Thói hư tật xấu của người Việt: Mong yên lành, hóa ra bảo thủ; Không hình thành dư luận sáng suốt

09:22 CH @ Thứ Tư - 04 Tháng Mười Một, 2015

Mong tìm yên lành, hóa ra bảo thủ
(Quốc dân độc bản, tài liệu do Đông Kinh Nghĩa thục soạn năm 1907)

Trải qua các đời, dân ta chịu sự cai trị của vua quan, không có thể dùng tâm và mưu cho nước, nước tự nó sống còn. Trên có vua hiền tướng giỏi thì tạm thời yên ổn. Bất hạnh là không có vua hiền tướng giỏi thì cả nước loạn ly, nhân dân lầm than. Từ xưa đến nay, sở dĩ có ít ngày được bình trị(1), mà có lắm cuộc loạn ly, nguyên nhân là ở đó.

Dân nước ta có ưu điểm là an phận, thành thực, nhẫn nại. Không biết lợi dụng những ưu điểm ấy thì sẽ sinh ra ba cái tệ. Một là bảo thủ mà không biết tiến thủ. Hai là dựa vào người mà không biết tự lập. Ba là yên thân mình nhà mình, mà không biết ái quần ái quốc. Không trừ ba cái tệ đó thì dù có vua hiền tướng giỏi cũng chỉ bình trị nhất thời mà thôi, sao có thể chống chọi với các nước lớn được. Ngày nay phải nghĩ đến tự cường thì ngày sau mới tự cường được.

(1)xã tắc trong cảnh thái bình, có trên cô dưới, trật tự kỷ cương đâu vào đấy.


Từ chối mọi cuộc cải cách
(Nguyễn Văn Huyên vấn đề nông dân Việt Nam ở Bắc Kỳ năm 1939)

Tầng lớp trên ở nông thôn, các kỳ mục(1)trong làng, phản đối mọi cuộc cải cách thực sự và sâu sắc. Đây là những người đã trả giá trong hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm để củng cố địa vị xã hội của mình. Họ đã ở tuổi có thể bình thản ngồi xếp bằng trên những manh chiếu trải giữa đình để đánh giá cung cách người ta phục vụ họ ăn uống ra sao. Nếu có ai dám nghĩ đến chuyện thực hiện một cuộc cải cách nào đó thì người ấy chắc chắn chuốc lấy những mối hiềm thù không thương xót.

(1)những người có điển sản hoặc từng có phẩm hàm và chức vụ tập hợp lại làm nên hội đồng kỳ mục, có nhiệm vụ đề ra các chủ trương chung của làng xã.


Không hình thành nổi một dư luận sáng suốt
(Vũ Văn Hiền việc cai trị ở thôn quê, năm 1945)

Ngoài tinh thần độc tôn bè đảng, còn một trở lực nữa ngăn cản mọi công việc cải cách ở thôn quê tà dư luận trong làng, một thứ dư luận mạnh mẽ, ác nghiệt và mù quáng. Nhiều việc cải cách đã quyết định rồi đành bỏ dở chỉ vì người thừa hành sống trong làng xóm, không thể chịu đựng được những dị nghỉ chế giễu mà hàng chục hàng trăm người nhắc lại ở khắp đầu làng cuối ngõ. Đã không có quyền bắt mọi người im, lại sống luôn với những người đó, hương chức tránh sao nổi ảnh hưởng của dư luận và sau vài ba tháng làm việc, người hăng hái đến đâu cũng đành “dĩ hòa vi quý", bỏ hẳn những ý định của mình để sống theo nếp cũ.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lẫn lộn và ngộ nhận

    01/11/2018Nguyễn Ngọc ĐiệnCon người vẫn có thể trở nên vĩ đại từ việc chấp nhận những điều bình thường, làm những việc bình thường để thu được những kết quả bình thường. Nhưng chắc chắn người ta không bao giờ trở nên vĩ đại từ sự hoang tưởng và nhất là từ việc gán cho mình những tính cách vĩ đại hoặc phẩm chất ưu việt không có thật, nếu không muốn nói là chỉ có thể trở nên lố bịch với những thứ đó...
  • Suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

    13/07/2017Bùi Quốc ChâuNghiên cứu về tâm lý dân tộc là mặt việc thú vị đối với tôi. nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tinh của dân tốc Việt Nam: mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan (ở đây tôi chỉ đề cập đến tính cách của người Kinh)...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Không có can đảm, chưa thoát khỏi tư cách học trò

    18/10/2016Vương Trí NhànNước ta vẫn có tiếng là ham học, nhưng cả nước ví như một cái trường học lớn, cả năm thầy trò chỉ ôn lại mấy quyển sách giáo khoa cũ, hết năm này đến năm khác, già đời vẫn không khỏi cái tư cách làm học trò! Ấy cái tình trạng nước ta, sự học từ xưa đến nay và hiện ngay bây giờ cũng vẫn thế…
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Mưu lợi trên dân kém cỏi, Tuỳ tiện trong quản lý

    06/04/2016Vương Trí NhànNgười nước ta không hiểu cái nghĩa vụ ăn ở với loài người đã đành, đến nghĩa vụ của mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Phải ai tai nấy, ai chết mặc ai!
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Mê muội hưởng lạc, Lười nhác, ốm yếu, Tệ nạn

    11/11/2015Vương Trí NhànCũng có nhiều người mới học kha khá đã truy hoan, ngày nào cũng mài miệt trong cuộc đỏ đen, thường lui tới các chủ nợ hứa với người ta...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: cam chịu bất công, thù ghét thay đổi

    09/02/2015Vương Trí NhànTự do cá nhân và hết thảy các tự do ở bên ta và nhất là ở nơi thôn quê chỉ là một câu chuyện hoang đường. Cũng vì thiếu tự do - nếu ta không kể sự tự do phục tùng và tự do uống rượu - nên tình cảnh dân quê về phương diện tinh thần mới có vẻ điêu linh tàn tạ....
  • Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay

    29/11/2014Vương Trí NhànCó những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dân khí bạc nhược, ra vẻ ái quốc, ...

    06/05/2014Vương Trí Nhàn(Phan Chu Trinh, 1906) Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi. Pháp chế luật không còn có cái gì ra trò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả...
  • Biết khó, làm dễ

    03/12/2010Phan Quân (Thanh Nghị, số 28, ngày 1-1-1943)Bài viết từ hơn 60 năm trước mà đọc vẫn thấy như bàn chuyện bây giờ. Có thể những chuyện trì trệ ở Trung Quốc và ở nước ta không phải chỉ đơn thuần là do quan niệm sai lầm “biết dễ làm khó” mà có nhiều nguyên nhân quan trọng khác nữa, nhưng quan niệm ấy quả vẫn còn tác dụng tiêu cực cho đến bây giờ. Người ta nói nhiều nguyên nhân thiếu thông tin, thiếu hiểu biết gây ra các tổn thất này nọ, nhưng cái sự “thiếu” ấy vốn có gốc rễ ở thói quen lâu đời coi thường tri thức...
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • Thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đối thoại văn hoá?

    25/12/2005Đình NamLàm thế nào để đối thoại văn hoá trở thành công cụ tăng cường hoà bình và an ninh, thúc đẩy phát triển bền vững là những vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị "Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững". Trong đó không ít nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của thanh niên Việt Nam trong tiến trình đối thoại văn hoá, văn minh...
  • Tài sản của chúng ta: nỗi nhục nghèo khó!

    06/10/2005Trương Bảo ChâuTự nhận tài sản lớn nhất của mình là sự nghèo khó, thấy “nhục khủng khiếp” khi xin visa đi dự hội nghị đều nhận được câu hỏi: “Anh có tính ở lại luôn không đấy?”. Bức xúc, ray rứt… anh viết thư cho Thủ tướng để chia sẻ “nỗi nhục của thanh niên một đất nước nghèo”
  • Biết mình yếu để mạnh hơn

    01/09/2005Trần Hữu QuangBài viết sau nêu ra một số điểm yếu trong tư duy quản trị của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hiện nay và thử đi tìm căn nguyên của chúng, mong góp phần vào việc xây dựng một đội ngũ doanh nhân ngày càng mạnh và bản lĩnh...
  • Cái tánh di truyền của dân tộc ta

    31/08/2005X.T.T. (Tiếng Dân, số 179, ngày 15-05-1929)Trong mục “Lật chồng báo cũ” chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả trích đoạn các bình luận về đạo đức xã hội của các nhà văn hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên các báo chí công khai. Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút...
  • Bệnh thờ ơ

    01/08/2005Huyền DươngMột người ăn xin trên phố, một người lạ gặp nạn giữa đường - chuyện chẳng có gì mới, thậm chí ai cũng đã hơn một lần chứng kiến và… phẩy tay ném vào quên lãng.
  • Thiếu tính hợp tác

    11/11/2003Tiến sỹ Dương Thiệu TốngNhiều người lớn từ lâu vẫn đùa chơi với một phép tính như thế này: ba người Nga thì bằng một người Do Thái, ba người Do Thái thì bằng một người Việt Nam, nhưng ba người Việt Nam thì...
  • xem toàn bộ