Đừng coi thường ai cả, hãy sống theo lời Phật dạy

08:52 CH @ Thứ Sáu - 10 Tháng Tám, 2018

Không chỉ là tôn giáo với những giáo lý giáo luật chặt chẽ, đạo Phật có nhiều triết lý sống đơn giản mà sâu sắc, giúp con người tiếp cận gần hơn tới hạnh phúc và vui vẻ. Cùng nghe lời Phật dạy về cuộc sống, hiểu được tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình.

Có câu nói vô cùng nổi tiếng của triết học mà hầu như ai cũng biết “anh không phải là cá, sao biết niềm vui của cá”. Câu nói nhắc nhở về sự khác biệt giữa những người khác nhau, không ai giống ai cả. Lời Phật dạy về cuộc sống tương tự như vậy nhưng dễ hiểu hơn nhiều: đừng coi thường ai cả.



1. Coi thường người khác là phạm ác nghiệp

Theo Phật giáo, con người sống trên đời tránh nhất là tham, sân, si vì ba điều này gây ác nghiệp, đưa đường chỉ lối sai trái khiến cuộc sống bế tắc, đảo lộn. Vì sao coi thường người khác là phạm ác nghiệp? Vì coi thường người khác là đang tham, sân, si.

Coi thường có thể xuất phát từ sự khinh khi, coi mình cao hơn người khác hoặc ghen tị với thành quả mà người khác đạt được nên cố tỏ ra bất cần. Dù trường hợp nào thì cũng là phạm phải tham. Vì tham cầu danh để thỏa mãn hư vinh hoặc tham thứ không thuộc về mình nên nảy sinh tham vọng. Tham vọng được như họ hoặc tham vọng giẫm đạp lên họ.

Lòng tham này có thể dẫn tới tội ác, làm ác để chiếm đoạt cái họ đang có thành của mình hoặc làm ác để chứng minh mình hơn họ, mình là người ở vị thế cao hơn, tốt hơn, mình có quyền chà đạp, nhạo báng họ. Sống thuận theo tự nhiên mới mong có cuộc đời viên mãn, sống tham lam không thể thoát khỏi quả báo.

Coi thường người khác là sân – sân là cơn nóng giận, thù hận, không hài lòng. Bạn có biết rằng, khi coi thường ai đó trong lòng chúng ta đã nảy sinh ác nghiệp sân, có ý nghĩ thù địch với đối phương vì cảm thấy họ kém cỏi, không đạt tiêu chuẩn mà bạn đặt ra.

Coi thường người khác là si – mê muội, nông cạn, thiếu hiểu biết. Bản thân làm được điều gì đó, đạt được thành tựu gì đó không có nghĩa là người khác cũng phải làm được. Ngược lại, không phải điều mình không làm được thì người khác cũng không có khả năng đó.

Lời Phật dạy về cuộc sống nhấn mạnh tới bản ngã của mỗi con người. Bất cứ ai cũng là một cá thể hoàn chỉnh với những năng lực, cảm xúc, quan điểm khác biệt. Người có thế mạnh ở mặt này, người có thế mạnh ở mặt khác, trên đời không có người hoàn hảo cũng không có ai là vô dụng cả. Xem thêm bài viết Triết lý “vô ngã” dẫn đường hạnh phúc của đạo Phật

Đánh giá thấp về người khác chính là biểu hiện của sự ngu muội, không nhìn thấy toàn diện vấn đề, có cái nhìn phiến diện theo năng lực của bản thân. Vì vậy mà kích động, dễ sai lầm, dễ cho mình đứng trên, tới khi đối diện với cuộc sống phong phú mới ngỡ ngàng, thất bại và hối hận.

2. Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình

Phật giáo luôn hướng con người tới cuộc sống an nhiên, tự tại, vô thường, bình tâm. Vì sao? Vì như vậy có thể loại bỏ tham, sân, si và hạnh phúc. Để có được điều ấy, trước tiên phải tôn trọng người khác, tôn trọng chính mình.

Người đánh giá thấp người khác thực chất là người không biết tôn trọng chính mình, luôn so sánh bản thân với người xung quanh mà không biết rằng, giá trị của mỗi người đều xứng đáng được tôn vinh. Mình yêu quý bản thân bao nhiều thì người khác cũng yêu quý họ như vậy.

Hơn nữa, mỗi chúng ta là một cá tính riêng, sao phải trở thành thước đo so bì hơn kém với người khác. Hơn thì sao, không hơn thì sao? Giá trị đích thực của cuộc sống đâu nằm ở thứ bậc, chỉ cần ta an yên, mọi chuyện đều tốt đẹp, chỉ cần ta sống tốt, đâu có gì đáng kể nữa.

Khi ta tôn trọng chính mình thì cũng sẽ biết tôn trọng người khác, biết nhìn nhận điểm tốt, điểm mới từ những người xung quanh, từ đó cổ vũ, khích lệ họ và học tập họ để hoàn thiện chính mình. Mình tôn trọng mọi người, mọi người sẽ tôn trọng mình, tạo nên vòng tròn quan hệ dựa trên tinh thần tích cực, hòa đồng và nhân ái, mở rộng tâm hồn, điều hạnh phúc sẽ ghé thăm.

Hãy nhớ lời Phật dạy về cuộc sống, luôn để con mắt nằm ngang, nhìn thẳng một cách trong sáng, chính trực, cuộc đời tất bằng phẳng. Người mà mắt nhìn lúc nào cũng từ trên rọi xuống, sẽ không thể thấy quang cảnh tươi đẹp xung quanh, càng không thể thấy trước chướng ngại trên đường mà tránh. Đó không phải là tự mình tạo nghiệp cho mình hay sao.

Clip: Lời Phật Dạy | 17 Lời phật dạy về cuộc sống hay nhất

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Người Việt trẻ đang đánh mất khả năng sống chung với người khác"

    21/10/2018Lê VănKhá bất ngờ khi trong cuốn sách của mình, Hoàng Đạo Thúy coi việc lấy vợ là một trong những việc mà thanh niên Việt Nam cần phải làm...
  • Ta cần biết bao nhiêu về cuộc đời người khác

    20/06/2018Đặng Hoàng GiangQuyền riêng tư là gì? Vào cuối thế kỷ 19, Louis Brandeis, luật sư và sau này trở thành thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ gọi quyền riêng tư là quyền "được để yên", và cho rằng nó một trong những tự do cần được bảo vệ nhất của một nền dân chủ...
  • Ba ‘đơn thuốc’ của cuộc đời, đọc xong nếu hiểu được hãy chuyển cho người khác

    27/02/2018Tinh Hoa sưu tầmĐời người, có ham muốn nên sẽ có đau khổ, biết thỏa mãn nên mới sống hạnh phúc, có thể buông bỏ nên mới được tự tại. Trân quý mỗi phút giây cuộc sống, thời gian không chờ đợi một ai...
  • "Chiến đấu với chính mình để nhường nhịn người khác"

    16/02/2018Nhật LệNhững trăn trở của luật sư Nguyễn Ngọc Bích trong nhiều cuốn sách và bài viết sắc sảo của ông về kinh tế, giáo dục, triết học... đã thu hút được một số lượng lớn độc giả...
  • Ta cần biết bao nhiêu về cuộc đời người khác

    22/02/2017Đặng Hoàng GIangQuyền riêng tư là gì? Vào cuối thế kỷ 19, Louis Brandeis, luật sư và sau này trở thành thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ gọi quyền riêng tư là quyền "được để yên", và cho rằng nó một trong những tự do cần được bảo vệ nhất của một nền dân chủ....
  • Trách nhiệm với người khác, trách nhiệm với xã hội

    01/07/2014Nhà văn Nguyễn KhảiTôi vốn là người nhút nhát, thích sống yên phận, mình không đụng ai, cũng mong đừng ai đụng đến mình. Sống như thế tất nhiên là rất ích kỷ, là cá nhân, là không xã hội chủ nghĩa. Nhưng, xem ra sống cũng vẫn được, không tốt lắm nhưng cũng không hẳn là xấu lắm...
  • Nguyện cho người khác được hạnh phúc

    09/05/2014Nguyễn Thế ĐăngMột đời sống bình thường của chúng ta càng có nhiều “nguyện cho” thì càng được thăng hoa thành hạnh phúc. Đời sống của chúng ta càng thấm đẫm những nguyện cho thì đời sống ấy càng thấm đẫm hạnh phúc. Cuộc đời của chúng ta càng ngày càng giàu có những nguyện cho này; càng ngày càng giàu có hạnh phúc...
  • Lắng nghe, thấu hiểu người khác cũng là nghệ thuật

    08/11/2013TS. Nguyễn Chí ThuậtNhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska, trong một bài viết của mình, đã có câu kết luận khiến nhiều người phải suy nghĩ: “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”...
  • Người khác

    14/09/2013Hoa hậu Nguyễn Thu ThủyTôi muốn kể một câu chuyện, một câu chuyện hết sức bình thường không hề có chủ định ngụ ngôn hay hàm ý sâu xa nào...
  • Tồn tại bằng cách mang lại lợi ích cho người khác

    13/10/2010Kim YếnLà “thủ lĩnh” của nhóm Thứ Sáu – nhóm chuyên viên kinh tế đã tham gia một cách dũng cảm và hiệu quả vào công cuộc đổi mới kinh tế, ở ông hội đủ phẩm chất của một doanh nhân, tầm nhìn và sự quyết đoán của nhà nghiên cứu kinh tế, sự điềm tĩnh và kiên nhẫn cùng nỗ lực không ngừng nghỉ với trách nhiệm sâu sắc của một công dân...
  • Tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác

    25/11/2008Nguyễn Thị Thùy Dương

    Chuyện kể rằng, khi bà mẹ dẫn cậu con trai mắc chứng ăn rất nhiều đường đến gặp thánh Gandi, nhờ ông khuyên cậu bé không ăn nhiều đường nữa, thánh đã bảo bà mẹ dẫn cậu bé về và hẹn một tuần sau thì quay lại. Một tuần sau bà mẹ dẫn con đến và rất ngạc nhiên vì sau 5 phút cậu bé nói chuyện với thánh Gandi, cậu bé đã ăn ít đường hơn hẳn. Bà mẹ không hiểu vì sao...

  • Đừng bắt chước và nhại lại người khác

    15/11/2006Vũ HuyếnTrên một tin, một bài báo, trên một bức ảnh hay một phóng sự, chỉ nên nói một điều, nhấn mạnh một chủ đề. Nếu không các bài báo sẽ trở thành một thứ “lẩu thập cẩm” ăn nhiều là chán. Vấn đề nêu ra không sai nhưng không rõ, không nổi bật. Đó là thứ hạng của các bài viết ẩu hoặc của các tay viết thường “chỉ sợ độc giả không hiểu mình".
  • xem toàn bộ