Vài ý kiến nhân đọc bài "Xã hội Việt Nam có những khát vọng cấp tiến ghê gớm"

07:36 SA @ Thứ Tư - 02 Tháng Chín, 2015

Đây là quan điểm riêng của tác giả, mong bạn đọc tham khảo và đóng góp ý kiến thêm:

Bài trả lời phỏng vấn "Xã hội Việt Nam có những khát vọng cấp tiến ghê gớm" trên Báo Thanh Niên này của ông Nguyễn Trần Bạt khá dài. Tôi chỉ bàn về chi tiết ông so sánh Việt Nam với Thái Lan. Tôi không dám chắc những người như ông nói thế mà có nghĩ thế không. Vì thế bài này không nhằm đôi co gì với ông Bạt mà chỉ hướng tới những người đã nghe ông Bạt nói mà cứ tưởng thế là đúng.

  • Về GDP, Việt Nam đi sau Thái Lan 20 năm
  • Chỉ số giáo dục của Việt Nam thấp hơn Thái Lan 20 bậc.

Về văn hóa, đạo đức, lối sống, Việt Nam có lẽ còn tụt hậu ở khoảng cách xa hơn. ở Thái Lan không thấy những chuyện mà ở Việt Nam vấp phải thường ngày như chen lấn, xô đẩy đạp lên đầu nhau ở các lễ hội, bóp còi xe inh ỏi tranh cướp đường mạnh ai người ấy đi, cướp giật ngoài đường, đánh cãi chỉ nhau và giết nhau chỉ ở vì va quẹt xe hay “nhìn đểu”, các vụ thảm sát cả gia đình vì cướp bóc hay chỉ vì những mâu thuẫn cá nhân hay tranh chấp vặt v.v…

Còn điều ông Bạt bảo rằng vì “cẩn thận” mà “người Việt đã “tránh được những rắc rối mà người Thái đang vấp phải” thì tôi đoán là ông Bạt đang nói đến cái gọi là “bất ổn về chính trị” ở Thái so với “ổn định” ở Việt Nam được thể hiện qua các vụ biểu tình của hết phe áo đỏ lại áo vàng, rồi thay đổi chính phủ xoành xoạch trong những năm qua. Không chỉ ông Bạt mà nhiều người khác trong hệ thống chính trị luôn nhấn mạnh khía cạnh đặc biệt này của nền chính trị Thái và miêu tả nó như mọt thứ “ngáo ộp” để dọa những người không có nhiều kiến thức về chính trị cũng như thiếu những trải nghiệm về cuộc sống ở các nước như Thái Lan.

Xin nói ngay rằng nếu trưng cầu dân ý ở Thái Lan xem họ có đánh đổi cái sự mất ổn định hiện tại của họ để lấy sự “ổn định” như ở Việt Nam , để không gặp những “rắc rối” mà họ đang “vấp phải” như ông Bạt nói thì tôi tin là hơn 90% người Thái không bao giờ đánh đổi.

Tất nhiên, Thái Lan chưa phải là một xã hội thực sự hoàn thiện và còn ở khoảng cách xa so với trình độ phát triển của các nước Âu Mỹ. Nhưng Việt Nam thì không có cửa gì để so sánh với Thái Lan cả về kinh tế lẫn trình độ phát triển về văn hóa, xã hội và nhân văn. Sự “mất ổn định” ở Thái chỉ phản ánh rằng so với Việt Nam, sinh hoạt chính trị của người Thái đã đạt đến một đẳng cấp mà người Việt có mơ cũng còn lâu mới đạt được.

Có bao nhiêu người chết từ các cuộc biểu tình hàng chục vạn người tham gia ở Thái năm nào? Nếu tôi nhớ không nhầm thì chỉ có 1 hoặc 2 người thì phải. Còn số người chết mỗi ngày vì tai nạn giao thông ở Việt Nam là bao nhiêu? Tự các bạn tìm hiểu và kết luận.

Thiệt hại về kinh tế cho nước Thái từ những vụ biểu tình ấy không phải là nhỏ nhưng nếu đặt nó lên bàn cân để so với những thiệt hại do thiếu đồng bộ giữa cải cách kinh tế và cải cách “thể chế”, những thất thoát và tham nhũng ở Việt Nam thì đã có câu trả lời ở trên – Đó là khoảng cách 20 năm Việt Nam tụt hậu về kinh tế so với Thái Lan. Nói cách khác, Thái Lan cứ “chấp” Việt Nam hàng chục vụ biểu tình nữa thì Việt Nam còn chạy dài cũng khó mà theo kịp về mọi mặt!

Chắc có người lại bảo ở Việt Nam không có khủng bố như vụ nổ bom ở Bangkok vừa qua. Vâng, cứ cho là Việt Nam không có “khủng bố” thì số người chết từ vụ nổ bom ở Bangkok vừa rồi cũng chẳng là gì so với số người chết vì mấy vụ thảm sát liền nhau ở Bình Phước và các vùng thôn quê khác ở Việt Nam gần đây.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cải cách trí tuệ và luân lý

    26/01/2016Phạm QuỳnhTrong một bài viết trước tôi có ám chỉ đến sự cần thiết phải tiến hành một cuộc "cải cách trí tuệ và luân lý" ở xứ này, và tôi đã nói rằng cuộc cải cách đó chủ yếu phải là công việc của giới tinh hoa nước Nam, những người phải có ý thức về chính mình, về bổn phận và trách nhiệm của mình.
  • Việt Nam phải Tây phương hóa để phát triển dân tộc

    31/08/2015Ngô Tùng PhongHội nhập quốc tế và hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và chính trị - kinh tế quốc tế hiện nay, việc lựa chọn con đường phát triển của đất nước là công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi phải tỉnh táo, khách quan, có tư duy sáng suốt, có tầm nhìn xa và trên hết, phải thực lòng yêu nước...
  • Xã hội Việt Nam có những khát vọng cấp tiến ghê gớm

    31/08/2015Trường Sơn (thực hiện)70 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - bản tuyên ngôn đầu tiên về nhân quyền của VN, đất nước đã có những bước phát triển đặc biệt trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Và theo nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Muốn có nhà nước pháp quyền, phải xây dựng được văn hóa pháp quyền...
  • Cải cách, đổi mới nhưng “Không có gì mới dưới ánh mặt trời”

    04/05/2015Quốc VươngHình ảnh ùn ùn hàng đoàn người chen chúc đứng ngồi, chật kín những bến tàu xe, các khu vui chơi trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, cứ hằng năm nhàm chán lặp lại. Hóa ra cuộc sống vốn dĩ chẳng có gì mới.
  • Đổi mới giáo dục: Cần cải cách toàn diện

    16/09/2009Hoàng Anh Thắng (thực hiện)Nhân dịp đầu năm học mới, Giáo sư Phan Đình Diệu, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học và giáo dục-UBTƯ MTTQ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Đại Đoàn Kết, ông khẳng định: “Đổi mới nền giáo dục, cần tiến hành một cuộc cải cách toàn diện, chứ không chỉ là những điều chỉnh đơn lẻ về từng mặt...”