vọng giống nhau: sự thay đổi. Nếu bạn đang ở dưới vực, khát vọng thay đổi lớn nhất của bạn là được lên mặt đất. Còn nếu bạn đang ở trên đỉnh cao, chắc chắn bạn sẽ mong mình có thể bước sang một đỉnh cao khác.

Nhìn vào thực tại đất nước hay thành phố chúng ta đang ở, có một sự thay đổi diễn ra mạnh mẽ: sự chuyển hóa giữa nông thôn và thành thị. Nói một cách nôm na, ở đất nước mà 70 - 80% dân số vẫn còn là nông dân này, người nông dân đang có xu hướng lấy phố làm quê, còn nhiều người thành thị lại lấy quê làm phố.

Đất nước hội nhập, công nghiệp phát triển mỗi năm đang có hàng chục ngàn nông dân, già, trẻ, gái, trai rủ nhau lên phố tìm kế sinh nhai để nhường miếng vườn, mảnh ruộng cho những dự án sân golf, nhà máy thép, hay nhà vườn, resort... người thành thị có tiền lại về quê xây biệt thự, làm trang trại, mở khu du lịch... Suy cho cùng, điều đó chẳng có gì là xấu. Đất nước còn nghèo nên tất cả cán nỗ lực để bằng anh, bằng chị. người dân, dù hoàn cảnh khác nhau, dù ở nông thôn hay thành thị, đều có những vấn đề và mục đích của mình, và họ cùng muốn thay đổi.

Thế nhưng vẩn đề cũng chính từ đây. Đô thị hóa tăng nhanh, đất chật người đông, ao hồ, sông rạch bị lấp đi để làm nhà ở. Hệ thống hạ tầng bất cập, quá tải, ô nhiễm môi trường... ngày càng trầm trọng. Hàng loạt vấn đề đã và đang phát sinh, gây ra những hậu quả nặng nề từ chính sự chuyển hóa ồ ạt. Càng bất cập khi sự chuyển hóa đó diễn ra trong sự bị động và bởi những "tư duy tiểu nông".

Có người so sánh khập khiễng rằng, chỉ trong 10 năm, Thượng Hải của Trung Quốc từ một vùng đất "ruộng" như Thủ Thiêm của TP HCM trở thành mật thành phố hiện đại hàng đầu thể giới với hàng loạt ngôi nhà chọc trời, còn thành phố của chúng ta trong chừng ấy thời gian, diện tích đô thị hóa có khi phải gấp mấy lần, nhưng lại chủ yếu là nhà cấp... thấp! nhưng sự so sánh có vẻ hài hước đó lại đặt ra vấn đề khiển chúng ta phải suy nghĩ.

Trước khi bắt tay làm nên hình hài một Thượng Hải như hiện nay, cũng như những kỹ sư người Nhật kể trên, những người có trách nhiệm ở Trung Quốc đã phải huy động trí tuệ để nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, bài bản mọi vấn đề liên quan, từ đó đưa ra giải pháp toàn diện, tối ưu và bằng ý chí, quyết tâm vượt bậc, họ đã biến được ý tướng thành hiện thực. Mà để có được cách làm đó, trước hết, họ đã phải thay đổi và học cách tư duy như cách mà những kỹ sư người Nhật đã nghiên cứu để sản xuất ra cái nồi cơm điện.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Vấn nạn” giáo dục đến từ “tư duy kinh kệ”

    25/07/2018Tôn Thất Nguyễn ThiêmDễ dàng thấy ngay sự vô cùng nguy hại của việc học theo kiểu “nhồi nhét" và "thầy đọc trò chép".
  • Đồng phục tư duy

    25/11/2013Lê Thanh PhongHọc văn mà làm theo công thức, không khơi dậy cảm xúc, rung động cá nhân, không phát huy sáng tạo trong nhận thức thẩm mỹ và biểu đạt ngôn từ thì đó không còn là văn nữa. Hệ thống sách văn mẫu là những khuôn thước đúc ra một thế hệ học sinh "đồng phục tư duy", không dám suy nghĩ trái chiều, biết chấp nhận, nhưng không biết phản biện...
  • Tư duy sáng tạo

    20/01/2009Phan Đình DiệuNhững năm gần đây, người ta thường đòi hỏi nền giác dục phải trang bị cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo như là một phẩm chất quan trọng của con người hiện đại, đặc biệt là từ khi thế giới đã bắt đầu chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức ở nước ta, yêu cầu đó cũng đã được nhiều nhà giáo dục đề nghị đưa vào như là một nội dung quan trọng của một triết lý giáo dục cho nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
  • Tư duy phân tích và liên kết tổng thể

    13/01/2009Phạm Văn LêMột nền kinh tế và xã hội càng phát triển thì lại càng cần nhiều những bộ óc biết giải quyết vấn đề. GS. Phan Đình Diệu đã nhấn mạnh rằng cải thiện khả năng giải quyết vấn đề cho người đi học là điều cần hướng tới trong phương pháp giáo dục hiện tại ở nước ta. Nhưng để đưa ra được một đường lối cải cách cụ thể và hiệu quả cho xã hội thì luận điểm trên cần được nhìn nhận lại và phát triển nối tiếp kỹ lưỡng hơn. Xã hội không chỉ cần những bộ óc giải quyết được vấn đề mà người khác đặt ra cho mình...
  • Tư duy kinh nghiệm và vai trò của nó trong hoạt động thực tiễn

    09/01/2009Trần Thị Thuận VũBài viết góp phần làm rõ thêm tư duy kinh nghiệm và vai trò của nó trong hoạt động nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan của con người. Theo tác giả, tư duy kinh nghiệm có những giá trị, ưu thế nhất định, song cũng có những hạn chế mà tự nó không thể vượt qua. Do đó, để phát huy vai trò của tư duy kinh nghiệm, cần phải đặt nó trong một liên hệ thống nhất với tư duy lý luận, bởi chỉ có tư duy lý luận mới khắc phục được tính chất phiến diện, hạn hẹp của tư duy kinh nghiệm.
  • Đôi nét về tư duy đa phức

    05/01/2009Nguyễn Mạnh Hào“Chúng ta còn luôn ở trong tiền sử của trí tuệ con người. Chỉ có tư duy đa phức mới cho phép văn minh hóa tri thức.”
  • Đừng để bị “ nhân bản vô tính” về tư duy

    20/09/2008Kiều Hải thực hiệnNgười ta vẫn thường hay chê sinh viên thụ động, học hành thì như “ học sinh cấp 4” . Nhưng làm thế nào để có được những lớp sinh viên chủ động, sáng tạo, có bản sắc và chính kiến?Liệu rằng cùng với sự hội nhập quốc tế sâu rộng, đã có thể mong đợi sự “ lột xác hoàn toàn” khi một thế hệ SV mới toanh bắt đầu bước chân vào giảng đường ĐH?
  • Những cạm bẫy tư duy

    06/08/2008Chúng ta thường vắt kiệt sức mình vào việc theo đuổi những phiền toái không mang lại giá trị gì cho mình, bất kể chúng có thể gây ra vấn đề gì. Những phiền toái vô ích này chính là những chiếc bẫy tư duy. Chúng hoàn toàn gây mệt mỏi và lãng phí thời gian...
  • Tư duy và thực tại

    12/11/2007SorosTôi bắt đầu với quan hệ giữa tư duy và thực tại, đặc biệt khi nó liên quan đến những chuyện xã hội. Tôi cần chứng tỏ cái gì là cái làm cho sự hiểu biết của chúng ta không hoàn hảo một cách cố hữu. Tri thức không vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta, nhưng khi đến các tình thế trong đó chúng ta là những người tham gia tích cực chúng ta không thể đặt cơ sở cho quyết định của mình chỉ riêng trên tri thức...
  • Hiểu tư duy người Việt mới hiểu bản sắc Việt

    27/02/2007GS-TS Nguyễn Thuyết PhongLà một trong những gương mặt “Vinh danh nước Việt”, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong đang dạy tại trường Đại học KentState thuộc tiểu bang Ohio, Mỹ. Ông là người Việt duy nhất được Chính phủ Mỹ mời đến Nhà Trắng để trao tặng giải thường Di sản quốc gia (National Heritage Fellowship) năm 1997. GS hiện là Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật quốc gia Hoa Kỳ.

  • Trí thức Việt Nam thời toàn cầu hóa: Tư duy, kỳ vọng và trách nhiệm

    01/01/2007Trần Hữu DũngNgười trí thức phải mạnh dạn hướng dẫn và gạn lọc (qua thuyết phục) các trào lưu văn hóa đại chúng. Song, cần nhấn mạnh, sự “hướng dẫn” này phải được vạch ra từ góc nhìn toàn cầu của chính người trí thức. Nó phải xuất phát từ một trình độ lý luận cao, đượm tính nhân bản, tôn trọng dị biệt. Nó không thể là một “phản xạ” có tính giáo điều, hoặc mù quáng bảo lưu những tư duy lỗi thời, không còn thích hợp với thế giới mới...
  • Tiếp tục đổi mới tư duy về kinh tế xã hội

    28/09/2006GS. Phan Đình DiệuLiên tục đổi mới tư duy với những cách nhìn mới, cách hiểu mới trên cơ sở những phát hiện khoa học mới, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học hệ thống, khoa học kinh tế, khoa học tổ chức và quản lý... đồng thời không nuối tiếc những kiểu tư duy không còn phù hợp với điều kiện hiện đại là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng kinh tế tri thức ở nước ta...
  • Hạn chế của tư duy, nhận thức người Việt

    09/09/2006GS, TS Tô Xuân Dân và TS. Nguyễn Thành CôngXét về mặt bản chất, tư duy, nhận thức của người Việt Nam có một số hạn chế cần khắc phục sau đây: Bệnh "cá nhân chủ nghĩa". Trong một thời gian khá dài, tại các đợt học tập chính trị, chỉnh huấn từ những năm 1952 - 1960 đều lấy việc chống chủ nghĩa cá nhân làm chủ đề chính cho các sinh hoạt và rèn luyện đạo đức, tư tưởng...
  • xem toàn bộ