Cảm nhận về sự vụ pháp lý với sắc lệnh hạn chế nhập cư của Donald Trump

02:45 CH @ Chủ Nhật - 12 Tháng Hai, 2017

Những thông tin rất nhiều, bao nhiêu bình luận của các hãng truyền thông, các phản ứng khác nhau xung quanh sắc lệnh ' Hạn chế nhập cư trong vòng 90 ngày..' của TT D.Trump trong 10 ngày đầu tiên ở cương vị đứng đầu Hành pháp Mĩ..... ( xin không liệt kê , kể lại ). Mọi người đã theo dõi và cũng có những ý nghĩ .... Tôi viết đôi điều cảm nhận của mình

. Sự phân nhánh của 'Tam quyền phân lập' ở Mĩ ( Lập pháp / Hành pháp / Tư pháp ) là rất rõ ràng, độc lập nhằm kiểm soát quyền lực lẫn nhau, không để nhánh nào lạm quyền. Cùng dựa trên Hiến pháp thiêng liêng, thượng tôn hệ thống Luật pháp, bảo ve các giá trị Mĩ : tự do, bình đẳng, công bằng, nhân quyền.


Mô hình tổ chức nhà nước theo kiểu tam quyền phân lập của Mỹ - Ảnh: Reuters - Đồ họa: Tấn Đạt


. Nước Mĩ bên cạnh sức mạnh số Một,? vẫn là điểm đến của Thế giới về giao lưu, hội nhập, cơ hội với các tổ chức và cá nhân trên Toàn Cầu, vì thế mọi thay đổi, diễn biến, đặc biệt cách ứng xử của Hành pháp ( mà TT đứng đầu, ra các sắc lệnh ) luôn ảnh hưởng đến gần như tất cả. Nên thu hút sự quan tâm, phản ứng rộng khắp.

. Nước Mĩ luôn cố gắng phổ biến 'tiêu chuẩn Mĩ' muốn các Nước noi theo nhằm củng cố cương vị lãnh đạo Thế giới... nên các Nước cũng xăm soi kỹ , hay lên tiếng, bình luận, đòi hỏi.. về tiêu chuẩn đó, coi các hành xử của Mĩ như thực chứng , như vai trò, như hệ trọng với mọi điều khác mà Mĩ thể hiện.

. Chính trị , chính sách của các Nước vừa phải tính đến Mĩ như đối tác lớn, vừa muốn Mĩ mạnh, ổn định, vừa ngầm mong chờ Mĩ có vấn đề, thậm chí suy vi gì đó hòng 'chứng tỏ' tính 'có lý / phù hợp / cách khác...' của Nước họ, khiến nhân dân không nên 'thần tượng' Mĩ mà hãy hài lòng, chấp nhận sự tình đang diễn ra ở Nước họ.

. Các cực quyền còn lại của Thế giới như Nga, Trung Quốc.... luôn chờ đợi thời cơ Mĩ bị mất uy tín trong ngoài nước, sức mạnh Mĩ sụt giảm, rối loạn luật pháp, tan loãng giá trị Mĩ để họ vươn lên bá chủ thay thế, hoặc tung tác thiên hạ theo chiến lược của họ, lôi kéo sự đi theo, thu hut kỳ vọng của các Nước khác với họ.

. Tại Mĩ : tính phức tạp ngày càng tăng do đa sắc tộc, đa tôn giáo, do người dân mặc nhiên được hưởng các giá trị cao của con người, tự do thông tin và ngôn luận, Chính quyền buộc phải cư xử văn minh, càng vị thế cao càng phải chuẩn mực..... Chính thế cũng sinh ra những 'điều lố' : cực đoan / thái quá / lắm điều / ích kỷ trong đòi hỏi của các tầng lớp công dân.


Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành sắc lệnh hạn chế nhập cư hôm 27/1/2017

CHO NÊN TRONG CUỘC TRANH LUẬN NÀY, THẤY RẰNG:

. Các bên dùng pháp lý để bảo vệ pháp luật, nhưng không thật bảo vệ được uy tín và an ninh Nước Mĩ.

. Không có gi đạt 100% cả, nên cần có cơ chế đo, đánh giá để sắc lệnh nào được thực thi khi trên 50% ủng hộ.

. Nhánh Tư pháp phải không đảng phái, được giám định toàn xã hội rằng họ không thiên vị, chỉ được xử đúng luật pháp.

. Truyền thông phải rất khách quan, chuyên nghiệp, phi chính trị, kịp thời , chỉ vì sự thật : là rất quan trọng.

. Đòi tôn trọng mọi người , kể cả nhập cư bất hợp pháp , nhưng đã không tôn trọng thích đáng được với TT! Nhánh Tư pháp có thể 'hả hê' vì đã cầm chắc cán chuôi pháp luật, nhưng khi đẩy D.Trump - một TT- về phần người phải bị cầm cái 'lưỡi dao' pháp lý thì Nước Mĩ đã suy yếu một phần quan trọng !

Có vẻ thay: Mọi sự luôn có hai mặt mà cần xem xét cho đủ. Mọi sự khi đi quá giới hạn thì đã tự tổn hại . Mọi sự đểu có giá không cẩn thận là lỗ. Mọi sự đều có tính tự sinh tự diệt. Không gi tuyệt đối mọi sự chỉ cố tồn tại tương đối!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan