Ý thức làm chủ

Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia
06:36 CH @ Thứ Tư - 02 Tháng Mười Hai, 2015

Năm vừa rồi là năm chẵn kỷ niệm một chiến thắng lớn của xứ sở chống lại ách đô hộ của thực dân. Nhân dịp được đến dự buổi mít tinh, buổi giải lao tôi được tình cờ gặp một bác cựu thiến binh già, bạn bố tôi, hai người cùng là chiến sĩ tham gia chiến dịch lớn đó.

Đứng trò chuyện cùng với vài người bạn đồng niên, bác tỏ vẻ bức xúc với cách tổ chức mang tính phong trào, xô bồ, về sự thiếu ngay ngắn, trang trọng cần thiết của nhiều người đến dự mittinh. Những cái bắt tay hời hợt, những cử chỉ, dáng người ngả ngốn, những cái ngáp dài, những sự đi lại nhốn nháo, những tiếng điện thoại di động cất lên đây đó... Bác nói: - Tôi xin kể cho các vị câu chuyện của chính tôi vào cái ngày ấy nhé. Mọi người hướng vào bác chăm chú. Bác kể:

... Vào buổi sáng hôm cuối cùng của cuộc chiến năm ấy, khi khắp nơi trên mặt trận vang dậy tiếng hò reo xung phong... chiến thắng... của quân ta, khi cấp trên đã nhận thấy tín hiệu đầu hàng là những lá cờ trắng được giương lên trên cửa hầm của Bộ Tư lệnh chỉ huy của địch. Trung đội tôi đích thân được phân công nhiệm vụ xông vào hầm để bắt sống toàn bộ ban tham mưu địch trong đó.

Băng băng lao lên khí thế, hai tiểu đội được lệnh án ngữ phía bên ngoài, còn tiểu đội của tôi trực tiếp lao vào cửa hầm để vào phía bên trong. Đến trước cửa hầm mở toang, dưới ánh sáng vàng vọt của chiếc đèn điện trao chính giữa căn hầm chỉ huy, chúng tôi nhìn thấy toàn bộ sĩ quan của Bộ tư lệnh quân địch đang ngồi trật tự, nghiêm trang hai bên chiếc bàn để bản đồ kê dọc căn hầm, đầu bàn phía bên kia là Tướng Đờ Cát, đầu đội mũ ca lô đỏ cấp tướng, hai cây cờ được dựng hai bên rất ngay ngắn. Tất cả họ đều mặc bộ đồ đại lễ, chỉnh tề.

Khi chúng tôi đã xông vào trong, bỗng nghe thấy tiếng hô dõng dạc của viên sĩ quan trực ban tham mưu hôm đó, bằng tiếng của họ: Nghiêm! Đứng lên... ! Lập tức toàn bộ sĩ quan răm rắp đứng lên theo đúng điều lệnh. Chúng tôi giật mình... Viên sĩ quan trực ban đó tiến đến chúng tôi theo kiểu nhà binh, chúng tôi nghe rõ từng bước chân gõ trên nền: Rập, rập, rập... Đến trước mặt trung đội trưởng chúng tôi, viên sĩ quan: Rắp! Giơ tay chào theo điều lệnh, nói như hét lên, từng câu từng chữ: - Thưa ông chỉ huy, toàn bộ Ban tham mưu chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận lệnh đầu hàng... !

Chúng tôi nghe thấy thế, chứng kiến thấy thế... Phút chốc quên mất mình là người chiến thắng. Vì trước đó ai cũng nghĩ: - Đã thảm bại rồi thì nhàu nát, quân hồi vô phèng, chui rúc trốn tránh. Nhưng họ không thế mà vẫn giữ được quân kỷ quân phong, hình ảnh oai hùng về tổ chức của họ... Bác cựu chiến binh, đầu hơi khẽ cuối xuống trầm ngâm như nói với riêng mình: Bởi vậy tuy thua trận họ vẫn luôn là cường quốc. Còn chúng ta...? Thì sao...?

Hết giờ giải lao, chúng tôi trở lại phòng mittinh, tôi nghĩ mãi câu chuyện vừa rồi của bác lính già, đưa mắt nhìn khắp lượt: Câu hỏi kia của bác lính dường như đang hiện hữu khắp đâu đây, cả ở tôi và ở mọi người...

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Hư danh, kém hợp quần, không hiệp tác, hư hỏng

    06/06/2019Vương Trí NhànTục ta nghề nào lập hội ấy, một là để giữ gìn công việc cho nhau, hai là để liên lạc tình nghĩa với nhau, ba là để binh vực nhau cứu giúp nhau, vậy là cái chủ ý cũng hay... Tiếc thay dân trí ta hẹp hòi, chỉ biết có tiền thì lo ngay đến một mảnh danh giá cúng về dân, để lấy cái tên ghi...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nông nổi, hời hợt, tín ngưỡng xen hoài nghi

    01/12/2018Vương Trí NhànNhững phong trào ở nước ta, bất cứ phong trào gì, đều có một tính chung là nông nổi, hời hợt bề ngoài. Cái mà chúng ta thiếu nhất là sự sâu sắc. Bởi ta không chịu phân tích và suy xét kỹ nên bất cứ vấn đề gì chúng ta cũng không biết được rõ ràng và chu đáo, biết một cách thấu suốt...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Không có can đảm, chưa thoát khỏi tư cách học trò

    18/10/2016Vương Trí NhànNước ta vẫn có tiếng là ham học, nhưng cả nước ví như một cái trường học lớn, cả năm thầy trò chỉ ôn lại mấy quyển sách giáo khoa cũ, hết năm này đến năm khác, già đời vẫn không khỏi cái tư cách làm học trò! Ấy cái tình trạng nước ta, sự học từ xưa đến nay và hiện ngay bây giờ cũng vẫn thế…
  • Thói hư tật xấu của người Việt: giỏi diễn trò, đạo đức giả

    12/06/2016Vương Trí NhànLàm hại cho đạo đức không gì bằng kẻ giả đạo đức. Hương nguyện(3) là kẻ giả đạo đức, ngoài mặt làm ra cái cung kính cẩn nghiêm, mà kỳ thực sẵn sàng hoà đồng văn lưu tục(4), a dua về kẻ hương nhân bỉ tiện. Hương nguyện chính là thày đồ quê biển hiệp(5), không có nghị lực khí khái gì, học đạo thánh hiền mà hình như học đến đâu chỉ làm hại đạo thánh đến đó...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nặng óc hư danh, Sống không lý tưởng

    10/09/2015Vương Trí NhànKhông có lòng danh dự mà có tính hiếu danh thời dễ táng thất lương tâm. Quỵ lụy khúm núm trước mặt người trên, châu tuần(1) nơi quyền quý để cầu sự nọ, khấn việc kia, ví phải đập đầu xuống đất mà lạy cũng cam tâm...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: thiếu tận tâm, tôn trọng, chờ may rủi

    17/08/2015Vương Trí NhànCó những kẻ chiếm đường quan, phá hoại cầu cống, phá trường học, công sở, đồ đạc trong thư viện, đèn điện trên hè phố, bẻ hoa ở công viên và vi phạm quy ước chung. Nơi du hí hội trường nhà hát họ cũng tranh giành nhau làm ồn ào náo động. Phàm những kẻ mưu tiện lợi cho mình mà bất tiện cho số đồng đều không thể tha thứ được...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tự giam hãm, kéo bè cánh, kiếm chác

    31/07/2015Vương Trí NhànTục nước mình thường hay thiên trọng ở chốn hương thôn, quanh năm suốt tháng lẩn quẩn ở trong làng, chiếm được một chỗ ngồi nơi hương đảng đã lấy làm vinh dự, tranh nhau làm ông phó, tranh nhau làm ông xã, tranh nhau ăn trên, tranh nhau ngồi cao...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dễ thỏa mãn, tầm nhìn hẹp, không giữ tín, ...

    16/04/2014Vương Trí NhànÓc ti ti như óc dơi, mắt ti ti như mắt muỗi, ngoài buồng the, bếp núc, vẫn không biết gì là nước non, trừ sọ bò đầu heo, vẫn không biết gì là rồng rắn. Huống chi vết xấu ở gia đình, thói hư ở xã hội, gắn sâu buộc chặt trải mấy nghìn năm, đoàn thanh niên cho đến phường tân tiến, đua tranh danh giá, chẳng cu-li thượng đẳng thời nô lệ quá ưu, miệng chưa ráo sữa đã lóc lẻm những thẻ bạc bài ngà
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Bệnh thành tích, ỷ lại, thích bắt chước

    07/05/2007Vương Trí NhànCái mà ta gọi là tự trào văn học do chế độ phong kiến và chế độ thực dân để lại chỉ là những hình thái hết sức gầy còm bạc nhược. Nền văn học bình dân chưa được phát triển. Bản sắc của dân tộc luôn luôn bị bóp chẹt dưới tư tưởng bản xứ xưa kia, nghĩa là kẻ học trò của tư tưởng phong kiến Trung Hoa và sau đó là tôi đòi của chủ nghĩa thực dân Pháp.
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
  • Kém ý thức pháp luật vì... “quen” phản kháng ngoại xâm!

    17/10/2005Doãn PhươngBáo Tiên phong trích Tổng thuật các tham luận Hội thảo đưa ra 7 khuyết tật của người Hà Nội. Thử đọc mà giật mình về khuyết tật thứ 6: "Lịch sử hơn ngàn năm chống ách đô hộ nước ngoài tạo nền trong tính cách người Hà Nội một tinh thần phản kháng, chống lại những quy định và chính sách mà ngoại bang áp đặt, từ đó hình thành thói quen không tuân thủ pháp luật, coi trọng luật tục hơn luật pháp, chưa định hình một lối sống theo pháp luật"...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Sống luôm thuộm, nói thô tục

    19/08/2005Vương Trí NhànGần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ý tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng hình thành trong lịch sử và đã ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xã hội đi tới trì trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng tình của dư luận...
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • xem toàn bộ