Vì sao bạn cần suy nghĩ trước khi chia sẻ?

05:47 CH @ Chủ Nhật - 08 Tháng Bảy, 2018

Hãy lưu ý một điều: Mạng xã hội là con người thứ hai của bạn. Một người lạ có thể đánh giá về bạn chỉ bằng việc lướt qua trang cá nhân và những gì bạn chia sẻ trên đó...

Ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ, chúng ta đang sống trong một xã hội chia sẻ. Đối với giới trẻ, sự chia sẻ trên mạng xã hội cũng như nhận những phản hồi về chia sẻ đó như một nhu cầu thường xuyên.

Những câu chuyện hàng ngày, những cảm xúc bất chợt, những bức ảnh hay video ấn tượng,…đều có thể trở thành nguồn cảm hứng.

Chúng ta đều biết rằng chia sẻ là tốt, tuy nhiên, nếu không thận trọng về cách chia sẻ, chúng ta có thể gây tổn thương cho người khác hoặc cho chính mình.

Đặc biệt, hãy cẩn thận khi chia sẻ những điều về bản thân mình với những người mà thậm chí bạn không biết là ai.

“Suy nghĩ trước khi chia sẻ” (Think Before You Share) là chương trình được Facebook thực hiện ở hàng chục nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thông qua đó, người sử dụng mạng xã hội sẽ được hướng dẫn làm thế nào để bảo vệ mình và bảo vệ những người khác khi chia sẻ hay bình luận, thậm chí nhấn một nút like trên mạng xã hội.

Dưới đây là những lý do vì sao bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ bất cứ điều gì:

Nguy cơ “nổi tiếng” ngoài dự đoán

Trước khi chia sẻ một bức ảnh hoặc clip lên mạng xã hội, hãy nghĩ xem bạn cảm thấy thế nào nếu những người lạ, gia đình bạn hoặc nhà tuyển dụng tương lai sẽ xem được nó.

Chỉ với một nút “Đăng”, hàng nghìn người có thể xem bức hình hoặc bài viết của bạn. Một bức ảnh hoặc một bài viết có thể phá hủy hình ảnh mà bạn xây dựng cho mình. Nếu như bạn có điều gì e ngại khi bức ảnh ấy “nổi tiếng”, hãy cân nhắc xem có nên chia sẻ nó hay không.

Đừng nên chia sẻ khi tâm lý bạn đang không ổn định

“Cả giận mất khôn”. Đừng nên chia sẻ điều gì khi tâm lí bạn đang không ở trạng thái ổn định như khi đang giận dữ, thất vọng hoặc phấn kích cực độ. Vì những khi đó, bạn có thể đang không đủ sáng suốt để xem xét việc chia sẻ đó có thể ảnh hưởng như thế nào.

Trước khi chia sẻ, hãy cân nhắc liệu những điều bạn chia sẻ sẽ được hiểu như thế nào:

  • Liệu ai đó có thể sử dụng nội dung này để gây tổn thương cho mình không?
  • Mình có buồn không nếu họ chia sẻ nội dung đó với người khác?
  • Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu mình chia sẻ nội dung này là gì? Ví dụ, những thông tin nào bạn tiết lộ cho “người lạ” khi liên tục check in các địa điểm mình đi qua trong một thời gian dài? Liệu kẻ xấu có thể dựa vào đó để phác họa nên lịch trình, tính cách, thói quen hoặc làm điều gì có hại đến bạn không?

Bạn đang xây dựng thương hiệu cho chính mình.

Với người trẻ, mạng xã hội là chia sẻ. Các nền tảng công nghệ được thiết kế để người dùng dễ dàng chia sẻ mọi thứ với bạn bè của mình, trên mọi thiết bị và hoàn cảnh, dù đó là suy nghĩ về một sự kiện trong đời, là bức hình đi du lịch, hoặc clip âm nhạc yêu thích nhất.

Tuy nhiên, hãy lưu ý một điều: Mạng xã hội là con người thứ hai của bạn. Một người lạ có thể đánh giá về bạn chỉ bằng việc lướt qua trang cá nhân và những gì bạn chia sẻ trên đó.

Do vậy, hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi như:

Đây có phải là điều mà mình muốn mọi người nhìn nhận về mình không?

Bức hình hoặc clip này nói gì về bạn, đặc biệt là những người chưa hề biết bạn là ai?

Sau này, khi tham gia vào thị trường lao động, những gì bạn thể hiện trên mạng xã hội có phải là điều mà bạn muốn nhà tuyển dụng tương lai hiểu về mình không? Nếu câu trả lời là không, hãy cân nhắc dừng chia sẻ. “Bạn” trong tương lai sẽ cảm ơn bạn hiện tại vì điều đó.

Vì thế, hãy đảm bảo bạn chia sẻ đúng nội dung, đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh. Với Facebook, bạn có thể kiểm tra cài đặt riêng tư tại https://www.facebook.com/privacyđể xem ai có quyền xem các bài đăng của bạn.

Trên mỗi bài đăng, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát từng đối tượng xem được bài viết để đảm bảo bài viết tiếp cận đúng đối tượng bạn muốn chia sẻ.

Luôn có cách giải quyết vấn đề nếu mọi chuyện đi quá xa

Trên Facebook, nếu như có những bài đăng với nội dung lạm dụng hoặc spam khiến bạn không thoải mái, Facebook có công cụ Báo cáo vấn đề xã hội với một số tin nhắn bạn có thể sử dụng. Với trẻ em, có thể nhờ cha mẹ, giáo viên hoặc bạn bè đáng tin cậy giúp xử lý vấn đề.

Nguồn:Infonet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • ​Không thể né tránh mạng xã hội

    09/08/2019Lê Quốc MinhTôi còn nhớ vụ rơi máy bay quân sự cách đây nhiều năm. Một tai nạn thảm khốc! Khi đó, mạng xã hội chưa phát triển như bây giờ nhưng thông tin râm ran khắp nơi, cho dù có chỉ đạo không đưa tin về vụ này.
  • Khi giới trẻ bị lệ thuộc vào mạng xã hội

    13/03/2018Tân KhoaGiới trẻ đang nghiện nặng việc sử dụng mạng xã hội và thậm chí sẵn sàng nhịn ăn, nhịn tiêu để mua được cho mình một chiếc điện thoại thông minh. Đây chính là vật bất ly thân với nhiều sinh viên và không ít người lo ngại là mạng xã hội đang khiến sinh viên không tập trung học hành...
  • Mạng xã hội lượng nhiều, chất ít

    02/04/2016Hải AnhSinh vội vã, sống vật vờ - các mạng xã hội Việt Nam đang loay hoay tồn tại, phát triển và nỗ lực tìm hướng đi riêng để thoát khỏi tình trạng ảm đạm, nhất là trước động thái cạnh tranh mạnh mẽ sắp tới đây của Yahoo! (nâng cấp dịch vụ Yahoo!360o)...
  • Mạng xã hội đang chôn vùi ký ức

    03/03/2016Sacha SeganCác dịch vụ mạng xã hội đang tách rời chúng ta bằng cách phân tán cuộc đời chúng ta thành những ngăn nhỏ. Năm tháng trôi qua, chúng ta sẽ hối tiếc khi cố gắng tìm tòi trong những chiếc hộp kỷ niệm ảo và thấy chúng không có ở đó...
  • Mạng xã hội - kết nối hay chia rẽ con người?

    19/07/2011Vương ĐỗNhững mạng xã hội như Twitter hay Facebook không giúp kết nối người ta với nhau – thay vào đó chúng cách ly con người với thế giới thực. Đây là lời cảnh báo mới nhất từ giới học giả về trào lưu sử dụng mạng xã hội hiện nay...
  • Sức mạnh đáng kinh ngạc của mạng xã hội

    22/12/2009Hoàng Giáp (lược dịch từ City-Journal)Trước khi mạng xã hội xuất hiện thì rất ít người trong số chúng ta từng muốn có một người bạn như vậy.
  • Mạng xã hội và công nghiệp quảng cáo

    03/07/2009Nguyễn TrungMarketing truyền thống cho rằng, cần phải bán cái thị trường cần, còn với mạng xã hội, lý thuyết được viết lại: bán cái mình có. Một đỉnh cao mới của marketing? Không ai dám chắc câu trả lời, nhưng có một thực tế là không phải quảng cáo sẽ được triển khai ra sao trong môi trường mạng xã hội, mà là mạng xã hội đang làm thay đổi phương thức quảng cáo như thế nào.
  • Các mạng xã hội ảo lý tưởng dành cho giới trẻ

    22/04/2009Phạm Thế Quang HuyGiới trẻ có lẽ không còn lạ lẫm gì với mạng xã hội ảo và tác động của nó đến xã hội thực tại. Tuy nhiên, trong khi các mạng xã hội ảo ngày càng phát triển, nhiều sinh viên lại không biết cách khai thác nguồn tài nguyên thông tin từ các mạng xã hội này.
  • Mạng xã hội ảo My.BarackObama vẫn tiếp tục hoạt động sau bầu cử

    11/11/2008Hoàng Dũng - (Computerworld)Website mạng xã hội ảo My.BarackObama.com sẽ vẫn được duy trì hoạt động bình thường tiếp tục đóng vai trò như là một kênh hợp tác hiệu quả giữa những người ủng hộ ông Barack Obama.
  • Ai sẽ cứu những mạng xã hội tiên phong?

    26/10/2008Nguyễn Ngọc PhươngĐại đa số mạng xã hội mở rộng hệ thống để thu hút người dùng nói chung, nhưng những người này, những tính năng đó có bao nhiêu phần trăm đóng góp vào lợi nhuận của hệ thống thì mù mờ hơn cả đỉnh núi Pan xi phăng, nơi mây vờn núi, mây bay ngang trời...
  • Tìm hiểu chiến lược của các mạng xã hội ảo

    13/09/2008Hàm ý của câu chuyện này có lẽ ai cũng nhận ra, đó là sự tự do bày tỏ quan điểm trên mạng Internet đã giúp xóa đi những khác biệt văn hóa. Nhưng có một hàm ý khác, đó là Facebook đang được sử dụng ở Lebanon. Trên thực tế, Facebook đang phát triển rất nhanh chóng ở nhiều khu vực...
  • Mạng xã hội Việt Nam

    15/07/2008Ngọc AnhRa đời giữa lúc các mạng xã hội nước ngoài đang chiếm lĩnh thị phần, các mạng xã hội Việt Nam (MXHVN) phải tạo dựng cho mình một hướng đi, một phong cách riêng nếu muốn thu hút ngày càng nhiều thành viên...
  • xem toàn bộ