Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

05:48 CH @ Chủ Nhật - 20 Tháng Bảy, 2014

Văn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt.

Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu. Nhưng dẫu là văn hóa đọc trên mạng đi chăng nữa, các tác giả vẫn khát khao có một ngày tuyển tập thơ, văn của mình từng có mặt trên web, trên blog phải được trình làng “bằng xương, bằng thịt” hẳn hoi trên giấy trắng, mực đen…

Đi tìm sách hay trên mạng

Thành Trung, cán bộ một phân viện nghiên cứu đóng tại TPHCM có một ham mê là đọc sách nhưng do nhu cầu công việc gần đây anh ít có điều kiện đến các nhà sách tìm sách mới. Tuy nhiên, mới đây gặp lại, anh khoe sách mới nào cũng đã đọc qua nhờ vào việc lên mạng tìm sách, tác phẩm mới nhất anh vừa đọc là “Mật mã Da Vinci”, bản dịch mới của dịch giả Dương Tường trên trang web vnthuquan.net. Trước đó anh cũng đã đọc đầy đủ bản dịch đầu của Harry Potter tập 6 cũng từ một trang web.

Theo lời giới thiệu, chúng tôi vào trang vnthuquan.net để tìm kiếm những tác phẩm văn học. Đúng như tên gọi, trang web này chứa đựng một thư viện đồ sộ các tác phẩm văn học trong và ngoài nước mà hầu hết đều được dịch qua tiếng Việt tạo sự dễ dàng cho người đọc. Không chỉ có tiểu thuyết, còn có một thư viện thơ, một kho ảnh giới thiệu những tác phẩm của các họa sĩ, nhiếp ảnh gia trong nước.

Đặc biệt, trang web này đã xây dựng được một thư viện các tác phẩm sử Việt như bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Hịch tướng sĩ”, “Bình Ngô Đại Cáo”… bằng nguyên tác chữ Hán, những tác phẩm trên cùng với những tài liệu, thư tịch cổ bằng ngôn ngữ Hán Nôm có trên trang web là một phần đóng góp của những người thực hiện trong việc bảo lưu vốn văn cổ truyền của dân tộc.

Ông Vũ Quang, một cán bộ ngành điện ảnh về hưu thường truy cập tìm thấy khá nhiều trang web hay về điện ảnh trong nước và thế giới, đủ kiểu giới thiệu từ những ngôi sao màn bạc đầu tiên, những bộ phim kinh điển, tác phẩm kịch bản hay, trường đào tạo… đến những thông tin mới nhất về các Festival điện ảnh sắp diễn ra trên các châu lục. Lúc thư giãn, ông Quang còn ghé vào “các trạm văn học” như evan trên vnexpress, trang sắc màu văn hóa (bao gồm nhiều thể loại thơ, văn, lý luận phê bình văn học) trên mạng vnn, trang web văn nghệ đồng bằng sông Cửu Long, trang web vuhong.com còn gọi là quán văn chương nhỏ bên sông Hàm Luông của nhà văn Vũ Hồng (Bến Tre) hay trang web vừa khai trương “mới toanh” phongdiep.net của nhà văn Phong Điệp.

Đa dạng về thể loại, độc đáo về nội dung, đơn giản trong việc tìm kiếm thông tin, tư liệu. Những trang web về đề tài thơ văn đang trở thành một địa chỉ được đông đảo bạn đọc đón nhận và ở một góc độ nào đó những trang web này cũng góp phần nâng cao trình độ thưởng thức văn học của người đọc.

Xuất bản sách lên mạng?

Trước khi Blog (nhật ký điện tử trên mạng) ra đời, các diễn đàn văn học nghệ thuật là nơi duy nhất để những ai có nhu cầu sáng tác có dịp giới thiệu các tác phẩm của mình đến bạn đọc một cách nhanh và đơn giản nhất. Thế nhưng, việc giới thiệu này cũng còn tùy thuộc vào người quản lý diễn đàn với những tôn chỉ khác nhau.

Tuy nhiên, nhiều diễn đàn vẫn được duy trì khá tốt, tạo nên những sân chơi cho những người yêu thơ văn như box thơ văn của TTVNOL.com, thotre.com với diễn đàn văn học trẻ khá sôi nổi, ngoài ra còn những trang web chuyên nghiên cứu phê bình văn học như vhnt.com, chuyên giới thiệu sách như vanhoa nghethuat.com, xemsach.com… Đến thời kỳ phát triển của Blog, các tác giả mới được toàn quyền đưa những tác phẩm, thông tin của mình lên trang web để phổ biến đến rộng rãi người đọc, đây cũng là lúc việc thưởng thức tác phẩm trên mạng trở nên cực kỳ đa dạng và phổ biến.

Cũng chính nhờ những mảnh đất này đã góp phần tạo điều kiện cho các cây bút mới có chỗ thể hiện mình thay vì phải chờ đợi in sách theo cách truyền thống vốn đầy phức tạp và tốn kém như hiện nay. Các nhà văn, nhà thơ dạng này đều nhớ rõ bài học tác phẩm Deep Love của nhà văn Nhật Yoshi xuất hiện lần đầu trên một trang web đã trở thành một hiện tượng văn học và khi xuất bản dưới dạng sách truyền thống đã trở nên cực kỳ ăn khách với gần 3 triệu bản được bán hết. Tìm được chỗ đứng trong lòng độc giả đã trở thành ước mơ của những nhà văn mới và các diễn đàn.

Nhà xuất bản Văn học mới đây cũng cho ra mắt tuyển tập khoảng 35 truyện ngắn với quyển sách có tên Truyện ngắn trên trang web Văn nghệ sông Cửu Long: www.vannghesongcuulong.org. Đây cũng là một minh chứng về việc xuất bản sách từ những tác phẩm đã “tải” trên mạng và điều mà nhà văn Triệu Xuân viết trong lời giới thiệu sách cho là một cố gắng “nhằm tôn vinh văn học trực tuyến”.

Cảnh báo: Vàng thau lẫn lộn!

Đọc sách trên mạng và “download” gần như đã thành từ quen thuộc của nhiều bạn đọc trẻ hiện nay. Diễn viên trẻ Xuân Hòa cho biết cô và bạn bè thường tìm đọc truyện ngắn hay trên mạng ở các chuyên mục văn học nghệ thuật các báo online; có khi còn tìm kiếm một số tác phẩm của Shakespeare, Racine... trong thư viện điện tử.

Nhật Minh, sinh viên Đại học Luật TPHCM cũng thích lướt web tìm đọc những trang sách trên mạng mà anh cho rằng tìm kiếm khá dễ dàng các tác phẩm kiếm hiệp: vietkiem.com. Đây là trang web được mệnh danh là kho tàng kiếm hiệp với gần như toàn bộ các tác phẩm của những danh gia về kiếm hiệp như Kim Dung, Cổ Long…

Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, hầu hết các trang web mạnh nhất về văn học hiện nay đều của các cá nhân tại nước ngoài do đó sẽ rất khó kiểm soát, bảo đảm sự trung thực về mặt thông tin. Điều này đã xảy ra với trang web kiemhiepnhan…com, dù đề tài thuần kiếm hiệp nhưng do những người tổ chức trang mang tư tưởng của chế độ cũ nên văn phong ngôn từ không phù hợp.

Mặt khác, văn hóa đọc trên mạng còn biến tướng sang việc tự in, tự xuất bản, tự phát hành sách photocopy của một số tác giả. Dưới hình thức này, chuyện vàng thau lẫn lộn đều có trong một số tác phẩm photo chuyền tay nhau đọc mà các cơ quan chức năng không thể kiểm soát được. Muốn hay không, văn hóa đọc dù theo kiểu đọc truyền thống hay đọc trên mạng cũng đang phát triển theo những điều kiện phát triển tương thích của xã hội hiện đại.

Trong tình hình cửa ngõ các trang web còn mở rộng, các cơ quan chức năng cùng gia đình, xã hội cũng cần chú ý rà soát, chọn lọc tinh hoa văn hóa, để sớm ngăn ngừa và đẩy lùi những yếu tố độc hại, phản động, nguy hiểm tràn ngập vào văn hóa Việt Nam qua làn sóng văn hóa đọc được mệnh danh là “thời đại a còng”.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sách và Internet ai thông thái hơn

    01/10/2015Cuối tháng 10/2002, Hội thảo “Đọc sách và xuất bản sách ở các nước Đông Á ngày nay” do tạp chí The books and the Computer tổ chức đã diễn ra ở Yonago và Tokyo (Nhật bản), với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản ở các nước Đông Á (Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc). Một trong các câu hỏi được đặt ra tại hội thảo này là: Phải chăng ngày nay giới trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách? Câu trả lời của các đại biểu về trường hợp của đất nước mình có thể khiến chúng ta liên tưởng đến Việt Nam.
  • 800Mb thông tin cho mỗi người/năm

    22/05/2015Phan Khương (theo BBC, InfoTech)Sự phát triển của Internet, máy tính và điện thoại đã khiến lượng thông tin mà con người tạo ra và sử dụng tăng với tốc độ chóng mặt. Công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) cho thấy thế giới hiện đại đang "chìm" trong một biển dữ liệu...
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • Đọc sách thời bận rộn

    20/06/2006Lam ĐiềnNhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường...
  • Nghe - Nhìn từ Sách

    23/04/2006Lê MỹMò mẫm qua hàng chục (đếm được đến con số cả trăm) nhà sách, quầy sách lớn bé ở thủ đô Hà Nội, những gì chúng tôi thu nhận được từ sách...
  • Thư viện thời Ebook

    30/03/2006Phạm Xuân Nguyên“Ngày nay ít người còn chịu đọc sách”, “Sách giờ ai đọc mấy đâu”, “Văn hóa nghe nhìn đang lấn lướt văn hóa đọc”, vân vân và vân vân, những tiếng thốt lên như một cám cảnh, và như một báo động. Nhưng có thật chăng văn hóa đọc đang đi xuống?
  • Thông tin trở thành fast food

    20/03/2006Đức LêNgày càng ít người trẻ tuổi đọc báo, thay vào đó họ lấy tin tức từ Internet với xu hướng ngày càng tăng. Không ít người đã chuẩn bị viết “cáo phó” cho báo in, thậm chí còn nêu rõ… ngày chết là tháng 4/2040...
  • Ước mơ về một thư viện online khổng lồ

    05/02/2006GS. Ngô Quang HưngThành lập một nguồn tài nguyên phong phú cho nền học thuật nước nhà, từ cấp vỡ lòng đến chuyên sâu. Từ đó, làm cho Internet hữu ích hơn là một cỗ máy game và chat. Dưới đây là một ước mơ của GS Ngô Quang Hưng (khoa Khoa học máy tính, Đại học bang New York ở Buffalo - Mỹ)...
  • Sách trên mạng “Sạch” và “đen”

    27/11/2005Minh HạnhĐọc sách trên mạng đang là một thú giải trí của giới trí thức trẻ. Thế nhưng, việc tìm chọn những trang web… “Sạch” cũng là một khó khăn với bạn đọc...
  • Văn chương điện tử và những trò biến thái

    09/07/2005Đinh Ninh BìnhCó thể nói, văn chương điện tử đang dần chiềm ưu thế trong văn hoá đọc của những người trẻ tuổi. Vừa qua, NXB Văn hoá – Thông tin cho xuất bản cuốn truyện “Tạm biệt Vi An” gồm những truyện ngắn được sáng tác trên internet của các tác giả Trung Quốc. Cuốn sách ấy cuốn hút bạn đọc bởi không gian ảo và cách suy nghĩ của những người trẻ tuổi hôm nay. Và nó lập tức tạo được thiện cảm với những ai thích có sự thông minh trên từng trang sách.
  • Ngổn ngang… sách trên mạng

    09/07/2005Khi mà văn hóa đọc tưởng chừng mai một, khi giá sách văn học bị đẩy lên quá cao thì có một bộ phận bạn đọc đã trở thành độc giả trung thành của các trang web trên mạng.
  • Đọc sách trên mạng: Nhu cầu và cảnh báo

    09/07/2005Cùng với sự phát triển nhảy vọt của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các hình thức thưởng thức văn hóa nhất là văn hóa đọc cũng thay đổi theo một cách nhanh chóng.
  • Văn hoá đọc hôm nay

    13/01/2004Dương Phương VinhTheo khảo sát của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn, "15 năm trước đây, người đọc VN có thể tranh luận ngang ngửa với người đọc Nga về các tác giả cổ điển, cận đại và hiện đại Nga; kiến thức của anh ta có thể ngang bằng với một học sinh trung học Pháp và chắc chắn hơn đứt một sinh viên đại học Mỹ nếu tranh luận về văn học Mỹ đầu thế kỉ. Ngày nay, đại đa số người đọc không có một hình dung nào hết về văn học thế giới đương đại"...
  • Văn hoá đọc trong thời đại thông tin

    13/01/2004TS. Phạm Văn TìnhSách vẫn là một kho tàng tri thức không thể thiếu được trong cuộc sống, mặc dù thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện nghe - nhìn và mạng Internet đã làm giảm phần nào sự hứng thú đọc sách như trước. Bài viết của Tiến sĩ Phạm Văn Tình thêm một lần lý giải về vấn đề này...
  • Bôngdua mexừ Sách

    25/12/2003Hội thảo về sách của ngành xuất bản đã khẳng định khâu in, xuất bản không đáng kể so với giá sách. Thủ phạm khiến sách giá cao lại là khâu phát hành. Nói tóm lại là kiến thức văn hoá của chúng ta đã bị bọn con buôn (còn gọi là quý vị đầu nậu) mua sỉ hết và bán lẻ với giá cao...
  • Lụt thông tin

    07/12/2003Kiều DiễmThông tin đã tràn ngập làm ảnh hưởng đến cuộc sống con người, có thể gây ra stress...
  • Ngộ độc thông tin - căn bệnh của thế kỷ 21?

    17/06/2003Con người ngày nay đang phải đối mặt với một lượng thông tin gia tăng theo cấp số nhân so với một thập kỷ trước đây. Nhưng liệu có một căn bệnh "stress thông tin" (infostress) thực sự tồn tại, các nhà nghiên cứu Australia nghi vấn.
  • xem toàn bộ