Mạng lưới và sự hình thành "Thế giới thứ 4"

07:53 SA @ Thứ Ba - 22 Tháng Sáu, 2010

Xã hội hiện đại được cấu trúc trên nền tảng công nghệ thông tin như là những xã hội mạng lưới trong thời đại toàn cầu hóa. Tuy nhiên, thế giới không hề phẳng, sự kết nối không hề diễn tiến theo chiều ngang. Bất bình đẳng nảy sinh và sự phân chia giai cấp mới từ đây.

Ở Trung Quốc, mặc dù Internet phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn chỉ có chừng 10% dân số tiếp cận với nó.

Ở cấp độ quốc gia, sự phân biệt rõ rệt nhất đó chính là các nước giàu có về sở hữu thông tin trong khi các nước lạc hậu hơn thì cơ sở hạ tầng thông tin hạn chế. Các quốc gia nghèo thông tin này được xếp vào nhóm ‘Thế giới Thứ tư’.

Bạn đã kết nối chưa?

Đó là câu hỏi thường nhật đến mức chúng ta có thể không để ý tới. Đọc báo, xem tivi, nghe đài đã trở thành chuyện xưa cũ. Ngày nay vây quanh chúng ta là hàng loạt các phương tiện điện tử, viễn thông, những công cụ kết nối bạn với cuộc sống, và đặc biệt là Internet.

Nếu blog không có bài mới, nếu Facebook lâu quá rồi không cập nhật dù chỉ một dòng ‘status’, nếu hộp chat nguội lạnh một tuần, bạn sẽ bị coi là biến mất khỏi mạng lưới.

Nói cách khác, nếu tôi chỉ có thể kết nối với bạn qua phương tiện thì tình trạng mất kết nối dẫn đến bạn và tôi không tồn tại trong nhau, thậm chí trong ‘thế giới’ này.

Có cái gì trong cuộc sống mà trên Internet không có? Không thể trả lời được, vì kiến thức của chúng ta về thế giới phần lớn do phương tiện đem lại. Chúng ta không tách ra khỏi Internet bởi đó chính là ‘cuộc sống’.

Kevin Wayne Jeter, nhà tiểu thuyết khoa học của Mỹ bi quan đến mức mô tả kết nối như là một hành vi giao cấu. Bạn phải được nối với một cái gì, một ai đó, trực tiếp hay gián tiếp.

Trong cuốn tiểu thuyết ‘Noir’, Jeter nói đó là điều tồi tệ nhất xảy ra với chúng ta. Nó giống như một sự thỏa mãn tâm-sinh lý mà mỗi người cần phải giải tỏa. Và mọi kết nối đều có giá của nó.

Ông Mutar Kent, Chủ tịch tập đoàn Coca-cola mô tả: “Ngày nay, con người trên khắp toàn cầu đều được kết nối bởi những thương hiệu hàng hóa lớn hơn là bởi bất cứ cái gì khác!”.

Theo Jeter, phải luôn biết rằng sớm hay muộn bạn cũng phải trả giá. Cách này hay cách khác, chúng ta luôn đánh đổi để được kết nối: nếu không quá thực dụng bằng nhu cầu kinh tế, vật chất thì cũng là bằng thời gian, trí lực.

Còn Manuel Castells cho rằng, ý niệm thời gian cũ cũng biến mất, thay vào đó là thời gian của mạng lưới, cũng như không gian của nó. Đó là thời gian không gian co giãn, do mỗi chúng ta góp phần tạo ra, thúc đẩy nó vận hành nhưng nó lại luôn tồn tại bất chấp sự tồn tại của chúng ta.

Mỗi người là một mã số, một ký hiệu bảo mật

Manuel Castells là nhà xã hội học người Tây Ban Nha, hiện sống ở Mỹ. Ông đặc biệt nổi tiếng với hệ thống khái niệm và lý thuyết xã hội mạng lưới (network society) được giới nghiên cứu sau này liên tục phát triển và đi theo.

Nhận định bao trùm của ông ở lý thuyết này đó là: xã hội mạng lưới chính là cấu trúc xã hội của thời đại thông tin, tương tự như xã hội công nghiệp là định dạng của thời đại công nghiệp.

Đó là một mạng lưới của sản xuất, kinh nghiệm và quyền lực. Mạng lưới là tập hợp của những mắt xích được kết nối lẫn nhau (interconnected nodes). Một từ mới được dùng đó là những điểm giao dịch (transectional venues). Khi những điểm này được kết nối, nó hình thành nên mạng lưới.

Ảnh nguồn: heureka.kulando.de

Nói ngược lại, chỉ khi mạng lưới hình thành thì các hoạt động mới được diễn ra. Tương tự như khi bạn truy cập vào một trang web hay lúc đưa cái thẻ nhà băng để rút tiền, bạn được hiểu là một mã số, một ký hiệu bảo mật.

Mặc dù đề cao Internet là “công cụ xã hội và mô thức có tổ chức nhằm phân phối quyền lực thông tin, tổng hợp tri thức và năng lực kết nối trong mọi lĩnh vực hoạt động con người” nhưng theo Castells và nhiều nhà nghiên cứu sau ông, xã hội mạng lưới không phải chỉ có nghĩa là Internet.

Xã hội ngày nay không phải chỉ chịu sự tác động, can thiệp của công nghệ thông tin (information society), mà Castells nhấn mạnh, đó là xã hội được cấu trúc trên nền tảng của mạng lưới thông tin (infomationed society).

Thế giới không phẳng

Lý thuyết xã hội mạng lưới không phải đưa ra một ý niệm mới về kết nối nhưng nó chỉ ra sự biến đổi về chất của văn minh nhân loại, một sự tái cấu trúc xã hội. Theo đó, trật tự xã hội không phải phụ thuộc vào thứ bậc của người sở hữu phương tiện sản xuất, mà là sở hữu các điểm đầu mối của mạng lưới.

Ở góc độ kinh tế, Trung Quốc vốn được coi là công xưởng sản xuất hàng hóa của thế giới ở đầu thế kỷ 21, tương tự như vai trò đó của Châu Âu ở thế kỷ 19, Mỹ và Nhật Bản ở thế kỷ 20.

Tuy nhiên, những công xưởng này khác trước ở chỗ nó được kết nối với toàn cầu. Phương thức phát triển bằng thông tin là cái nó được xây dựng lên. Hàng hóa được tạo ra bởi sự kết nối và xử lý thông tin vào quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, Castells cũng thừa nhận rằng “thế giới không phẳng”. Theo ông thì chỉ có thị trường toàn cầu mới có xu hướng phẳng, trong khi văn hóa, đặc thù xã hội và các thiết chế thì không bởi sự khác biệt về lịch sử và địa lý. Do đó, mỗi xã hội là một mạng lưới bởi bản thân nó đồng thời là một mạng lưới đặc thù trong tổng thể mạng lưới toàn cầu.

‘Thế giới Thứ tư’

Ảnh nguồn: seekingthesacred.org

Điều mà Castells gọi là sự mỉa mai của lịch sử đó là bất kỳ phương tiện nào sinh ra cũng gắn liền với sự sở hữu. Trong các thời đại trước, theo quan điểm của Mác, sự phân chia giai cấp chủ yếu dựa trên sở hữu về tư liệu sản xuất.

Trong xã hội ngày nay, Castells một lần nữa thừa nhận giống như Mác, phân chia giai cấp đã và đang dựa trên sự bất bình đẳng về sở hữu phương tiện. Theo đó thì xã hội hiện đại có hai loại giai cấp: có và có ít hoặc không có phương tiện (have and have-less).

Castells nhân bản ở chỗ, ông nhận định: “Trong bất kỳ mạng lưới nào cũng có những người bị gạt ra khỏi mạng lưới”. Ở cấp độ quốc gia, sự phân biệt rõ rệt nhất đó chính là các nước giàu có về sở hữu thông tin trong khi các nước lạc hậu hơn thì cơ sở hạ tầng thông tin hạn chế. Các quốc gia nghèo thông tin này được xếp vào nhóm ‘Thế giới Thứ tư’.

Theo giáo sư 37 tuổi Jack Linchuan Qiu, người vừa xuất bản năm ngoái công trình nghiên cứu về xã hội mạng lưới và tầng lớp lao động, thì ở Trung Quốc, mặc dù Internet phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn chỉ có chừng 10% dân số tiếp cận với nó.

Qin tập trung vào nhóm dân nhập cư từ nông thôn ra thành thị làm việc, họ chiếm số lượng khá lớn nhưng rất ít có điều kiện sử dụng các phương tiện truyền thông do điều kiện thu nhập và tình trạng lao động, sinh hoạt tạm bợ, thường xuyên dịch chuyển.

Tỉ lệ người dùng Internet ở Việt Nam cũng tương đương. Theo cuộc phỏng vấn sâu cuối năm ngoái với gần 100 người nhập cư đủ mọi thành phần ở Hà Nội thì có đến 85% người trả lời không hề biết sử dụng Internet.

Trái chiều

Hiện nay ở Việt Nam, mức độ tin học hóa hệ thống tổ chức xã hội còn hạn chế, ví dụ như chưa có thanh toán điện tử ngân hàng, chưa có giao dịch mua bán bằng thẻ, nên mức độ tổn thương giữa tầng lớp có và ít có phương tiện chưa mấy sâu sắc, chủ yếu trên phương diện lĩnh hội tri thức và phát triển tư duy.

Tuy nhiên, đúng như dự báo của Castells, trong tương lai gần, khi xã hội ngày càng được cấu trúc sâu trên nền tảng công nghệ thông tin thì tầng lớp bị gạt ra ngoài hệ thống ngày càng chịu thiệt thòi nhiều hơn.

Vấn đề thú vị ở chỗ là luôn có quan điểm trái chiều xung quanh Internet và mạng lưới xã hội.

Mở đầu bài viết đã đề cập đến vấn đề kết nối. Điều quan trọng hàng đầu hiện nay là chúng ta làm thế nào để mọi người đều được hưởng thụ và sử dụng phương tiện kết nối, đều được ở trong mạng lưới, hạn chế thấp nhất sự bất bình đẳng phân phối thông tin.

Thế nhưng cũng có những nhà văn như Jeter thì lại nghĩ ngược lại: vấn đề không phải làm thế nào để tham gia vào mạng lưới mà là làm sao để thoát ra khỏi nó! Điều đó còn khó khăn hơn nhiều. Ông này cùng một số nhà khoa học phê phán Internet cho rằng con người ngày càng bị bao vây bởi phương tiện từ khi ngủ dậy tới lúc hết ngày.

Nói thế này để kết được không: đúng là người ăn không hết, người lần không ra?

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người dùng Internet đọc gì trên mạng?

    08/09/2020Thiên Ý (Theo Washington Post)Trong khi tăng trưởng của tất cả các website hàng đầu đều đang chững lại thì blog, mạng xã hội ảo và site thông tin địa phương lại phát triển với tốc độ tên lửa...
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Giá trị mới của báo chí và trí tuệ tập thể

    25/01/2018Michael Skoler - Thúy Hiền (dịch từ Nieman Reports)Mạng xã hội đang dần đáp ứng được nhu cầu của chúng ta bởi chúng hội tụ được nhu cầu của những người khác. Nền văn hóa báo chí mới này giá trị ở chỗ nó có thể giúp cho mọi người có được cơ hội chia sẻ thông tin, khiến họ bị kinh ngạc trước những thông tin, kinh nghiệm, kiến thức của những người khác cùng chia sẻ thông tin với họ.
  • Internet có nhiều “ma lực” hơn ta tưởng

    22/12/2016Anh NguyễnNgười Mỹ dành 302 tỉ phút để online trong khoảng thời gian từ 01/7 đến 31/7/2008. Con số này tương đương với 6.760 đời của một người sống 85 năm. Vậy thực sự chúng ta tiêu tốn từng ấy thời gian ở trên mạng làm gì?
  • Mạng xã hội lượng nhiều, chất ít

    02/04/2016Hải AnhSinh vội vã, sống vật vờ - các mạng xã hội Việt Nam đang loay hoay tồn tại, phát triển và nỗ lực tìm hướng đi riêng để thoát khỏi tình trạng ảm đạm, nhất là trước động thái cạnh tranh mạnh mẽ sắp tới đây của Yahoo! (nâng cấp dịch vụ Yahoo!360o)...
  • Mạng xã hội đang chôn vùi ký ức

    03/03/2016Sacha SeganCác dịch vụ mạng xã hội đang tách rời chúng ta bằng cách phân tán cuộc đời chúng ta thành những ngăn nhỏ. Năm tháng trôi qua, chúng ta sẽ hối tiếc khi cố gắng tìm tòi trong những chiếc hộp kỷ niệm ảo và thấy chúng không có ở đó...
  • Ứng xử với thông tin

    12/11/2015Phan ĐăngKhái niệm “công dân IT” (Information Technology) gợi mở nhiều suy nghĩ về vấn đề kiểm soát thông tin và sở hữu thông tin trong một bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ hóa, vi tính hóa hôm nay...
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Giữa hai bờ ảo thực

    17/06/2014Gia CátNăm thứ 11 Internet du nhập vào Việt Nam. Nhìn lại chặng đường tuy không dài ấy có đủ vị từ ấm nồng của xưng tụng cho tới cay đắng của phê phán.
  • Sức mạnh đáng kinh ngạc của mạng xã hội

    22/12/2009Hoàng Giáp (lược dịch từ City-Journal)Trước khi mạng xã hội xuất hiện thì rất ít người trong số chúng ta từng muốn có một người bạn như vậy.
  • Lãnh đạo thời đại kinh tế tri thức

    15/12/2009GS. Chu HảoNgoài tiêu chuẩn Hồng và Chuyên mà từ lâu chúng ta thường nói đến, trong thời đại kinh tế tri thức theo quan điểm “hiện đại”, cán bộ lãnh đạo cần có thêm những tiêu chuẩn gì?
  • Sáu xu hướng truyền thông xã hội năm 2010

    10/12/2009David Armano* - Hoàng Thu Thủy dịchNăm 2009, chúng ta đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân của truyền thông xã hội. Theo Nielson Online, chỉ tính riêng Twitter đã tăng 1,382% vào tháng 2 so với cùng kì năm ngoái, đạt hơn 7 triệu lượt truy cập trên tổng số lượt truy cập trong tháng. Trong khi đó, Facebook cũng tiếp tục vượt xa MySpace.
  • Mạng xã hội và công nghiệp quảng cáo

    03/07/2009Nguyễn TrungMarketing truyền thống cho rằng, cần phải bán cái thị trường cần, còn với mạng xã hội, lý thuyết được viết lại: bán cái mình có. Một đỉnh cao mới của marketing? Không ai dám chắc câu trả lời, nhưng có một thực tế là không phải quảng cáo sẽ được triển khai ra sao trong môi trường mạng xã hội, mà là mạng xã hội đang làm thay đổi phương thức quảng cáo như thế nào.
  • Mạng Internet cộng đồng tấn công giới trẻ

    19/05/2009Anh Xuân - Lê MinhTrong 2 năm gần đây, mạng Internet cộng đồng phát triển bùng nổ cả về tốc độ, số lượng và quy mô. Bên cạnh ý nghĩa kết nối bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc... thì số đông mạng Internet cộng đồng hiện nay đang thương mại hoá. Để làm được điều này, mạng xã hội đã "tấn công" giới trẻ bằng nhiều chiêu thức nguy hiểm để moi tiền và hút khách, kéo theo đó là những tệ nạn rất cần phải kiểm soát.
  • Các mạng xã hội ảo lý tưởng dành cho giới trẻ

    22/04/2009Phạm Thế Quang HuyGiới trẻ có lẽ không còn lạ lẫm gì với mạng xã hội ảo và tác động của nó đến xã hội thực tại. Tuy nhiên, trong khi các mạng xã hội ảo ngày càng phát triển, nhiều sinh viên lại không biết cách khai thác nguồn tài nguyên thông tin từ các mạng xã hội này.
  • Mạng xã hội ảo My.BarackObama vẫn tiếp tục hoạt động sau bầu cử

    11/11/2008Hoàng Dũng - (Computerworld)Website mạng xã hội ảo My.BarackObama.com sẽ vẫn được duy trì hoạt động bình thường tiếp tục đóng vai trò như là một kênh hợp tác hiệu quả giữa những người ủng hộ ông Barack Obama.
  • Second Brain: Dịch vụ tổng hợp nội dung mang tính xã hội

    31/10/2008Thanh TùngNhững người hâm mộ mạng xã hội vừa đón chào sự ra đời của Second Brain - dịch vụ tổng hợp nội dung mang tính xã hội. Mục tiêu của dịch vụ này là giúp bạn chuyển từ nội dung bạn đã tạo trên Internet về một chỗ để bạn có thể sắp xếp, phân loại, tìm kiếm và chia sẻ dễ dàng hơn. Bạn có thể cho comment những nội dung này và cho phép mọi người góp ý...
  • Ai sẽ cứu những mạng xã hội tiên phong?

    26/10/2008Nguyễn Ngọc PhươngĐại đa số mạng xã hội mở rộng hệ thống để thu hút người dùng nói chung, nhưng những người này, những tính năng đó có bao nhiêu phần trăm đóng góp vào lợi nhuận của hệ thống thì mù mờ hơn cả đỉnh núi Pan xi phăng, nơi mây vờn núi, mây bay ngang trời...
  • Tìm hiểu chiến lược của các mạng xã hội ảo

    13/09/2008Hàm ý của câu chuyện này có lẽ ai cũng nhận ra, đó là sự tự do bày tỏ quan điểm trên mạng Internet đã giúp xóa đi những khác biệt văn hóa. Nhưng có một hàm ý khác, đó là Facebook đang được sử dụng ở Lebanon. Trên thực tế, Facebook đang phát triển rất nhanh chóng ở nhiều khu vực...
  • Tại sao Facebook và MySpace lại thất bại ở Nhật Bản?

    07/09/2008Facebook và MySpace đều đã đạt được những bước tiến khổng lồ trong công cuộc chinh phục thế giới. Nhưng tại sao cả 2 ông lớn này đều thất bại trên thị trường đầy tiềm năng Nhật Bản?
  • Wikinomics: Sự cộng tác đại chúng đã làm thay đổi thế giới như thế nào?

    27/08/2008Anthony D. Williams. Don TapscottViệc sáng tạo tri thức nảy sinh trong những mạng xã hội nơi mọi người học và dạy lẫn nhau. Wikinomics cho thấy hiện tượng này đi về đâu khi có thêm động lực thu hút các ý tưởng và năng lực của khách hàng, nhà cung cấp, và nhà sản xuất vào việc cộng tác đại chúng. Một cuốn sách bắt buộc phải đọc cho những ai muốn có một bản đồ của thế giới tương lai...
  • Mạng xã hội Việt Nam

    15/07/2008Ngọc AnhRa đời giữa lúc các mạng xã hội nước ngoài đang chiếm lĩnh thị phần, các mạng xã hội Việt Nam (MXHVN) phải tạo dựng cho mình một hướng đi, một phong cách riêng nếu muốn thu hút ngày càng nhiều thành viên...
  • Về khái niệm tính đồng bộ và sự cần thiết phải tiến hành đồng bộ các cuộc cải cách

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtKhông ít người cho rằng, đồng bộ là bản chất của cuộc sống nhưng tôi thì không. Cuộc sống không đồng bộ, không có cái gọi là sự đồng bộ của cuộc sống, nếu có thì chúng ta phải dùng từ "đồng bộ" để nói đến sự phát triển tự nhiên của cuộc sống. Cuộc sống là đa dạng. Đối với cuộc sống thì đó là tính cân bằng chứ không phải tính đồng bộ...
  • 'Web ý thức' sẽ chỉ là một phần của Web 3.0

    23/09/2007T.N.Thế giới đang trong giai đoạn Web 2.0 với sự nổi lên của các nội dung tự tạo, mạng xã hội, video trực tuyến, RSS, mash-up... Nhưng 10 năm nữa, chúng sẽ nhường đường cho Semantic Web, cuộc sống ảo và những hệ thống máy tính thông minh...
  • Viễn cảnh mới cho thế kỷ XXI Nhìn từ góc độ một nền đạo đức mới - đạo đức học sinh thái

    31/01/2007Nguyễn Thị Lan HươngVào buổi bình minh của thế kỷ XXIđiều cần thiết là phải tập trung suy ngẫm đến những vấn đề nảy sinh từ sự phát triển và cấu trúc hệ thống hoá chặt chẽ của công nghệ hiện đại. Sở dĩ như vậy là vì vấn đề quan trọng nhất hiện nay chính là sự sống còn của con người và các sinh vật khác trong những nền văn hoá người nhằm mục đích hướng đến một nền hoà bình cho những thế hệ tương lai.
  • Ph. Ăngghen với việc hình thành quan niệm duy vật về lịch sử

    18/08/2006Hoàng Hải BằngTừ nửa đầu những năm 40 củathế kỷ XIX, Ph.Ăngghenđã có những nghiên cứuđộc lập và tiên dẫn đến quan niệmduy vật về lịch sử. , cônglao của Ph.Ăngghen trong việc xây dựng chủ nghĩaduy vật lịch sử là đặc biệt quan trọng, mặcdù ôngluôncoi thành tựu ấy là kết quảdo sự laođộng sángtạo của riêng C.Mác...
  • Thể chế hóa quyền được thông tin

    21/11/2005GS. Tương LaiThông tin là một loại sản phẩm độc đáo. Độc đáo ở chỗ nếu anh cung cấp cho người khác thì nó không mất đi mà lại tăng lên. Đây là lúc mà ý tưởng tuyệt vời được phát ra từ thế kỷ trước về sức mạnh của kiến thức và thông tin ngời ngợi tỏa sáng trước mắt chúng ta: "anh ta thắp sáng ngọn nến của tôi và nhận ánh sáng mà không hề làm cho tôi bị tối đi”...
  • Tri thức là gì?

    06/07/2005Phan Đình Diệu, Đại học Quốc gia Hà NộiThế giới đang chuyển biến tới một nền “kinh tế tri thức”, một “xã hội tri thức”, và với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động rất lớn đến các nước đang phát triển như nước ta với không khi ít các cơ hội và đầy rẫy những thách thức. Nhưng, tri thức là gì? làm sao để có được sự giàu có tri thức tạo cơ sở cho một nền kinh tế và xã hội tri thức giàu có trong tương lai?...
  • "Thông tin trên đầu ngón tay"

    15/03/2004"Information at your Fingertips" - đó là tiêu đề bài nói chuyện của Bill Gates trong buổi khai mạc hội chợ máy tính COMDEX tại Las Vegas, USA vào ngày 14/11/1994...
  • Chuyển biến chiến lược cơ bản toàn diện về giáo dục

    10/02/2003Từ nay đến năm 2010, trên cơ sở những bài học đắt giá của 15 năm đổi mới giáo dục, những chuyển biến nào mới thật sự là "cơ bản toàn diện" cần phải tạo ra trong sự nghiệp học - hành suốt đời của toàn dân?
  • xem toàn bộ