Văn hóa Việt thời… WTO: Trước tiên, hãy xã hội hóa cái đầu!

08:34 SA @ Thứ Năm - 23 Tháng Sáu, 2016

Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc. Thế nhưng để “i ra biển lớn” hay đặt chân vào “thế giới phẳng”, ta cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Và một trong những thách thức đó là xu hướng “nhất thể hóa” và “toàn cầu hóa” văn hóa… Thể thao & Văn hóa trao đổi với PGS, TS Lịch sử văn hóa Đỗ LaiThúy - nhà nghiên cứu lý luận phê bình (PhóTổng Biên tập Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, BộVHTT) về vấn đề này.

Văn hóa và hội nhập dường như đang trở thành một trong những chủ đề thời sự “nóng hổi” khi cả dân tộc “bơi ra biển lớn”, thưa ông…

Với tư cách cá nhân tôi ủng hộ việc Việt Nam gia nhập WTO. Đây là một bước tiến trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và là xu thế không thể cưỡng lại. Vì vậy, ta nên chủ động đón nhận theo hướng tích cực. Tất nhiên hội nhập kinh tế cũng gắn liền với hội nhập văn hóa. Tuy nhiên, cùng với xu thế toàn cầu hóa sẽ là xu hướng đa dạng hóa văn hóa. Những “lớp xốp” văn hóa sẽ dễ dàng bị hòa tan và trở nên giống nhau nhưng những gì là căn trước là cốt lõi thì sẽ được giữ lại. Vì phần căn cước, phần cốt lõi đó chính là cái riêng. Chỉ có cái riêng mới tạo nên cái độc đáo cho văn hóa tộc người.

Văn hóa Việt, tự bản chất là văn hóa mở. Nói cách khác, đó là nền văn hóa “không biết chối từ” mọi yếu tố nội sinh, ngoại sinh. Thế nhưng nó lại thiếu cái cốt lõi, nói một cách hình tượng thì nền văn hóa của chúng ta giống như một cái thân cây chuối (chứ không phải thân gỗ). Và cái thân chuối ấy được bện lại “bản sắc văn hóa thuần Việt”. Nhưng nói vậy không có nghĩa là ta không có “bản sắc”. “Bản sắc’ của ta chính là cách thức tổ chức, tiếp thu các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Chỉ có điều, hiện nay do căn tính tiểu nông, “quay lưng ra biển”,bế quan tỏa cảng suốt bao nhiêu thế kỷ vẫn tồn tại một cách âm ỉ, dai dẳng, thế nên cơ chế tiếp thu văn hóa của ta vừa hẹp hòi lại vừa manh mún, tùy tiện và thiếu tính hệ thống.

Nhìn vào tiến trình lịch sử, ta đã trải qua hai cuộc hội nhập văn hóa (cả tự nguyện lẫn cưỡng bức): thời trung đại - hội nhập văn hóa Hán và văn hóa Ấn. Thời cận đại - giao thoa với phương Tây. Còn bây giờ, thời hiện đại, ta gặp gỡ cả thế giới. Và vì thế càng cần đòi hỏi cơ chế tiếp thu bài bản hơn?

Để đối mặt với thử thách và có thể chủ động hội nhập, ta phải cải tiến cơ chế tiếp thu. Tức là phải tiếp thu có hệ thống, tiếp thu từ đầu đến đũa chứ không phải là tiếp thu quáng quàng, để rồi chỉ hớt lấy cái “bèo bọt”, cái lớp váng của thế giới.

Ý ông là để tiếp thu có hệ thống thì ta phải gạt bỏ căn tính tiếu nông, cùng thói đố kỵ, cào bằng “bốc thăm” hoặc “hạ gục” một cách cảm tính? Nói đâu xa, ngay trong môi trường nghệ thuật của ta, để xác định cho đúng cái gì là chân giá trị cũng không phải chuyện dễ!

Như một hệ quả tất yếu của giai đoạn “qúa độ”, sau cá cú “va đập” văn hóa, cái thước đo, các chuẩn mực giá trị bao giờ cũng bị đảo lộn, giá trị cũ trở nên lỗi thời, giá trị mới thì manh nha hình thành thậm chí chưa rõ hình hài. Trong âm nhạc thì ca khúc “nhái”, “lai” Tàu “lai” tây đủ cả. Trong mỹ thuật thì có sắp đặt, trình diễn. Trong văn học thì ta có đủ thứ lý thuyết TâyTảu được cho là “mới”. Thế nhưng ta mới chỉ “jpck đòi” thế giới theo kiểu người ta có gì thì mình cũng vậy trong khi văn hóa của ta lại yếu ớt, ốm yếu không có cái nền tảng, căn cốt vững chắc. Vì hễ thấy cần là ta “vay mượn” ngay chỉ cốt đáp ứng nhu cầu trước mắt. Nên rốt cuộc chỉ “vay mượn” được những cái hời hợt, bề ngoài… Chỉ khi nào tự thân ta nhận thức được và thay đổi những yếu tố nội sinh thì mới có thể tự tin hội nhập với thế giới, mà không lo sợ đánh mất mình. Hơn nữa, cũng đừng quá lo sợ trước sự đảo lộn và biến động mọi thang bậc giá trị. Nói một cách nôm na là có chợ thì sẽ có kẻ cắp nhưng không thể vì thế mà không họp chợ!

Còn để tạo nên những tác phẩm đích thực, những chân giá trị thì lại phụ thuộc rất nhiều vào năng lực sáng tạo của từng cá nhân.

Nhưng cái cá nhân sáng tạo ấy vẫn đang tồn tại trong “lũy tre làng’ ấy là tác nhân hạn chế tầm nhìn?

Tôi tin rằng những người sáng tạo nghệ thuật thực sự bao giờ cũng có xu hướng vượt ra khỏi cái truyền thống. Và đến một ngưỡng nào đó, con người cá nhân sẽ phát triển đến mức hài hòa với xã hội. Lúc ấy, sẽ không còn những bi kịch cá nhân theo kiểu “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi” nữa. Khi người cầm bút không phải đối mặt với những bi kịch nho nhỏ như thế, anh ta mới có thể thách thức với cả vũ trụ, với những tư tưởng, những vấn đề vĩ mô hơn. Thực lòng mà nói, những suy tư, băn khoăn dằn vặt tủn mủn, lắt nhắt của người viết ở ta, thế giới đã trải qua từ rất lâu rồi. Vì thế mới dẫn đến thực trạng “không hiểu nhau” giữa văn học của ta với văn học thế giới. Mà nguyên do của cái sự “không hiểu nhau” ấy là do không cùng một “kênh”, không cùng trình độ, hay nói thẳng ra là không ngang tầm. Hãy thử đọc những những cuốn được giải Nobel đi, phần lớn trong đó đều đặt vấn đề ở tầm cao hơn ta! Nói ra điều này có thể “động chạm” tự ái của nhiều văn nghệ sĩ. Nhưng, đó là sư thật… ta cần phải tự túm tóc “nhấc” mình lên…

Đúng vậy! tuy nhiên, còn một việc không kém quan trọng là phải đề ra được chính sách, chiến lược, sách lược văn hóa hợp lý trong bối cảnh toàn cầu hóa. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các nhà hoạch định…

Theo tôi, điều quan trọng đầu tiên là phải thay đổi cách tư duy. Hãy “xã hội hóa” cái đầu và học hỏi ở các nước láng giềng có điều kiện tương tự như ta…

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...