Văn hóa đọc ở Việt Nam, cần dựng lại từ nền móng

08:42 SA @ Thứ Ba - 21 Tháng Mười Một, 2017

Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ VHTT&DL đã tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề "Định hướng và giải pháp phát triển văn hóa đọc ở VN" nhằm lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện "Chiến lược quốc gia về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng" đang được Bộ VHTT&DL xây dựng. Lật lại một vấn đề không mới tại một hội thảo có tính "chiến lược quốc gia", mới nhận ra rằng lâu nay chúng ta chưa hề có văn hóa đọc theo đúng nghĩa.

Việt Nam chưa có văn hóa đọc theo đúng nghĩa

Đó là một thực trạng buồn không chỉ tại hội thảo lần này mà từ trước đó, nhiều cuộc tọa đàm hội thảo, nhiều bài báo khác đã đề cập tới. Theo báo cáo của ngành văn hóa, trong năm qua, mỗi người Việt mua 3,3 quyển sách. Thế nhưng con số ấy mang nặng tính hình thức vì có tới 80% trong đó là sách giáo khoa, các loại sách còn lại chỉ chiếm 20%. Đã thế, việc mua sách giáo khoa không phải để phục vụ nhu cầu tự thân của người đọc mà nhiều khi vì bắt phải mua (học sinh, sinh viên). Như vậy, trên thực tế mỗi người Việt chỉ mua 0,6 quyển sách/năm.

Không thể phủ nhận thị trường sách Việt Nam đang ngày càng đa dạng và phong phú. Song, văn hóa đọc ở nước ta vẫn chưa cao, thậm chí nếu so sánh cách đọc sách của người Việt với người nước ngoài, sẽ dễ dàng nhận thấy vấn đề đọc sách của người Việt đang có "vấn đề" hay nói đúng hơn chúng ta chưa có văn hóa đọc theo đúng nghĩa.

Khó có thể định nghĩa đầy đủ về "văn hóa đọc". Nhưng chắc chắn một điều, văn hóa đọc không chỉ là việc tăng cường đọc sách văn học như một số người lầm tưởng, cũng không chỉ là đọc thật nhiều rồi ghi lưu niệm vào sách, hay sưu tầm sách cũ. Văn hóa đọc rộng lớn hơn rất nhiều. Những thư viện mênh mông mở cửa cả ngày, những tủ sách gia đình được giữ gìn cẩn thận và bổ sung qua nhiều thế hệ, những nhà xuất bản lớn có uy tín thật sự trong việc kiểm soát một cuốn sách từ khâu mua bản quyền đến khâu phát hành... là hình ảnh quen thuộc tại một quốc gia đã có được văn hóa đọc. Còn ở ta, các thư viện vốn đã ít lại chỉ mở cửa vào giờ hành chính và được canh gác quá kĩ càng. Những buổi triển lãm sách quý chỉ diễn ra ở vài quán café sách nhỏ. Các hiệu sách cũ thường nằm ở nơi ngõ hẻm đường vòng. Thông tin về sách mới thì ít ỏi hoặc theo kiểu truyền miệng... Tất cả chỉ có thể tác động đến những người có ý thức tự mình đi tìm, chứ không thể tác động đến đám đông. Sách bán chạy ở ta thường là sách mang tính chất giải trí thông thường, ít có giá trị tinh thần hoặc cung cấp cho người đọc kiến thức. Các sách có giá trị, đạt giải thưởng quốc tế thì bị xếp xó, tồn kho và phải bán giảm giá để thanh lý, khiến không ít nhà xuất bản lao đao và dần dà phải chấp nhận chạy theo dòng sách giải trí phục vụ nhu cầu của đa số độc giả nhằm đảm bảo độ an toàn trong kinh doanh. Những điều này khiến cho văn hóa đọc của Việt Nam khó được định hình, nếu có thì cũng mới chỉ là một nền văn hóa đọc giải trí và bình dân.

Cũng cần phải nói thêm một phần tối quan trọng của văn hóa đọc, đó là kỹ năng đọc. Hầu hết độc giả Việt Nam chưa có kỹ năng đọc sách. Trong các nhà trường, chưa có một môn học nào dạy cho học sinh kỹ năng này. Học thuộc lòng - trả bài - rồi quên luôn là một quy trình quen thuộc của học sinh, sinh viên. Điều này khiến cho học sinh ghét sách và không thu được gì nhiều từ sách dù chương trình học có nhồi nhét đến mấy. Trong gia đình, thói quen đọc sách cũng không có nhiều điều kiện phát triển. Đến nhiều nhà có thể gọi là "gia đình trí thức" - bố mẹ giáo viên, con cái đều học đại học - cũng rất hiếm khi thấy một tủ sách đúng nghĩa. Vài cuốn sách giáo khoa, giáo trình, truyện tranh và tạp chí - đó là một cấu trúc thường thấy. Khó để tìm được một tủ sách gia đình được duy trì qua nhiều thế hệ. Thói quen mua sách thường xuyên vẫn có vẻ là một việc làm quá xa xỉ.

Xây dựng văn hóa đọc - bắt đầu từ đâu?

Nhiều chuyên gia nghiên cứu và quản lý văn hóa khẳng định rằng: Chúng ta cần phải bắt đầu từ gốc rễ, phải xây dựng hạ tầng cơ sở cho văn hóa đọc. Muốn vực dậy và phát triển văn hóa đọc trong quần chúng, phải thay đổi cả hệ thống giáo dục và nhận thức của người dân. Không phải cứ in ra nhiều sách là xây dựng được văn hóa đọc. Nhìn nhận một cách công bằng thì việc xây dựng văn hóa đọc phải là ý thức chung của toàn xã hội. Một khi việc đọc sách được phổ cập rộng rãi từ nhỏ tới lớn, hình thành và phát triển theo cả một chặng đường dài và cả quãng thời gian sống, con người mới phát triển và định hình được văn hóa đọc cho cá nhân mình. Từ đó, mỗi người sẽ tự phân hóa, chọn lọc dòng sách mình cần và thấy phù hợp với bản thân qua từng giai đoạn cuộc sống. Lúc đó tự bản thân mỗi người sẽ thấy việc đọc cần thiết như ăn cơm, uống nước hằng ngày.

Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho văn hóa đọc, nhiều chuyên gia cho rằng, chúng ta cũng cần phải xây dựng môi trường trong sạch và lành mạnh cho văn hóa đọc phát triển. Điều này phụ thuộc vào các nhà quản lý chuyên ngành cấp quốc gia. Phải nhanh chóng lập ra một lộ trình cho việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc cả nước theo những chặng đường dài 10 - 20 - 30 năm/lần, tuyệt đối không để phát triển tự phát hoặc theo những kế hoạch ngắn hạn một vài năm hay thực thi theo kiểu đối phó và hài lòng với những con số tăng trưởng nhỏ lẻ. Đồng thời, các ban, ngành cần thống nhất đường hướng phát triển, vạch ra những phương án tối ưu để nâng cao chất lượng sách làm ra. Làm sao để sách đa dạng hơn, phong phú hơn, luôn cập nhật được những kiến thức mới nhất của nhân loại trên toàn thế giới?

Bên cạnh đó, việc giúp cho các đơn vị xuất bản tự tin sống đàng hoàng bằng nghề, chỉ chuyên tâm làm sách mà không phải lo đối phó với nạn sách lậu, sách giả, sách không bản quyền cũng là một vấn đề cần ưu tiên giải quyết. Chính phủ cần đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn nữa trong việc xử lý những sai phạm ở lĩnh vực phát hành. Đồng thời, phải tích cực tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ sách thật, sách có bản quyền, khuyến khích họ coi sách như một sản phẩm có đầy đủ giá trị như các sản phẩm tiêu dùng khác...

Không lúc nào là quá muộn để vực dậy nền văn hóa đọc cho một quốc gia. Tuy nhiên, việc Bộ VHTT&DL xây dựng chiến lược quốc gia để phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng lần này chắc chắn sẽ đụng đến rất nhiều thành trì cố hữu trong giáo dục, xuất bản cũng như mọi thứ liên quan đến sách ở Việt Nam. Bởi vậy những người bi quan (hoặc thực tế) đều có lý do để lo lắng trước khi trông đợi vào thành công của chiến lược.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • 9 sai lầm của văn hóa đọc

    19/04/2019Thiên MinhChữ là thứ có thể thờ, chơi, xin, cho, ăn cắp, mua bán, khoe khoang, khinh rẻ, nát (chữ dùng của nhà văn Nguyễn Việt Hà) hay đơn giản là dùng - tất cả phụ thuộc vào thái độ của người đọc...
  • Vì sao người Việt không mê đọc sách?

    19/04/2019Vương Trí NhànĐối tượng chúng tôi muốn nói tới trong bài này, không phải là một vài người Việt đặc tuyển, mà là người Việt nhìn bao quát, người Việt nói chung; Hành động “đọc” không đơn giản là việc ngồi vào bàn, mà là cả văn hóa đọc với cơ cấu phức tạp của nó...
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

    20/07/2014Tường Vân - Yên NgọcVăn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt. Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu...
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • Văn hóa đọc

    21/09/2010Nguyễn Lệ Chi9/21/2010Thực tế văn hóa đọc nước ta đang ở tình trạng nào và làm sao để nâng cấp được nó vẫn là một câu hỏi nhức nhối của xã hội...
  • Văn hóa đọc: Cơ hội và thách thức

    04/12/2009Phạm ĐứcKhông có gì khó khăn khi hàng ngày mỗi người tự bỏ ra khoảng 15 - 30 phút đọc sách, báo, tác phẩm văn học… để tiếp nhận tri thức của nhân loại khá dễ dàng, thế nhưng, cơ hội đó đang bị nhiều bạn trẻ thờ ơ trước sự lấn át của công nghệ thông tin.
  • Văn hóa đọc của giới công chức văn hóa

    16/05/2008Lưu AnSẽ nhiều khả năng rơi vào sự cực đoan nếu nói rằng người Việt - Nam hiện nay không có (hoặc đã đánh mất) thói quen đọc sách. Cần phải có những thống kê hết sức cụ thể thì mới có thể đưa ra những phán đoán chắc nịch theo kiểu như vậy. Tuy thế, đây là điều bất khả.
  • Văn hóa đọc, có cần “báo động” ?

    22/08/2007Vũ Bảo NguyênNói đến văn hóa đọc nói chung và văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay, một nhà phê bình văn học từng ta thán: ”Sự thực là những người đọc trẻ hiện nay chẳng mấy thiết tha với văn hóa đọc, nhất là đọc những tác phẩm văn chương...
  • Làm gì để xây dựng và phát triển văn hoá đọc trong điều kiện mới?

    29/07/2007Thành DuyKhái niệm văn hóa đọc mà chúng ta quen dùng chưa được nghiên cứu cụ thể, chưa có sự đầu tư nghiêm túc về nghiên cứu lẫn thực tiễn. Các nhà quản lý cần phải đưa ra được một sự định hình tương đối chuẩn xác về khái niệm này, cùng với đó là đưa ra những quy định, những phong trào đọc sách rộng rãi trong công chúng...
  • Gặp người “xây” tủ sách cho trí thức Việt Nam

    12/01/2007Nguyễn Văn Ninh (thực hiện)Trăn trở vì người Việt trẻ thiếu sách hay, nhà văn Ngô Tự Lập đã lên “Kế hoạch 500 cuốn sách” thông qua việc xây dựng Tủ sách tinh hoa và Quỹ dịch thuật. Và may mắn thay, anh đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều trí thức ưu tâm với giáo dục nước nhà...
  • Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông

    11/09/2006Nguyễn Hữu Giới
    Trong nửa sau của thế kỷ 20, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?
  • Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay

    27/08/2006Như Bìnhd“Muốn có văn hóa thì phải được giáo dục, định hướng, bồi dưỡng nhưng bạn đọc của ta hiện nay phần nhiều bối rối, bất lực và lạc lối giữa biển sách đủ loại, đủ màu sắc, hay-dở, tốt-xấu, thật -giả lẫn lộn”, dịch giả Đoàn Tử Huyến nói...
  • Bàn về cái đọc của thanh niên

    01/08/2006Ths. Bùi Văn TiếngGunter Grass, nhà văn đoạt giải thưởng Nobel văn chương năm 2004 với tác phẩm nổi tiếng Cái trống thiếc rất có lý khi cho rằng không gì có thể thay thế văn hóa đọc. Ấy vậy mà ở nước ta, cái "không gì có thể thay thế" đó đang trở thành mối bận tâm của các nhà văn hóa cũng như những ai hay ngẫm nghĩ về văn hóa. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được lạm bàn về một phạm vi nhỏ của văn hóa đọc: vấn đề cái đọc của thanh niên. ..
  • Văn hoá đọc

    15/01/2004Một đất nước có nền kinh tế - xã hội phát triển cũng đồng nghĩa với sự phát triển của văn hoá đọc...
  • Văn hoá đọc hôm nay

    13/01/2004Dương Phương VinhTheo khảo sát của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn, "15 năm trước đây, người đọc VN có thể tranh luận ngang ngửa với người đọc Nga về các tác giả cổ điển, cận đại và hiện đại Nga; kiến thức của anh ta có thể ngang bằng với một học sinh trung học Pháp và chắc chắn hơn đứt một sinh viên đại học Mỹ nếu tranh luận về văn học Mỹ đầu thế kỉ. Ngày nay, đại đa số người đọc không có một hình dung nào hết về văn học thế giới đương đại"...
  • Văn hoá đọc trong thời đại thông tin

    13/01/2004TS. Phạm Văn TìnhSách vẫn là một kho tàng tri thức không thể thiếu được trong cuộc sống, mặc dù thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện nghe - nhìn và mạng Internet đã làm giảm phần nào sự hứng thú đọc sách như trước. Bài viết của Tiến sĩ Phạm Văn Tình thêm một lần lý giải về vấn đề này...
  • xem toàn bộ