"Văn hoá sống"!

08:16 CH @ Thứ Ba - 14 Tháng Tư, 2009

Tham khảo bài:

Đường sá hiện nay chật hẹp, “lô cốt” mọc lên khắp nơi, kẹt xe diễn ra tràn lan nên hiếm khi nào xe buýt về bến đúng giờ, trễ năm phút đã là mừng lắm. Khách quan mà nói, không tài xế xe buýt nào dám vỗ ngực tuyên bố mình không phạm Luật giao thông.

Trên một tờ báo vừa đăng tin rằng, một chủ hãng xe bus đã ra giá với các tài xế của mình: "Chỉ (hay được quyền) cán chết mỗi năm hai mạng người thì không phải chịu trách nhiệm, chủ sẽ lo"(!).

Không thể tưởng tượng nổi câu chuyện đau xót và đáng phẫn nộ trên lại có thể xảy ra ở nước ta - đất nước có hàng ngàn năm văn hiến. Nghèo nàn hay cay đắng đến mức nào, ông cha ta từ bao đời nay vẫn lấy chữ Nhân làm đầu.

Thế mới biết, sức tàn phá của mặt trái thị trường nguy hiểm và độc hại biết chừng nào. Một tài xế lái xe container, lúc ngà ngà có nói rằng khi mà tài sản trên xe trị giá hàng tỉ đồng thì để tránh lật xe, đành phải cán người! Lý do "đơn giản" lắm, người chết chỉ phải bồi thường trăm triệu đồng, còn xe và hàng "quý" gấp hàng chục lần "giá" ấy.

Như vậy, không còn là chuyện cảnh báo nữa mà phải là báo động đỏ ở cấp cao nhất về sự thoái hoá trầm trọng nhân cách, lương tâm ở một bộ phận xã hội. Nếu xã hội vẫn còn vô cảm, vẫn không chịu hiểu; thì ngày mai, ngày kia, văn hoá dân tộc, lối sống của cộng đồng sẽ đi về đâu?

Dẫn chứng có nhiều lắm. "Vedan 1" chưa giải quyết xong chuyện sông Thị Vải thì "Vedan 2" lại ngang nhiên xả chất thải ở Rào Trổ (Hà Tĩnh). Hà Tĩnh giải quyết chưa xong thì "Vedan 3" "làm" tiếp Rào Gang ở Nghệ An. Tất cả đều nhằm mục đích thu lợi nhuận, còn là người dân "sống chết mặc bay".

Nắp hố ga làm bằng bêtông cốt tre, dẫu đã có không ít người chết vì nó; nước "tinh khiết" uống "vô tư" bao nhiêu năm giờ mới biết là có đầy chất độc; phân bón giả làm nông dân thiệt hại hàng tỉ đồng, nhưng không hề có cơ quan, cán bộ nào có trách nhiệm bị kỷ luật...

Phải nhìn thẳng vào thực tế rằng kỷ cương, phép nước đang bị một bộ phận xã hội coi thường.

Hãy bớt một chút thì giờ để nghĩ về "văn hoá sống", cho dù đây đang là thời buổi suy thoái kinh tế toàn cầu. Hãy nghĩ thêm một chút về tương lai của đất nước, giống nòi khi nhìn lại việc chúng ta đang tàn hại văn hoá, tài nguyên ghê gớm.

Hãy thức tỉnh và ngăn chặn khi còn chưa muộn trước việc cán người chết được những ông chủ hãng xe bus nào đó quy thành "chỉ tiêu", để cuộc sống mà ta đang phải sống thực sự có ý nghĩa nhân văn.

Nguồn:Lao Động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ôi, Sâu? Không!

    02/03/2016Đỗ Hoàng LinhCon người đã sáng tạo ra thế giới văn minh nhưng hãy coi chừng: chính cái văn minh ấy sẽ tận diệt cả nhân loại? Theo quy luật sinh tồn của tự nhiên và sự phát triển có chọn lọc thì dù nhan nhản nhưng sâu không có gì là ghê gớm lắm. Cây cối có sâu, trong đất có sâu, trên rau quả cũng có sâu và thậm chí giun sán còn ăn bám trong cơ thể chúng ta.
  • “Con thú tật nguyền”

    15/08/2019Nguyễn Hữu VinhCó ai đó chợt hỏi tôi "Con người hơn con vật ở cái gì?" Tôi đã chỉ ngay vào đầu. Người đó cười , Sao không đặt tay lên ngực nhỉ? Tôi bảo từ bé tôi được dạy vậy, coi cái trí khôn (ở trong đầu) giúp cho con người chiến thắng muôn loài, làm ra của cải vật chất... là quan trọng hơn cả. Vậy còn thứ kia, cái con tim ấy, nó làm gì?
  • Lý do kinh tế và di hại đạo đức

    01/12/2018Vương Trí NhànTrong sự bê bối về giáo dục hiện thời, ai cũng thấy là lỗi trước tiên thuộc về những người quản lý và hoạch định chính sách. Nhưng chẳng nhẽ những người lên bục giảng vô can chăng? Vậy thì lỗi của các thầy ở đâu? Tại sao không người trong cuộc nào lên tiếng?
  • Thái độ sống

    18/10/2018Nguyễn Tất ThịnhTôi gửi đến bạn đọc Ba Câu chuyện dưới đây tôi viết ra từ đáy lòng, bởi những gì tôi đã được chứng kiến, đã trải nghiệm. Những câu chuyện, tự nó đã là điều tôi hằng muốn chia sẻ với các Bạn…
  • Lương tâm là gì?

    05/04/2018Lương tâm, như từ này cho thấy, là sự ý thức. Nó là loại ý thức đặc trưng – ý thức đạo đức, một cảm thức nội tại về cái đúng và cái sai. Và nó là ý thức có sức mạnh bắt buộc. Chúng ta cảm thấy bị nó thúc ép. Nó ra lệnh cho chúng ta. Nếu chúng ta không vâng phục nó, chúng ta cảm thấy ăn năn hay lo sợ. ...
  • Người thiếu văn hóa sẽ ứng xử theo kiểu bản năng

    15/08/2017Văn hóa còi xe, hay rộng hơn là văn hóa ứng xử nói chung, là những thứ ăn vào tiềm thức, gốc rễ. Con người thiếu văn hóa, thì sẽ ứng xử theo kiểu bản năng, và gây cho người xung quanh những sự khó chịu không đáng có. (Tran Ngoc Trung)...
  • Từ bầy đàn đến cá nhân - Sự chuyển đổi hệ giá trị

    24/09/2015Phạm Bích SanSáng tạo bao giờ cũng là sáng tạo cá nhân, còn những hoạt động cộng đồng chỉ là sự tổ chức ra các điều kiện cho cá nhân sáng tạo...
  • Về sự hình thành nhân cách

    13/11/2014Cao Thu HằngTrên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố sinh học và nhân tố xã hội trong con người, bài viết lý giải sự hình thành nhân cách dưới tác động của môi trường xã hội và tính tích cực của mỗi cá nhân. Theo đó, nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hướng lớn đến sự hình thành nhân cách là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử - cụ thể mà cá nhân đó sống . Còn tính tích cực xã hội của mỗi cá nhân, một mặt, phụ thuộc nào nhu cầu và lợi ích của họ, mặt khác, phụ thuộc vào môi trường xã hội và khuynh hướng tiên bộ xã hội, như nền dân chủ. các quan hệ xã hội…
  • Về sự phát triển và cách sống của một Con Người

    25/02/2009Nguyễn Tất ThịnhTrong những slides dưới đây, tôi đã tổng kết sự quan sát, suy ngẫm của mình đối với Thiên Nhiên Cỏ Cây, và gắn nó với đời sống của một Con Người. Các bạn hãy thử thay đổi thói quen 'lướt web' mà từ tốn click xem slides, đọc và suy ngẫm cùng với tôi...
  • 3 chọi 3

    18/01/2009Nguyễn Thế Hoàng LinhSáng tạo, cái thiện, hòa bình thế giới là 3 khái niệm được con người SÁNG TẠO ra để tạo nên ý nghĩa cho thế giới này để cạnh tranh với 3 sự vô nghĩa lớn nhất trong hiện sinh của muôn loài: luẩn quẩn, dã man, tranh chấp liên miên bằng bạo lực...
  • Thế nào là con người có văn hóa

    05/10/2008Nguyễn Ân ThànhCon người có văn hóa luôn kết hợp hài hòa hai yếu tố căn bản gồm: Một - Hành vi ứng xử đúng mực, luôn nhã nhặn lịch thiệp, kính trên nhường dưới, biết tôn trọng thuần phong mỹ tục, cổ vũ cái tốt và đấu tranh chống cái xấu, có trách nhiệm công dân; Hai - Hành động thiết thực nhằm quảng bá lối sống đẹp, có tri thức cao nhưng phải biết khuếch tán giá trị tri thức với cộng đồng...
  • FPT vui quá đà hay lệch lạc về văn hóa?

    22/09/2008Thế HùngKhông chỉ múa khỏa thân phản cảm trên sân khấu, FPT còn xuyên tạc thơ Nhật ký trong tù, dung tục hóa nền nhạc Tiểu đoàn 307, Lên ngàn, Các cụ dân quân Thanh Hóa... Tiến sĩ Thế Hùng, Giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội, bức xúc: "Có phải do vui quá đà hay FPT tự cho mình là một “vương quốc” riêng về văn hóa, về thẩm mỹ?”.
  • Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay

    28/05/2007Nguyễn Thị Thanh HuyềnToàncầu hóalà một xu thế khách quan,có tácđộng mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tácđộng củanó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa dẫn đến nhiều nguycơ mà do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguycơ suy thoáiđạo đức, lối sống của con người Việt Nam...
  • Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường

    22/05/2007Nguyễn Thị KhoaĐạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.
  • Về sự suy giảm giá trị đạo đức hiện nay

    16/01/2007Đinh Hùng TuấnNhững năm gần đây, không ít giá trị đạo đức đã bị xói mòn, suy giảm nghiêm trọng. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, buôn lậu... có chiều hướng phát triển. Sự suy giảm giá trị đạo đức xã hội thực sự trở thành một trong những vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội ta hiện nay...
  • Tổng quan về đức hạnh

    30/11/2006Những đức tính chính là can đảm, hay dũng cảm, điều độ, công bằng, và thận trọng. Đây là những đức tính cấu tạo nên tính cách đạo đức của một người tốt. Dĩ nhiên, còn có nhiều đặc điểm tính cách đáng khao khát khác, như thân thiện, hòa nhã, khiêm tốn, và trung thực. Nhưng nếu một con người có những đức tính căn bản, anh ta có những nguồn gốc để từ đó tất cả những đức tính khác phát xuất....
  • Cái gốc vẫn là con người

    08/10/2006Dương Trung QuốcChưa khi nào dư luận xã hội lại sôi nổi với nỗi bức xúc trước các vụ việc liên quan đến việc làm của một số quan chức cao cấp. Một bộ trưởng du học bằng tiền dành cho con trẻ, vài quan chức tương đương "dĩ công vi tư" trong việc lo nơi ăn chốn ở cho mình...
  • xem toàn bộ