Vấn đề giới hạn của Tam giáo

02:35 CH @ Thứ Sáu - 19 Tháng Tám, 2016

Ngày xưa thầy dạy chưa có nhiều công nghệ như giờ. Học hành rất chểnh mảng. Nay đọc các bài thầy viết thì biết cái tấm lòng kẻ sĩ với đạo học như thế nào. Những tư tưởng lớn như này mà cũng đưa vào giới hạn. Làm mình cũng băn khoăn. Đăng lại để bạn bè cùng đọc:

Nho giáođặt ra các khuôn phép, các mốc vạch, các chuẩn mực và chủ trương con người tu dưỡng khiến cho tâm tính của mình phù hợp, từ chỗ chế ước ép buộc tới thoải mái với những chuẩn mực đó. Lễ chính là các khuôn mẫu, là phép tắc, là giới hạn. Về bản chất, Nho gia đặt ra và tôn trọng các giới hạn. Người mới tu đạo thấy choáng ngợp và hoang mang phân vân với các giới hạn, thấy gò bó trong các giới hạn. Người đã tu dưỡng tới độ nào đó dần dần sẽ thấy các giới hạn mờ dần đi và cuối cùng cũng không còn thấy giới hạn nữa. Khổng tử nói 70 tuổi tòng tâm sở dục bất dũ củ chính là mô tả trạng thái khi đã siêu việt khỏi các giới hạn, trong giới hạn mà thấy thung dung, tự do. Cái tự do mà Nho giáo đạt được là kết quả của quá trình khổ luyện tâm tính, là quá trình đi tới đồng nhất nhân dục và các khuôn phép để không còn thấy khuôn phép và giới hạn. Đó là siêu việt nội tại.

Đạo gia với mục tiêu đem đến tự do và sự giải phóng cho tinh thần con người nên chủ trương mở rộng các giới hạn. Những hình tượng kỳ vỹ phi phàm, những chuyện hoang đường kỳ quái, những thần nhân đi trong lửa nóng tuyết lạnh, cưỡi gió cưỡi mây, những hình tượng chim bằng biển bắc, người sống lâu khác thường… được tạo ra cốt để người ta thấy không phải chỉ có những cái thực mục sở thị, nó mở rộng tầm mắt, tầm tưởng tượng, tầm tư duy cho con người. Việc chỉ ra tính tương đối và chủ quan của sự nhận thức về thế giới và chủ trương vô đãi, vô biệt cũng nhằm tạo ra những khoảng rộng lớn để tư duy và trí tưởng tượng con người có thể vùng vẫy. Đạo gia đã nới ra, mở rộng tầm cho nhân sinh và tinh thần con người. Trong khoảng rộng ấy, con người sẽ tự do hơn, phóng khoáng hơn, nó đối lập làm cho nhiều khoảng cách và chiều kích khác trở nên vô nghĩa, bé nhỏ, vụn vặt. Nhưng dẫu lớn lao tới đâu, tầm kiểm soát của Đạo gia vẫn là những khoảng cách và giới hạn có thực được nới rộng ra thêm.

Còn Phật giáo,Phật giáo đập nát mọi khái niệm, mọi quy ước, cho tất thảy không có gì thường trụ, không có gì tự thể tự tính, chủ trương con người cần vô niệm, vô trụ, vô ngã, phá bỏ hoàn toàn mọi giới hạn. Tất thảy những gì thuộc về thế giới mà ta tri giác được, mà tâm ta soi rọi được thảy đều là giả tướng. Bản lai vô nhất vật, tâm sinh vạn phát sinh, khuyên người sinh tâm nơi vô sở trụ, Phật giáo không những không đặt thêm ra các hạn định, cũng không chỉ nới rộng các chiều khoảng, mà Phật giáo đã đập nát mọi giới hạn, đem tới sự tự do chân thực tuyệt đối cho tư duy, cho tinh thần con người. Thế giới tinh thần nhân sinh do Phật giáo tạo lập vì thế mà rộng lớn nhất, tuyệt đối nhất, mạnh mẽ và giàu sinh lực nhất. Nó rất tuyệt vời cho tinh thần cá thể con người. Nhưng vì nó vượt bỏ mọi giới hạn ngay từ đầu mà dễ trở nên nguy hiểm cho những người chưa thấu lẽ hoặc chỉ nhìn Phật giáo ở hình thức, ở phương tiện. Phật giáo đập nát mọi giới hạn, nhưng công cụ để phá hủy và gạt bỏ mọi giới hạn đó tự nó lại là một giới hạn đối với những ai không thể làm công việc đập phá.

Giới hạn, giới hạn…

Hà Nội mùa Phật Đản 2011
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nho giáo, ảnh hưởng của nó

    17/03/2017Trần Đình HượuỞ nước ta, Nho giáo đã có lịch sử rất lâu đời. Từ khi nước ta bị xâm lược và sáp nhập vào Trung Quốc, từ đời Hán (206 trước Công nguyên đến 220 sau Công nguyên), Nho giáo đã được du nhập vào Việt Nam. Sĩ Nhiếp (thế kỷ thứ II sau công nguyên) đã được coi là An Nam học tổ, người mở đầu cho Nho học ở nước ta. Trong thời kỳ tự chủ, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, Nho giáo cùng với Phật giáo và Đạo giáo có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần nước ta. Cuối thế kỷ XIV, Nho giáo giành được ưu thế so với Phật giáo, chi phối đời sống tinh thần nước ta...
  • Về số phận của Nho giáo

    02/09/2016Hồ Sĩ QuýCũng như những thập niên trước ở Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore hay Hồng Kông, Nho giáo và văn hóa Nho giáo hiện vẫn giữ vai trò và vị thế của mình một cách tự nhiên trong đời sống. Chúng là sản phẩm của bản thân đời sống, được bảo tồn và duy trì lặng lẽ trong đời sống, theo những quy luật mà người ta không dễ can thiệp một cách cảm tính. Và do vậy, khi cần, chúng sẽ phát huy tác dụng theo quy luật tất nhiên của đời sống. Số phận của Nho giáo trong thế kỷ XXI, về căn bản, do đời sống xã hội quy định./.
  • Nho giáo trong lịch sử tư tưởng văn hóa Việt Nam

    07/04/2016Cao Huy ĐỉnhTừ xưa Nho giáo đã có mặt trong lịch sử Việt Nam, đã trở thành một mặt của văn hóa Việt Nam. Nhưng Nho giáo chỉ trở thành hệ ý thức phong kiến Việt Nam khi giai cấp phong kiến Việt Nam đã trưởng thành “cho nó” và chế độ phong kiến Việt Nam được xác lập rõ rệt với đầy đủ những đặc trưng cơ bản của nó. Nho học Việt Nam gắn liền thành một bộ phận hữu cơ của chế độ phong kiến Việt Nam.
  • Một số đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việt Nam

    06/01/2015Nguyễn Tài ThưHiện có nhiều ý kiến khác nhau về đặc trưng của Nho giáo ở Việt Nam, như vấn đề ứng dụng trong thực tế, sáng tạo trong hành động, giản đơn trong lập luận, rập khuôn, giáo điều trong tư duy, v.v.. Vậy, đặc trưng của Nho giáo Việt Nam trong lịch sử là gì và vì sao lại có đặc trưng đó? Đó là những vấn đề hiện vẫn mang tính cấp bách và cần được nghiên cứu sâu hơn.
  • Hôm nay với Nho giáo

    27/10/2014Nguyễn Đình ChúKhông phải hôm nay mới nói chuyện Nho giáo. Nhưng hôm nay, nói chuyện Nho Giáo chắc hẳn là phải từ một tâm thế mới mà thời đại đã cho phép. Cái tâm thế mới đó, trước hết là tinh thần tự do tư tưởng (dĩ nhiên là tự do tư tưởng nghiêm túc, thực sự cầu thị, chứ không thể là bừa bãi, nói không suy nghĩ). Cái tâm thế mới đó cũng là niềm ước mong tha thiết tìm lại những giá trị đích thực (chứ không phải dởm) của Nho giáo, đặng có thể góp phần xây dựng cuộc sống tinh thần và xã hội Việt Nam ta trên đà tiến hóa hôm nay và mai sau, chứ hoàn toàn không nên ngừng lại ở mức sách vở, tư biện, nói chuyện suông như đã vốn có.
  • Nho giáo và sự phát triển của Việt Nam (Phần 2)

    24/06/2014Trần KhuêTrước khi có hiện tượng 5 con rồng thì tình hình các nước ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương là sàn sàn nhau, nghĩa là cùng trì trệ và lạc hậu ngang nhau; chỉ riêng có Nhật Bản từ năm 1867 dưới triều Minh Trị đã biết mở cửa sớm để giao lưu với phương Tây nên phát triển sớm hơn. Đáng tiếc họ lại đi theo con đường quân phiệt hoá nên hầu như bị phá sản và kiệt quệ sau Thế chiến thứ hai. Chỉ khoảng vài chục năm trở lại đây, Nhật Bản rồi tiếp theo là Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore đã làm những chuyện thần kỳ về kinh tế khiến thế giới kinh ngạc.
  • Nho giáo và sự phát triển của Việt Nam (Phần 1)

    24/06/2014Trần KhuêKhổng Tử đã từng dạy “Ôn cố tri tân”. Và chính các bậc hậu nho cũng luôn nhắc nhở điều này. Thế nhưng không hiểu các vị học giả hiện nay lại hình như quên mất cái “cổ” (cái gốc cũ) của đạo Nho, làm như đây là một học thuyết vạn năng...
  • Trao đổi với ông Phan Ngọc về vấn đề Nho giáo

    01/05/2011Trần KhuêGần đây vấn đề Nho giáo được bùng lên như một vấn đề thời sự về học thuật ở nước ta và lôi cuốn khá đông các nhà nghiên cứu tham gia: Phan Ngọc, Trần Đình Hượu, Trần Văn Giàu, Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Kiến Giang, Huỳnh Minh Đức, Phan Văn Các, Cao Tự Thanh, Mai Quốc Liên, Tạ Ngọc Liễn... Trong những bài nghiên cứu đó, chúng tôi thấy có nhiều ý kiến đúng rất đáng tham khảo và cũng không ít ý kiến sai cần trao đổi để tránh sự ngộ nhận...
  • Tu thân của Nho giáo và vấn đề đối thoại văn hóa

    23/07/2010ThS Trần Tuấn PhongTừ sự “tu thân” mang tính chất đạo đức trong cuốn “Đại học” của Nho giáo, bài viết so sánh khái niệm đó với khái niệm “tính thể” của triết học phương Tây cận hiện đại. Và từ đó, bài viết bàn về mối quan hệ giữa tu thân với đối thoại văn hóa. Rằng, tu thân là cơ sở bền vững để thiết lập những đối thoại văn hóa không những giữa các cộng đồng trong một quốc gia, mà còn giữa các nền văn hóa khác nhau. Và, tu thân chính là tiến trình biện chứng giữa tiếp nhận và phát triển văn hóa.
  • Yếu tố thiêng liêng trong tiếp hợp nho giáo

    15/10/2009Hồ LiênNgày nay, sự phát triển của mỗi nền văn hóa dân tộc gắn bó với quá trình giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa khác đã được hiểu như một quy luật phổ biến. Nhưng trong quá trình “chung chạ” ấy, như thế nào để “hòa nhi bất đồng”, bản sắc văn hóa dân tộc là gì, câu hỏi ấy tưởng như dễ trả lời, nhưng chỉ ra được, “bắt tận tay day tận trán” là việc không dễ dàng.
  • Hiện đại đối thoại với nho giáo

    16/08/2009Bùi Đăng DuyTrong ngàn năm lịch sử, Nho giáo đã là hệ tư tưởng thống trị trong xã hội Việt Nam. Ngày nay, cơ sở kinh tế - xã hội của nó không còn nữa, nó vẫn để lại dấu ấn khá đậm nét trong mọi lĩnh vực của đời sồng xã hội.
  • Khủng hoảng các giá trị nho giáo

    14/12/2006Trần Văn ĐoànMọi cuộc bàn luận về khủng hoảng giá trị đều không dễ và tôi ngại rằng cuộc bàn luận này cũng khó đạt tới kết quả mong muốn, cho dù chúng ta có đủ thời gian, công sức và tiền bạc. Tính mơ hồ, sự phong phú và cả tính phức tạp nữa của cái mà chúng ta gọi là giá trị đã làm cho công việc trở nên quá khó khăn. Chúng ta tranh cãi về ý nghĩa của giá trị, mà không bàn đến việc tại sao chúng ta phải chấp nhận các giá trị đó. Để tránh các vấn đề rắc rối như thế, chương này chỉ giới hạn trong việc chẩn đoán triệu chứng con bệnh trong một xã hội Nho giáo cụ thể...
  • xem toàn bộ