Vũ Trụ, Thượng Đế và thuyết Lượng tử

04:51 CH @ Thứ Ba - 16 Tháng Hai, 2016

Cả ba danh từ trên đều là siêu khái niệm với bất cứ đầu óc nào…đương nhiên một bài viết ngắn thì không để lý giải chính những khái niệm đó mà là dựa vào những tinh hoa tri thức con người đã có và thừa nhận để viết tiếp một nội dung khác….Nhưng qua đó mới rõ là Nhân sinh quan của con người phát triển đến đâu tùy vào trình độ tri thức về Vũ trụ học. Có những kết luận nói một câu có vẻ xong, một quan điểm sống phát ra có vẻ dễ….nhưng phải bằng rất nhiều hành trình tri thức mới ngộ được. Tiên đoán đúng điều sẽ đến là bởi lý giải được những điều đã qua !

Nhiều nhà khoa học vĩ đại có mong muốn tìm ra Một Quy luật thống nhất vĩ đại của Tạo Hóa…..từ đó sản sinh ra Vũ Trụ này. Trong số đó có Anbert Einstein….ông nỗ lực khi cuối đời để đi tìm công thức mô tả được sự thống nhất đó, thể hiện cách hợp lại của các ‘Trường’ ( hấp dẫn, ánh sáng, điện từ…)
Nhưng ngay cả khi có tìm được sự thống nhất về 3 Trường vật lý đó đi chăng nữa thì còn một ‘Trường’ nữa thuộc về Con Người là ‘Tâm Trường’ ( thể hiện ở cảm xạ, tiên liệu, linh tính, điềm báo…), không biết sẽ mô tả bằng công thức toán học ra sao…..vì bản thân Con Người chỉ là một hiện tượng vô cùng nhỏ nhoi và cá biệt được tạo ra trong Vũ Trụ cực kỳ vĩ đại này…

Hegen ( nhà triết học vĩ đại Đức ) nói : cái, điều gì không có ý nghĩa phổ quát, không tìm được sự phổ quát chỉ là cái lô bịch, không có giá trị nhận thức ! Khi đang học đại học, tôi thích vô cùng câu đầy tính triết học và thực tiễn này . Bây giờ nghĩ lại ….một thực tế ‘phổ quát’ hiển nhiên là luôn tồn tại các cá biệt trong một hiện tượng ‘phổ quát’ tổng thể là nhìn qua chúng có vẻ giống nhau để có thể quy được về một công thức hay sự khái quát chung.

Bản thân Vũ Trụ mà trong diễn tiến luôn tồn tại 5 Sự ( Ngẫu nhiên / Bất định / Tương xạ / Phân biến / chuyển hóa ), trong đó muôn SVHT sinh thành, chuyển dịch… Sự thụ thai nên một con người và cách biểu hiện sống của họ thể hiện đầy đủ 5 điều nói trên….cho dù nhìn qua 7 tỉ người có rất nhiều điều được xem là giống nhau, nhưng thực ra soi vào từng điều ở mỗi người lại đều khác nhau …Điều đó có căn nguyên có thể giải thích được bởi thuyết ‘lượng tử’.

Các nhà bác học hình dung về việc ‘lượng tử hóa’ được thời gian ( chứ không liên tục như ta tưởng ) thì có nghĩa là có giãn cách giữa 2 lượng tử thời gian đó, cho dù là cực cực nhỏ đi nữa….thì cũng là một ‘giãn cách’ nhưng không thể đo được, ở giãn cách đó là gì, chịu ! Điều gì xảy ra, chịu ! Vì ở đó có thời gian / không gian gì đâu mà đo !? Vì thời gian/ không gian/ vật chất / năng lượng gắn chặt với nhau nên giãn cách đó là hư vô, thế mà lại tồn tại !!! Nghịch lý đó thật đau đầu nhưng thú vị cùng cực…Nghĩ ra khái niệm và cố gắng thực chứng ‘tính lượng tử’ cũng chỉ là để giúp con người thuận tiện việc đo , hình dung, lý giải những gì quan sát được mà thôi…

Một vòng tròn hiện hữu xác định, với đường kính rất xác định, nhưng số Pi lại là số vô tỉ, không thể xác định được con số cuối cùng với nó. Độ chính xác của các dụng cụ và phương thức đó càng cao thì những con số sau dấu phẩy của Pi càng dài mà thôi. Giả dụ đi đến được con số cuối cùng như vậy sau dấu phẩy ( bé li ti ), đó sẽ như là kích thước cuối cùng - chính là khái niệm về ‘lượng tử’ vậy. Hạt Photon trong tia sáng là ví dụ. Ở kích thước đó không tồn tại quy luật số học nữa ( nghĩa là không có chuyện 2 Photon + 3 Photon = 5 nữa ) ! Chỉ có sự chuyển hóa ! Mở rộng Vũ trụ là một khối hình cầu, tính khó xác định được kích thước cuối cùng của nó cũng giống như số Pi vậy.
‘Lượng tử’ chính là gianh giới cuối cùng và gây ra các sai số, là nguyên nhân của việc không có dấu (=) ! Càng sai số nếu dụng cụ và phép đo không đạt đến mức ‘lượng tử’. Chưa kể chính khái niệm này là một ‘giới hạn tuyệt đối về nhận thức’ gây ra nghịch lý như viết ở trên ! Vì số Pi vô tỉ như trên nhân lên với đường kính của Vũ Trụ ( giả dụ là có một con số xác định ) thì kết quả cũng luôn luôn là không xác định ! Cho dù ta nhìn được hiển nhiên một vòng tròn, hình cầu nhỏ kia quay bằng compa là xác định ( mà thực ra đã chứa trong đó điều không thể xác định là số Pi ). Thượng Đế và các bí mật của Ngài nằm ở trong sự không thể xác định đó - ở đó diễn ra Sự Ngẫu Nhiên làm nên sai số nhưng tạo nên sự khác biệt, và các cá biệt ! Cho nên : Không thể tìm được sự tuyệt đối, cũng như không thể trả lời Thượng Đế là gì, từ đâu ra…Ngài định làm gì…Cho nên Kinh Thánh mới viết : Thượng Đế hiện hữu ở muôn nơi trong Vũ Trụ, từ vi mô đến Vĩ mô ( chính là ở những li ti đó trải đầy trong Vũ Trụ ). Nhưng chính ở mức dưới ‘lượng tử’ là quyền lực và trò chơi của Thượng Đế.

Quay trở lại về khái niệm thống nhất ! Rõ ràng đó là ý tưởng vĩ đại nhất của con người có trí tuệ. Tuy nhiên do không thể biết được điều gi, quy luật nào ở giãn cách - bên trong giữa hai ‘lượng tử’ của không gian / thời gian là gì nên bản thân điều đó là giới hạn tuyệt đối để không thể có được sự ‘thống nhất’ đó. Nhưng chắc chắn một điều rằng : trong giãn cách vô cùng liti đó là ‘sự khác biệt’ tạo nên muôn vàn ‘cá biệt’ theo ý Thượng Đế, làm nên muôn vàn muôn vẻ của SVHT, cho dù nhìn ở kích cỡ lớn hơn ‘lượng tử’ con người có vẻ như phát hiện ra các quy luật riêng lẻ và cố thống nhất SVHT bởi công thức hóa sự miêu tả. Sự khác biệt đó có thể nói đó là Một Sự khởi nguồn cực vô hình, là Sự Ngẫu nhiên ! Thế mới thấy kinh ngạc khi Kinh Thánh viết : Thượng Đế chơi trò xúc sắc ! Và bản thân việc Thượng Đế có chơi trò đó vào không gian / thời gian nào cũng ngẫu nhiên !

Cho nên định kiến mang tính trí tuệ vĩ đại của Con người chính là dấu (=) do con người tạo ra để mô tả bằng công thức, sự tính toán của họ đối với diễn biến của các SVHT với các quy luật mà con người quan sát, kiểm nghiệm được với trí tuệ ( dù thế nào cũng hữu hạn ) của mình. Thực ra, với tất thảy, trong mọi sự chỉ là dấu (≈) mà thôi ! Thế giới có muôn hiện tượng, ví dụ trong đó có quả táo rơi , chứ không có dấu (=) như công thức vạn vật hấp dẫn của Newton ( vì có vạn vật tác động lực hấp dẫn lên một vật khác ) ! Và cái gọi là ‘hằng số’ trong các công thức chỉ là điều bất biến trong hữu hạn do ta không đo lường được sự khác biệt, thậm chí chỉ là giả định để coi hằng số là phổ biến trong nhiều trường hợp quan sát mà thôi ( còn có ngoại lệ và các cá biệt nữa, ví như hình thành Trái Đất ) . Bản thân dấu (=) là tiến bộ về tư duy, nhưng là cản trở tiệm cận tới cách hiểu hợp nhất có thể có của Vũ Trụ ! Hơn nữa các trạng thái của SVHT không bao giờ đứng yên mà trôi và chuyển hóa chuyển dịch theo dòng thời gian liên tục, nên khi bạn nhìn vào đồng hồ thấy kim chỉ số 5 thì thực sự nó đã sáng 5+ rồi…chả có thiết bị nào đo chi li tuyệt đối được….nên khi tôi nhìn đồng hồ nói với bạn là 5 giờ thì bạn công nhận đi. Một người đi bộ dọc lối đi trên máy bay đang bay, anh ta đo vận tốc quả bóng tennis tung trên tay tính ra kết quả (=) con số này, nhưng vẫn hiện tượng đó khi được đo bởi người khác đang đứng trên mặt đất quan sát lại có (=) con số khác !

Nên thú vị và tràn đầy kính phục trí tuệ của Hawkin ( nhà vật lý Vũ Trụ khuyết tật người Anh ) viết : Vũ Trụ đa dạng, không nhất thể, không có toàn thể… chuyển dịch và biến đổi không ngừng…
Tôi cảm nhận sâu sắc rằng : Vũ Trụ dù có thế nào thì sự chuyển hóa là đa chiều khởi vô ngã( giống như bó củi cháy nó sinh tro và nhiệt, và không thể gom lại tro và nhiệt để làm lại bó củi đó như ban đầu được ). Ta sinh ra bởi sự ngẫu nhiên trên Trái Đất này ( chính Thượng Đế cũng vì chơi xúc sắc mà có khi chính Ngài không ý thức là sinh ra ta! ). Nhưng khi đã được sinh ra rồi thì ta sống phải chuyển hóa, đừng cố căn ke, so đo, tính đếm, đẩy điều này điều nọ đi quá xa, đừng dằn vặt quá khi có điều gì đó chưa hay đã xảy ra với mình, đừng nuối tiếc quá khứ…không hơn được ‘Lượng tử’, không làm chính xác hơn số Pi, không quay lại được ‘ngày xưa’ và mai này cũng không có ‘ta thứ hai’ đâu. Người ta nói đến siêu thoát hay đầu thai thì cũng chỉ là một cách tâm lý mà thôi ( cận tâm linh )…xin cứ thoải mái tự do tư tưởng….Nhưng không thể có hai phiên bản hoàn toàn như nhau dù bất cứ thời điểm nào, quả bóng đã lăn trên sân, không bao giờ nó lặp lại một ví trí nào đó nó đã từng….cho dù giông giống thế thì rất nhiều…. ( thuyết Ngẫu nhiên : một SVHT được sinh ra hay không đều là ngẫu nhiên bởi ‘sự khác biệt’ của Thượng Đế trong trò chơi xúc sắc của Ngài, mà tạo nên sự cá biệt của SVHT. Khi được sinh ra rồi, bản thân SVHT đó luôn có khả năng này hoặc thế khác. Đồng thời không thể có SVHT thứ hai giống hoàn toàn nó dù ở bât kỳ thời điểm và vị trí nào…).

Người làm vườn lấy hạt bông Hướng Dương trồng nên những bông mới – đó là sự nhân bản…chứ không phải là ‘siêu thoát hay đầu thai’ lại của bông hoa Hướng Dương. Khuếch đại người làm vườn đó lên như Thượng Đế, chúng ta là hoa Hướng Dương đi…Những hạt đó vừa được chọn có chủ ý, vừa ngẫu nhiên…( trên cơ sở ta là hữu ích, đáng được người làm vườn có ý muốn gieo trồng tiếp ), rồi có nhiều yếu tố bất định khác nữa….để sinh ra hoa Hướng Dương mới…có vẻ giống Bố mẹ của nó…nhưng đó là cây hoa khác….Và có thể có nhiều người làm vườn như thế….Ông ( A) trao đổi qua ông (B) ít hạt Hướng Dương…may quá…ta trong số đó, được reo trồng lại, trong khi những hạt còn lại (A) giữ vì sự cố nhà cháy nêu thiêu rụi hết cả….

Với ví dụ về cây Hướng Dương như thế, thì tôi đã muốn nói : sự sinh thành của một sự sống bao gồm cả Nhân Quả ( có giá trị được / hoặc phải gieo trồng lại ) và gồm Sự Ngẫu nhiên nữa!

Còn nhân quả về hành vi, thì trong đời sống hàng ngày ta vẫn hằng thấy...rất nhiều ví dụ....Chịu sự tác động của 5 Quy luật gốc mà con người đã nhận ra ( Bảo toàn VC và NL / mâu thuẫn giữa các mặt đối lập / phủ định của phủ định / lượng đổi chất đổi --> Nhân Quả...). Trong đó yếu tố 'Lượng tử' là điều tại nên sự khác biệt và các cá thể. Giãn cách giữa các 'Lượng tử' lại là chuyện của Thượng Đế...

Bài sau :Sự chuyển hóa của Vũ Trụ là đa chiều, thời gian là vô hướng....Nên trong đó sự ra đời và sự sống của cây Hoa Hướng Dương là hội tụ của nhiều 'Lịch sử' trong nó....Giống như chúng ta có nhiều 'lịch sử' trong quá khứ làm nên chúng ta....chứ không phải chỉ có Một Lịch Sử duy nhất ! Thật kỳ ảo !!!
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hư Vô: Một tên gọi khác của Thượng Đế?

    07/08/2017Nguyễn Hoài VânPhần lớn những người Tây phương bắt đầu tiếp cận một cách phiến diện với Phật Giáo đều ngạc nhiên trước sự kiện mục tiêu tối thượng của dòng tâm linh này không phải là Thượng Đế mà là ... « Niết Bàn tịch diệt », được họ hiểu là ... Hư Vô !
  • Hành trình tìm Minh triết - Thượng Đế hằng sống và "lập trình" thế gian

    16/09/2015Ngô Sỹ ThuyếtNhà nghiên cứu Ngô Sỹ Thuyết: “Thượng Đế tồn tại và Ngài là Nhà lập trình vĩ đại nhất, vũ trụ là công trình sáng tạo vĩ đại của Ngài, là đồ án được Ngài thiết kế và triển khai, giám sát một cách hoàn toàn tự động bằng phần mềm “Chương trình Tạo hoá”...
  • Sự hợp lý của Thượng Đế

    11/11/2014Thử nghĩ mà xem, Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý, nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài...
  • Vật lý lượng tử chứng minh được "cõi âm" tồn tại?

    18/11/2013Tuấn Anh (Theo Daily Mail)Hầu hết các nhà khoa học có thể cho rằng, khái niệm "thế giới bên kia" hoặc vô nghĩa hoặc không thể chứng minh được. Tuy nhiên, một chuyên gia tuyên bố đang có trong tay bằng chứng vật lý lượng tử xác thực sự tồn tại của "cõi âm"...
  • Nếu bạn muốn “thử” tìm hiểu về lượng tử…

    10/08/2009Hoàng Thư… thì bạn nên bắt đầu với cuốn Thế giới lượng tử kỳ bí như con đường dễ đi nhất để trả lời những câu hỏi như: vật chất là gì? tại sao nói ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt? Bạn đừng sợ, bởi những khái niệm “khủng khiếp” đó đều đã được giải thích trong cuốn sách best-seller này, với tác giả là một cô gái chưa tốt nghiệp phổ thông.
  • Tôi chọn cả Thượng đế và khoa học

    27/04/2009Đỗ Kiên CườngTrong tác phẩm Thượng đế và Khoa học, Jean Guitton - học trò của Bergson và là một trong những nhà triết học Cơ đốc giáo nổi tiếng nhất hiện nay, theo đánh giá của NXB Grasset (Pans) - cùng hai anh em tiến sĩ vật lý Igor (thiên văn) và Grichka Bogdanov (lý thuyết) đã dùng vật lý hiện đại để chứng minh cho sự tồn tại của Thượng đế (năm 2001, NXB Đà Nẵng ấn hành tác phẩm này qua bản dịch của Lê Diễn).
  • Thuyết Tương Đối & Thuyết Lượng Tử

    24/01/2006Việc cho ra đời thuyết "tương đối" và thuyết "lượng tử" đã ghi tên Albert Einstein vào danh sách những nhà bác học, khoa học hàng đầu thế kỉ và tạo nên 1 cuộc cách mạng trong khoa học và nó vẫn được áp dụng rộng rãi cho tới tận ngày nay sau gần 100 năm ra đời...
  • Về cuốn sách Lượng tử và Hoa sen

    18/08/2005Tác phẩm viết chung với Matthieu Ricard, mà báo chí Pháp gọi đây là cuộc đối thoại giữa một nhà khoa học trở thành Phật tử (tức tiến sĩ sinh học Matthieu Ricard) và một phật tử trở thành nhà khoa học (Trịnh Xuân Thuận). Tác phẩm này xuất bản ở Pháp (NXB Nil-Fayard 2000) và ngay lập tức nó được dịch ra 12 thứ tiếng. Bản dịch ở Hoa Kỳ có tên là Lượng tử và hoa sen. Nếu bạn cầm cuốn này trên tay, bạn không thể bỏ xuống được, bởi đó là cuộc đối thoại rất lý thú xung quanh các vấn đề của vũ trụ, sự sống, ý thức hệ... xen lẫn với các triết thuyết nhà Phật...
  • “(Thượng Đế) đã ban cho tôi sách vở cùng lúc với bóng tối.”

    03/08/2005Lâm Văn SangGiữa thời đại cách mạng tin học, trong chúng ta không ít người, chưa (không) mù, đứng giữa khối lượng khổng lồ của các nguồn thông tin, tài liệu, sách vở... như một người mù. Không như Borges, họ không than thở gì cả. Cũng giữa thời đại cách mạng tin học, một số người khác đã thật sự than thở. Họ không còn có đủ thì giờ để đọc.

  • Chứng cứ về sự hiện hữu của Thượng đế

    23/08/2005Tôi thấy dường như tôn giáo và triết học có thể hòa giải được nếu như có chứng cứ về sự hiện hữu của Thượng Đế được hai bên thừa nhận. Các triết gia vĩ đại trong truyền thống của chúng ta có đạt tới đồng thuận về sự hiện hữu của Thượng Đế không?...
  • xem toàn bộ