Vấn đề ly dị

03:37 CH @ Thứ Bảy - 25 Tháng Mười Một, 2006

Thưa tiến sĩ Adler,

Mới đây tôi vừa đọc tin một quý bà khá năng động ở California đã đạt được phán quyết cho phép ly dị lần thứ mười bốn cho bà ta. Tôi cảm thấy rằng những cuộc ly dị và tái hôn như thế đã biến hôn nhân thành một trò hề. Những tác gia vĩ đại của quá khứ có đối mặt với vấn đề này không? Họ sẽ nói gì về vấn đề ly dị?

F.D.N.

F.D.N. thân mến,

Các tác gia vĩ đại trong quá khứ không đồng ý nhau về vấn đề này. Các giáo trưởng, những pháp quan La Mã, những vị thánh Thiên chúa giáo, và những người cá nhân chủ nghĩa hiện đại hầu như không đồng ý với nhau về vấn đề hôn nhân và ly dị. Nhưng vì họ biểu lộ những quan điểm chính thịnh hành trong truyền thống của chúng ta, nên họ có thể giúp chúng ta xem xét vấn đề này với sự am hiểu hơn.

Nói một cách đơn giản thì trong quá khứ có hai quan điểm khác nhau cơ bản về vấn đề hôn nhân. Quan điểm thứ nhất cho hôn nhân là một giao kèo hay một cam kết vĩnh viễn, được chứng nhận bằng một hành vi pháp lý hay tôn giáo. Quan điểm thứ hai cho hôn nhân là một hợp đồng dân sự hay một thỏa thuận cá nhân giữa hai người có liên quan. Các tác gia có những quan điểm về ly dị khác nhau vì họ theo một trong hai ý tưởng trên về hôn nhân.

Những tác gia xem hôn nhân là một giao kèo vĩnh viễn hoàn toàn phản đối việc ly dị hoặc chỉ cho phép nó trong những trường hợp cần kíp nào đó. Tiểu thuyết gia Tây Ban Nha Cervantescho người hùng Don Quixote của ông nói rằng tình gắn bó của một người vợ không phải là một thứ đã mua rồi sau đó trả lại cửa hàng nếu một người đàn ông đổi ý: “Nó là một sự vụ không chia tách được và kéo dài cho đến hết cuộc đời.” Nhiều tác gia như thế nghĩ rằng người chồng và người vợ không phải là những bên duy nhất trong một cuộc hôn nhân. Nhà phê bình văn học nổi tiếng người Anh Samuel Johnsonnói:

“Đối với hợp đồng hôn nhân còn có một bên thứ ba nữa – đó là xã hội; và nếu nó được xem như một lời thề – thì đó là Chúa; và vì thế nó không thể bị phá vỡ bởi sự nhất trí của riêng họ”.

Những tác gia quan niệm hôn nhân như một hợp đồng dân sự hơn là một bí tích tôn giáo thì tin nó có thể bị phá vỡ bởi một sự nhất trí của hai bên hoặc khi một bên phá vỡ điều khỏan của hợp đồng. Hôn nhân, như đã được quan niệm, là một thỏa thuận giữa hai cá nhân vì niềm vui và lợi ích của họ. Thỏa thuận này có thể chấm dứt khi những mục đích này không còn tác dụng nữa. Một số triết gia hiện đại vĩ đại nhất giữ vững quan điểm hợp đồng dân sự về hôn nhân là John Locke, Immanuel KantGeorg Hegel. Tuy nhiên những tư tưởng gia như thế cho rằng ly dị là điều đáng chê trách vì nó khiến những đứa trẻ đang lớn mất đi sự chăm sóc chu đáo.

Cũng có những quan điểm khác nhau về lý do của việc ly dị phải là gì. Trong quá khứ người ta thường đồng ý rằng việc ngoại tình về phía người vợ là một lý do vững chắc cho việc ly dị. John Milton, nhà thơ vĩ đại Anh, nói rằng một cuộc hôn nhân có thể bị phá vỡ khi tình yêu không còn nữa giữa chồng và vợ. Ông là một trong số ít nhà văn theo truyền thống của chúng ta bản thân đã trải qua nỗi đau ly dị. Montesquieu(1), triết gia Pháp thế kỷ mườitám, đồng ý việc ly dị khi cả hai bên nhận ra hôn nhân là “phiền phức” và (rất cấp tiến so với thời đại của ông) khẳng định rằng phụ nữ phải có cùng những quyền về vấn đề nay như đàn ông.

Ngày nay những lý do cho việc ly dị đã mở rộng từ việc ngoại tình đến một “sự xung khắc” được định nghĩa rất mơ hồ, đến việc ăn bánh bích quy trên giường. Quan niệm hợp đồng dân sự của hôn nhân đã chiến thắng, và ý nghĩ về những triết gia lỗi thời hiện là một sự kiện bình thường. Tuy nhiên chúng ta không cần vội đi đến kết luận rằng các nhà tư tưởng theo quan điểm này sẽ chấp nhận tình huống hiện nay, thời mà tỉ lệ đối với các ngôi sao điện ảnh là năm hay sáu cuộc hôn nhân và bọn con ông cháu cha giàu có có thể nâng thành tích của họ lên đến mười hay mười hai.

Thậm chí các nhà văn ít bị trói buộc bởi truyền thống tôn giáo cũng cảnh báo về các vụ ly dị quá dễ dàng. Nhà sử học Anh Edward Gibbonvẽ ra một bức tranh gây sửng sốt về việc ly dị dễ dàng ở Rome cổ. Những cuộc hôn nhân bị đỗ vỡ bởi vì những cơn bực tức nhất thời hoặc những vụ cãi vã lặt vặt, và “mối quan hệ dịu dàng nhất giữa người với người đã suy thoái thành một sự giao thiệp vì lợi lộc hoặc niềm vui nhất thời.” Ông không tin rằng hạnh phúc và đức hạnh có thể bắt nguồn từ sự buông thả như thế và nghi ngờ ý thức về sự trinh bạch của quý “mệnh phụ trong năm năm có thể chấp nhận vòng tay ôm của tám ông chồng.” Vì vậy bạn thấy ngay rằng tình huống hiện tại này, quý bà California của bạn, và mối lo lắng của bạn không phải là trước đây chưa từng có.

Tôi xin mượn lời thông thái của triết gia người Anh Francis Baconđể kết thúc, ông nhận xét rằng những ai không tìm thấy hạnh phúc trong hôn nhân, thì cũng không tìm thấy hạnh phúc trong việc ly dị:

“Trong những vụ ly thân và những vụ đổ vỡ gia đình con người đã hứa cho mình được bình yên tâm trí và thanh thản; nhưng họ vẫn bị kỳ vọng của mình đánh lừa và nó gây sóng gió trở lại”.

(1)Charles Louis de Secondat Montesquieu(1689 – 1755): nhà văn và nhà luật học người Pháp. Các tác phẩm của ông, trong đó có The Spirit of Laws(“Tinh thần Luật pháp”; 1748), góp sức vào Thời đại Ánh sáng ở châu Âu và góp phần tạo ra bầu khí chính trị dẫn đến cuộc Cách Mạng Pháp.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tình yêu và dâm dục

    30/09/2014Khi một người nam và một người nữ yêu nhau, họ khao khát nhau, nhưng không như cách họ thèm ăn hay khát nước. Bản năng giới tính của con người diễn ra theo hai hướng: có dục tính phục vụ cho tình yêu, và có dục tính tách rời khỏi tình yêu (tức là dâm dục). Thèm muốn một con người như thèm muốn thức ăn hay thức uống là dâm dục – một sự thèm muốn hoàn toàn ích kỷ. ...
  • Cuộc sống cần những người phụ nữ biết lắng nghe

    14/01/2008Trong một cuộc vui, ai cũng tranh nói, cười và bạn cũng là một người trong số đó. Nhưng ở góc phòng kia có một cô gái luôn chăm chú lắng nghe mọi người nói chuyện. Thế rồi rất nhiều chàng trai thích nói và thích có người nghe đều bị cô ta cuốn hút. Và thế là cô gái trở thành tâm điểm của cuộc trò chuyện...
  • Lê Vân bình tĩnh đợi “sóng gió”

    18/10/2006Dương Phương VinGiản dị, rạng rỡ, NSƯT Lê Vân xuất hiện trong buổi tối 16/10/06 ở Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây (đường Cầu Giấy HN), để giới thiệu cuốn sách vừa ra lò đã chuẩn bị nối bản của mình: “Lê Vân yêu và sống”...
  • Phụ nữ trong mắt nhà khoa học

    29/07/2006Hoàng Phủ Ngọc PhanNếu có quyển sách mà trong đó, nhan sắc của phụ nữ không hề được ca tụng lấy một câu thì đó là những quyển Kinh Phật. Kinh Phật cho rằng thuộc tính của phụ nữ "quán bất tịnh" (thường bị dơ dáy) và thân thể đàn bà là một cái túi da hôi hám. Quan điểm nàyrất gần với những phân tích lý hóa tính của giới khoa học...
  • Nét đẹp của phụ nữ Hà Nội

    15/07/2006Băng SơnCứ dăm năm lại có một lớp con gái trẻ Hà Nội lớn lên, đẹp hơn trước. Phụ nữ Hà Nội đi đâu cũng không lẫn vì nhiều vẻ. Đó là một điều thật đẹp, thật vui. Ngay giữa lòng thành phố, có thể nhận ngay ra người phụ nữ có cốt cách Hà Nội, bất kể tóc đã hoa râm, bạc trắng hay còn tóc thề để xoã ngang vai bất luận họ đang vội vã, đang ngồi trên xe máy, đang trong rạp hát, đang ăn quà hay đang thả bộ ung dung trên vỉa hè...
  • Lời than vãn của phụ nữ

    12/03/2006Những người đàn ông tốt lại thường xấu xí,
    Còn những người đàn ông đẹp trai thì lại thường không tốt...
  • “Phụ nữ phải tự lo cho mình trước”

    07/03/2006Học những kỹ năng để tạo dựng một cuộc sống gia đình hạnh phúc là việc rất nên làm. Đặc biệt, người phụ nữ với vai trò người duy trì bếp lửa trong mỗi gia đình, hơn lúc nào hết rất cần được trang bị những kiến thức này. Nhân dịp 8-3, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với TS Phan Quốc Việt, một chuyên gia trong lĩnh vực này...
  • Phụ nữ là gì?

    06/03/2006Giáp SơnChừng nào cả nhân loại còn cùng tìm câu hỏi "Phụ nữ là gì?" thì còn tranh luận nữa và chắc nam giới chưa chịu buông quyền trượng ra đâu. Trả lời được câu hỏi ấy, thì câu hỏi "Chúng ta là ai?"
  • Dư vị hôn nhân

    12/01/2006Bội BộiHôn nhân là tình yêu. Tình yêu là mù quáng. Kết luận: Hôn nhân là mù quáng.
  • "Tính đàn bà"?

    04/01/2006"Cái lão ấy tính tình như đàn bà"... đó là một câu nói quen thuộc mặc nhiên được người ta công nhận như một định nghĩa về một phẩm chất có vẻ "yếu kém" của đàn ông. Người nào bị nhận 3 chữ "tính đàn bà" đó thì lấy làm xấu hổ, còn kẻ nói ra thì coi như một sự giễu cợt hay chê trách.
  • xem toàn bộ