Tiểu thuyết Xác phàm của Nguyễn Đình Tú – nén hương thơm tưởng nhớ liệt sĩ

11:27 SA @ Thứ Hai - 28 Tháng Bảy, 2014

Ngày 27 tháng 7 năm nay bạn đọc Việt Nam được thưởng thức cuốn tiểu thuyết mới rất xúc động của nhà văn Nguyễn Đình Tú – cuốn Xác phàm do nhà xuất bản Trẻ ấn hành và phát hành vào quý ba năm 2014. Tiểu thuyết được viết vào tháng 8, 9 năm 2013, nhưng một năm sau, tức là tháng 7 năm nay nó mới được xuất bản, hẳn cũng do đề tài “nhạy cảm”.Hẳn cũng vì hành động hạ đặt giàn khoan vào thềm lục địa của Việt Nam với hàng chục tàu chiến tàu chiến hung hăng trên vùng biển của Việt Nam tại biển Đông đã phần nào thức tỉnh lương tâm, tạo điều kiện cho cuốn sách được ra mắt bạn đọc.

Đã có một số tác phẩm có đề cập đến chiến tranh chông quân xâm lược Trung Quốc, nhưng có lẽ cuốn sách của Nguyễn Đình Tú là cuốn đầu tiên viết về cuộc chiến đấu anh hung bảo vệ Tổ Quốc của quân và dân ta một cách trức diện. Đó là cuộc chiến đấu mười một ngày đầu tiên ở một mặt trận của cuộc chiến tranh rộng lớn trên toàn tuyến biên giới phía bắc giáp với Trung Quốc. Cuốn tiểu thuyết rất hấp dẫn, tôi đọc một hơi không dứt ra được cho đến khi đọc hết. Một cuốn siêu tiểu thuyết, một truyện trong truyện. Nhân vật Nam được người bạn thân là Việt ( cả hai đều là con liệt sĩ , sinh ra vào chính thời gian xảy ra cuộc chiến tranh) đưa sang một nước trong khối ASEAN phẫu thuật chuyển giới, nhờ đó mà anh có năng lực đặc biệt được mách bảo về mười một ngày chiến đấu anh dũng của cha mình. Nói cách khác là thần thức người cha đã nhập váo Nam khiến anh có thể kể lại mươi một ngày chiến đấu kia. Đến khi tìm được hài cốt người cha, thần thức người cha được giải thoát, Nam chỉ còn xác phàm rồi Nam chết. Đó là câu chuyện bề ngoài đề dẫn dắt vào chuyện chính là cuộc chiến đấu. Hai tuyến truyện đan xen từ đầu đến cuối, nhưng người đọc sẽ không thể ngừng chú ý khỏi cuộc chiến đấu không cân sức của các chiến sĩ của ta. Chỉ sau loạt đạn pháo công kích đầu tiên quân ta trên mặt trận này đã mất liên lạc, mất chỉ huy, tiếp viện từ trên, và họ tự chiến đấu đơn độc với tinh thần của những người chủ nhân của đất nước để bảo vệ pháo đài, cao điểm. Từ biên giới đến pháo đâì cách 17 km, mà quân địch đông gấp mười lần phải mười một ngày mới chiếm được. Một cuộc chiến đấu đau thương và bi tráng. Toàn bộ đơn vị, trừ một số ít thoát ra được, còn hầu hết đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Các nhân vật bố Anh (cha Việt), bố Em (cha Nam), ông Hạng, trưởng bản người Tày, chị mặc áo thiên thanh, em Lõi, cậu anh nuôi 19 tuổi…những người gặp ngẫu nhiên trong chiến đấu, tự nguyện họp thành đơn vị, đều là những người anh hùng để lại hình ảnh khá đậm nét cho người đọc.

Tác phẩm cũng có đoạn tố cáo tội ác diệt chủng của quân Trung Quốc, nhưng nhìn chung không xây dựng hình ảnh quân xâm lược, mà chỉ tập trung miêu tả chí khí anh hung của quân ta trên một mặ trận. Điểm nhìn trần thuật giới hạn vào một số nhân vật, do đó cũng không nhằm tái hiện toàn bộ cuộc chiến trên các mặt trận. Không có bức tranh toàn cảnh. Đó là một cách viết tế nhị, dè dặt, chủ yếu nhằm tưởng nhớ các liệt sĩ hơn là nhằm thổi bùng ngọn lửa căm thù đối với quân xâm lược, tuyên truyền chông Trung Quốc. Cuối cuốn tiểu thuyết còn có bài văn bia, một bài văn tế , thậm chí là bài cáo rất gân guốc và xúc động.

Hơn ba mươi năm đã trôi qua từ ngày chiến tranh xâm lược, đây có lẽ là lần đầu gợi lại những hình ảnh anh hùng của quân dân ta trên trang tiểu thuyết. Trong khi quân xâm lược sau chiến tranh mở hội mừng công rầm rộ, ầm ỷ, phong tặng danh hiệu “anh hùng” (đúng ra là danh hiệu đồ tể!) cho nhiều đợn vị cá, nhân, kể cả bọn nhà văn viết văn làm thơ bôi nhọ người Việt Nam yêu chuộng hòa bình cũng được phong anh hung, thì phía ta im hơi lặng tiếng, cả đén những tác phẩm ghi lại các chiến công anh hung cũng hiếm hoi. Văn học ta mắc nợ các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến lịch sử ấy đã quá lâu. Trong khi đó chỉ thích nói chiến thắng giặc Mĩ. Chính vì vậy mà tiểu thuyết Xác phàmcủa nhà văn Nguyễn Đình Tú càng tỏ ra đáng quý. Đó là nén hương thơm ngát để chúng ta cùng tưởng niệm những người con của dân tộc đã ngã xuống trong cuộc chiến chông quân bành trướng phương Bắc.

26 – 7 – 2014

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ảo tưởng về sức mạnh Trung Quốc

    24/07/2014David SambaughNhững nhà tiên tri về sự nổi lên của Trung Quốc (TQ) đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ vừa qua. Họ đều tô vẽ hình ảnh của thế giới vào thế kỷ thứ 21 với TQ là một tác nhân thống soái. Sự tin tưởng này là một điều có thể hiểu được, và rất phổ biến; nhưng thực ra, đó là một sai lầm...
  • Giá trị và sức mạnh của Chính trực

    20/07/2014Nguyễn Tất ThịnhViết những điều này…lòng như chảy máu….nhưng bừng lên niềm tin vào sức mạnh của sự Chính trực ( không liên quan gì đến chức vụ, giàu nghèo, giới tính, tuổi tác…mà gắn với từng người cụ thể dù là ai ),với ý nghĩa : Chính Trực cho Con người sức mạnh : Chân thành để chọn mang được điều hữu ích, có Chân Tín để làm được việc lớn, giữ Chân hành để qua khổ nạn, và hun đúc Chân Đạo để có thể hóa giải sai lầm và hiểm nguy...
  • “Trung Quốc mộng” và căn tính sói

    09/07/2014Lê Vũ Quý Linh (thực hiện)GS. Trần Ngọc Vương từng có thời gian giảng dạy tại đại học Bắc Kinh và đang tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu và tìm hiểu văn hoá Trung Quốc. Học giả này đã có cuộc trò chuyện thẳng thắn và cởi mở với Người Đô Thị.