Vua sáng tôi hiền

06:12 CH @ Thứ Ba - 26 Tháng Chín, 2017

Lý tưởng không thể chối cãi xưa ở xứ Đông là mơ có vua sáng, tôi hiền. Có vua sáng, tôi hiền thì mọi chuyện hanh thông, “đêm ngủ không phải đóng cửa, ngoài đường không ai nhặt của rơi”. Chuyện này sách xưa nói mãi rồi.


Vấn đề là để hội tụ được vua sáng tôi hiền thì không phải là dễ.

Có được vua sáng đã là rất khó.

Thứ nhất là vua đệ nhị trở đi thì được chọn bởi vua bố, chính thức thì là vậy. Lẽ thường ra thì để có vua sáng được chọn thì vua bố đã phải là sáng, thì mới chọn nhau. Nếu tất cả các vua bố đều sáng, lại chọn được vua con cũng sáng thì hết chuyện, ta có hằng số vua sáng, khỏi phải đề việc này ra thành lý tưởng.

Nhưng ngay vua bố có sáng thì cũng không chắc gì vua con đã sáng. Cũng phải cầu may, khó lắm đấy nha.

Cực hiếm, có khi vua bố không sáng mà vua lại con sáng. Càng phải cầu may, khó lắm đấy nha.

Cứ theo lẽ thuận đi, vua bố sáng đẻ ra một lô con, rồi vua bố sáng chọn ra vua con sáng trong số đó (nếu có !). Vậy thì may ra phải có vua đầu tiên của một triều đại là sáng, tuy nhiên vua này cũng có thể tối. Mà thường vua đầu tiên thì vất vả lắm, đánh nhau chí chết mới giành được vương quyền, có được vương quyền thì cũng luống tuổi rồi, lại còn phải yên được vương quyền lúc đầu thường chưa ổn. Dân thì còn vất vả khổ sở hơn, vì thường phải qua cuộc binh đao, chết chóc, thương tật, mất mát, trộm cướp hoành hành, lề luật xã hội tan nát. Tóm lại cũng chưa đi đến đâu cái triều đầu tiên.

Gian truân là thế để có vua sáng.

Bây giờ nói tôi hiền.

Về mặt toán học, có vua sáng đã khó, tôi hiền đông đúc thế, cạnh tranh nhau kìn kịt thế, khó hơn vạn lần. Không biết có tồn tại thật không, liệu được bao lâu?

Cuối cùng tập hợp tôi hiền lại phải hình thành trùng vào thời điểm vua sáng xuất hiện, lại thêm một khó khăn mới.

Đây là chưa nói giả dụ vua sáng tôi hiền gặp nhau thật, đời người mong manh, lòng người còn mong manh hơn, lại còn tụ được nhau, liệu được bao lâu?

Thôi thì ngay cả khi có vua sáng tôi hiền bằng cách nào đó, đã chắc mấy bác này được việc?
Cho nốt mấy bác này được việc, liệu dân đã sáng với hiền chưa? Không thì cũng chẳng dùng được nhau.

Chấp nốt vua sáng, tôi hiền, dân sáng hiền, ấy vậy mà cũng chưa có gì bảo đảm mọi chuyện sẽ suôn sẻ đâu nhé!
¨¨¨¨
Nếu các bạn tin vào lý tính, Cụ Hinh nói rằng về trung bình vua tôi thời nào cũng ang áng như vậy cả thôi, vì đây chính là hiện tượng trung bình trong xã hội.

Sở dĩ có lúc hanh thông hơn, lúc bi đát hơn, chủ yếu là do hoàn cảnh nào. Họa chiến tranh, thiên tai, bệnh dịch… Còn lại thì: người ta xử nhau theo đối nhân xử thế xứ Đông, có gì khác được đâu.

Người dân xưa thì vô vọng rồi, chỉ mong chờ vua sáng tôi hiền. Còn hơn trong lòng không biết mong chờ gì.

Phu sĩ cũng mỏi mắt mong chờ vua sáng tôi hiền, rồi tự mình hóa thành nhà dâng sớ chuyên nghiệp. Thế mới lạ!
¨¨¨¨
Câu chuyện lẽ ra phải hoàn toàn khác. Là rủ nhau xây nền tảng một đời sống mới. Lâu lắm, nhưng chả có cách nào khác cho bền vững.

Trong nhà, trong bạn bè, trong làng xóm, trong hội hè, trong doanh nghiệp… phải cùng nhau xây dần nên các quy tắc đời sống mạnh mẽ hơn lòng trông ngóng và sự tôn sùng đối nhân xử thế.

Để đến một ngày ta cũng quên mất là vua sáng hay không sáng, tôi hiền hay không hiền, mọi chuyện dần dà tự chạy theo cái đồng thuận đã được chuyển ra ngoài có bảo đảm rồi, đã thành linh hồn của các quá trình của đời sống.

Sáng với hiền, có vậy thôi.

Nguồn:Tia Sáng
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trung Quốc: 6 biến đổi tâm lý của quan tham

    02/09/2016Anh Quyên (theo Mạng Nhân Dân Trung Hoa)Nguyên nhân của tham nhũng hóa ra lại chính là sự biến đổi về tâm lý của những quan chức khi đạt được "quyền cao chức trọng". Có tới 6 biến đổi tâm lý tạo ra chướng ngại lớn trên con đường phòng và chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc.
  • Tản mạn về chữ Tâm và chữ Tầm

    19/04/2016Nguyên CẩnNgười làm lãnh đạo luôn phải là người “vui sau thiên hạ, lo trước thiên hạ” và đặt suy nghĩ của mình về phía đa số, phía quần chúng, những người tín nhiệm mình. Thế nên chúng ta không khỏi băn khoăn khi có những quyết sách đưa ra hình như không dựa trên lợi ích của người dân, nhất là những người nghèo...
  • Dọn rác đạo đức - Spa lương tâm

    04/03/2016Thu NguyệtTa luôn chú ý làm đẹp hình thức bên ngoài mà không quan tâm đến chuyện làm đẹp cho lương tâm mình. Một vài động tác tự “chăm sóc” nhỏ thôi như thế nhưng cũng sẽ giúp mình như đi spa cho lương tâm vậy.
  • Sự khác biệt mới làm giàu có tâm hồn

    16/10/2015Hà Anh (thực hiện)“Người đọc có tìm những “khác biệt” để đọc hay còn có những yếu tố khác nữa? Người kinh doanh có quan tâm đến giá trị tinh thần khi lựa chọn “kinh doanh” tác phẩm văn học? Điều gì tạo nên giá trị của tác phẩm văn học Việt Nam?”- đó là những nội dung nhỏ trong buổi trao đổi giữa phóng viên báo điện tử Tổ Quốc với nhà văn Ngô Tự Lập, một nhà văn tiếp xúc nhiều với văn học nước ngoài...
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Gõ cửa nền kinh tế duy tâm

    07/07/2015Ngô Tự LậpNăm 1997, khi cơn bão tài chính làm rung chuyển hàng loạt những nền kinh tế Đông Á từng được coi là hình mẫu "thần kỳ" của sự phát triển, người ta đua nhau lên án liên minh mờ ám giữa quyền lực chính trị và quyền lực tài chính. Thế rồi, trong khi các nhà lãnh đạo của các quốc gia lâm nạn giảm bớt volume về cái gọi là "giá trị châu Á" để kết tội các nhà đầu cơ tài chính và toàn cầu hoá, thì ở phương Tây người ta lại tăng âm lượng về các giá trị dân chủ.
  • Tham nhũng dưới góc nhìn tâm lý xã hội

    24/10/2014Nguyễn Đăng TấnTham nhũng, là biểu hiện nguy hiểm nhất của sự tha hoá quyền lực, sự thoái hoá, biến chất của công chức đó là “quốc nạn” của cả dân tộc. Đã hàng chục năm nay nhiều biện pháp đã được vạch ra, nhiều cơ quan đã được thành lập để phòng và chống tham nhũng...
  • Nhân tâm và tâm bão

    05/10/2009Hiệu MinhCơn bão số 9 đã qua đi với di hại nặng nề. Nhìn vào việc sơ tán mấy trăm ngàn dân vào nơi an toàn ở vùng bão đi qua chứng tỏ đất nước chống bão lụt rất chuyên nghiệp. Những người bạn quốc tế tôi gặp đều khâm phục cách chung sống với thiên tai của ta. Có thiếu tá hy sinh khi đi cứu trợ. Bao nhiêu người đã tận tụy đến nơi rốn lũ, khi đêm bão về. Những bài báo về bão lũ được đọc nhiều nhất.
  • Sức mạnh của toàn tâm toàn ý

    29/09/2009Jim Loehr - Tony SchwartzNgày nay, cuộc sống quá sức bận rộn, công việc quá tải, thiếu thốn về mặt trao đổi tình cảm dẫn con người đi đến suy giảm nghiêm trọng khả năng làm việc sau những nỗ lực quá sức, và sự chán chường cũng như nỗi thất vọng, cô đơn, bực bội với bản thân và người khác, đến mức chính mình không nhận ra con người hiện tại này là mình nữa. Nếu lâm vào tình trạng như vậy, hãy dừng lại, tự hỏi bản thân mình, đâu là điều quan trọng nhất với bạn?
  • Học giả Nguyễn Văn Vĩnh: Ta tắm ao ta

    21/08/2009Hoàng NguyênHiếm có người tự cầm tóc mình nâng mình lên cao hơn thời đại mà mình đã sống. Nguyễn Văn Vĩnh cũng nằm trong thói thông thường này. Có điều, những việc mà ông đã làm được vì dân, vì nước, dẫu không phải lúc nào cũng "mười phân vẹn mười" nhưng rất đáng trân trọng. Ông đã tạo được những cú hích để thúc đẩy thời đại của mình tiến lên, hướng tới văn minh nhân loại mà vẫn giữ vững cốt cách nước Nam "ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn".
  • Cây đời Tâm linh

    14/06/2009Nguyễn Tất ThịnhVận là cơ hội quan trọng có thể gặp được trong khoảng thời gian ngắn, từ đó kích thích, thúc đẩy những thay đổi, những mưu cầu lớn. Chớp được nếu có Nhân Sinh Quan tốt...
    ...
  • xem toàn bộ