Làm sao để có cuộc sống bình an

09:22 CH @ Thứ Bảy - 18 Tháng Tư, 2020

Bình an là sự quan tâm của mỗi người, cho dù họ sống ở phương Tây, phương Đông, miền Nam hay miền Bắc. Dù giàu hay nghèo, mọi người đều có sự quan tâm thật sự, đó là làm sao có được sự an lạc và đời sống hạnh phúc. Vậy, làm thế nào để có cuộc sống bình an?

Chúng ta có cuộc sống không bình an là do chúng ta nhận thức về cuộc sống không đúng, khiến cái nhìn của chúng ta về cuộc sống cũng trở nên không đúng và méo mó. Từ đó, chúng ta có lối sống không đúng, và gây những bất mãn triền miên.

Từ sự quan sát cuộc đời của mình qua những kinh nghiệm sống (từng hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện và sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì), đức Phật rút ra một kết luận, để khuyên người đang đi tìm Đạo: đắm mình trong dục lạc dẫn đến nguy hại, là một điểm nên tránh; tự hành hạ mình bằng các hình thức tu khổ hạnh nghiêm khắc, dẫn đến đau khổ, và nguy hại là một điểm không bao giờ nên làm.

Những người đắm mình trong dục lạc là những người quan niệm rằng “chết là hết”, “chỉ có một kiếp sống này thôi, nên phải hưởng thụ cho hết cuộc đời”. Những người này vội vã làm giàu, vội vã ganh đua, vội vã hưởng thụ. Và lối sống vật chất quanh cuồng không bao giờ đem đến cho họ sự bình yên, hạnh phúc.

Những người theo đuổi các hình thức tu khổ hạnh là những người chỉ biết đặt hi vọng vào kiếp sau, mong mỏi kiếp sau có được hạnh phúc. Những người này cho rằng các hình thức tu khổ hạnh sẽ là “chiếc vé” đưa họ tới một kiếp sống tốt đẹp hơn. Họ làm như vậy mà không nhận thấy rằng họ đã đánh mất đi cơ hội có được hạnh phúc, an lạc ngay trong kiếp này. Cầu sanh tịnh độ là điều đúng đắn, nhưng chúng ta còn phải tìm sự tịnh độ ngay trong hiện tại.

Đức Phật dạy: người tu học phải biết theo con đường Trung đạo đừng để mình lạc vào trong các quan điểm, thái quá hay bất cập, giả định của cuộc đời. Con đường Trung Đạo này còn được gọi là Bát Chánh Đạo và tiếng pali viết Ariyo atthamgiko maggo. Ariyo có nghĩa : cao quý, cao thượng trong cụm từ này.

Trong Kinh Nhất dạ hiền giả(Bhađdekaratta sutta), đức Phật giảng cho các vị Tỳ-kheo:

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động không rung chuyển

Để có được bình an trong chúng ta cần hiểu rõ: “Đừng nhớ chuyện quá khứ, đừng nghĩ chuyện tương lai, hãy sống vui với hiện tại!” Sống có nghĩa là sống với hiện tại, sống vào hiện tại. Hay nói cách khác, chỉ có hiện tại là sống. Sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực. Than thở tiếc nuối quá khứ, hay mơ ước tương lai chẳng những để mình rơi vào chỗ phi thực, còn để mình vướng mắc vào rối loạn tâm lý, khổ đau và đánh mất hiện tại.

Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không được nhớ về quá khứ và cũng không được bày tỏ những ước vọng trong tương lai, mà là chúng ta nhớ về quá khứ và hướng tới tương lại một cách tích cực nhưng không bị lôi cuốn, chìm đắm trong quá khứ và tương lai.

Chúng ta nên nhớ về quá khứ để học hỏi những bài học, đúc rút cho mình những kinh nghiệm sống thông qua những sự kiện trong quá khứ. Chúng ta cũng có thể nhớ về quá khứ để tôn vinh tình thương với những người thân đã mất. Nhưng chúng ta không để mình bị lôi cuốn, trói buộc vào những sự kiện trong quá khứ mà thấy buồn về hiện tại.

Chúng ta có thể có những mong cầu về tương lai, mong muốn xây dựng cuộc sống thế này, quyết chí tu học thế kia, nhưng chúng ta không để những mong muốn đó làm xao nhãng cuộc sống hiện tại. Tương lai ra sao chính là do việc tu học, trau dồi của chúng ta trong ngày hôm nay quyết định.

Biết vậy nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.

Hãy trân quý giây phút hiện tại, giây phút nhiệm mầu. Hãy biết tu tập và yêu thương mọi người với tất cả những phút giây chúng ta có lúc này. Tu tập và yêu thương “nhiệt tâm” – đó là con đường để có cuộc sống bình an.

Đạo Phật để sống chứ không phải để cầu. Đạo Phật hướng dẫn chúng ta đi chứ không hứa hẹn đưa chúng ta đến đích. Chúng ta không thể tìm thấy bình yên, an lạc chỉ bằng cách cầu nguyện. Phải tự mình nỗ lực, luôn luôn phải trau dồi thân tâm và rèn luyện tu tập, cố sức xả bỏ những tâm niệm tham sân si. Khi muốn xả bỏ như vậy, chúng ta không những cần phải kiên trì, chịu đựng mà còn phải đầy đủ nghị lực để mạnh dạn dứt bỏ những thói hư, tật xấu, chứ không phải chỉ cần vào chùa cúng bái, cầu xin chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ, trợ lực cứu khổ cứu nạn là sẽ được giải thoát khỏi các khổ đau, tai ương, bệnh tật. Bình an mà chúng ta tìm kiếm đang ở chính tại đây, và lúc này.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 30 câu nói của thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp bạn sống hạnh phúc hơn

    19/03/2019Thư VĩHãy cùng đọc những lời thầy Thích Nhất Hạnh dạy để khiến bạn sống hạnh phúc hơn...
  • Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc

    08/12/2014Buổi trực tuyến giữa nhà báo Nguyễn Anh Tuấn (tổng biên tập VietNamNet) với thiền sư Thích Nhất Hạnh trong chiều 4.5.2008 diễn ra với nhiều nội dung thú vị. Nhưng điều đọng lại lớn lao nhất, ấn tượng nhất trong người nghe là sự lý giải, gợi mở của thiền sư về hai chữ HẠNH PHÚC của con người...
  • Viết – sống – và bình an

    24/10/2019Trần Văn ToànViết, với một người bình thường, vì thế, là một buông xả. Để giải thoát cho ngọn lửa trong nội tâm. Viết còn là một tu tập. Để vun đắp cho những tín niệm. Tôi không tin ai đó có thể viết trong sự bình an. Nếu đã thực sự có bình an thì người ta đã hoàn toàn vong ngôn.
  • Tại sao Google tìm cầu tuệ giác của Thiền sư Thích Nhất Hạnh?

    30/10/2018Sư cô Tại Nghiêm chuyển ngữTại sao nhiều tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, trong đó có Google, lại dành sự quan tâm đặc biệt đối với một vị Thiền sư Phật giáo người Việt đã 87 tuổi.
  • Người Việt đi chùa để cầu, người Hàn đến chùa để thiền

    23/02/2018Kim Young ShinGiống với người Việt Nam, người Hàn Quốc cũng xem năm mới truyền thống là dịp sum họp gia đình. Giống với tết Việt, người Hàn Quốc cũng có tục lì xì. Nhưng, người Hàn Quốc không đi lễ chùa vào dịp tết. Hàn Quốc cũng không có tục đón giao thừa, tục xông đất, cũng không có các loài cây đặc trưng cho tết như đào, quất...
  • Ám ảnh trần tục nơi cửa thiền

    02/02/2017Dương TùngCách đây ít lâu, vào ngày Phật đản, trong khi Phật tử, du khách nườm nượp hành hương lên chùa Non cúng đường Đại Phật tượng Phật tổ Như Lai và vào đền Sóc lễ Thánh Gióng đầy thành kính, thì ở ngay bãi cỏ cạnh đền Mẫu (thờ mẹ Thánh Gióng) diễn ra các hình ảnh chướng tai gai mắt...
  • Lời tâm huyết của thiền sư với thanh niên

    18/05/2016Bùi Quang MinhCái gì đã làm cho có người chối bỏ tương lai, tình yêu và tuổi trẻ của mình? Câu hỏi này đã được trả lời khi chúng ta đọc quyển Tuổi trẻ Tình yêu Lý tưởng (2005) và Nói với tuổi hai mươi (1965) của thiền sư Nhất Hạnh...
  • Một cách hiểu các bài kệ Xuân của ba thiền sư thời Lý

    19/02/2015Tạ Quốc TuấnMột điều đáng làm chúng ta chú ý là những bài thơ xuân đầu tiên trong văn học Việt-nam mà hiện nay vẫn còn tồn tại lại là những bài kệ xuân của ba thiền-sư thời nhà Lý (1009-1225) là Chân-không, Mãn-giác và Giác-hải...
  • Lợi ích của Thiền

    30/01/2014Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngKhi môn đồ của một trong những tôn giáo cổ xưa nhất trên trái đất là Phật giáo Thiền tông muốn đạt tới một trạng thái tinh thần cao hơn, họ thường dùng một kỹ thuật đã có từ hơn 5.000 năm trước để biến đổi các trạng thái của ý thức. Đó là thiền định.
  • Bình an là báu vật

    26/11/2012Phạm Thị Sen (thực hiện)Sức mạnh tâm linh mới là vĩnh cửu. Đây là lời kết của bà Sheilu, Giám đốc Học viện Vì một thế giới tốt đẹp hơn, thuộc Trường Đại học Tinh thần Thế giới, trong một buổi nói chuyện chuyên đề “Tỉ phú tâm hồn” tại Trung tâm Các giá trị sống và làm giàu thế giới nội tâm.
  • Giải mã những bí ẩn của thiền định

    17/05/2010Hồ Trung TúChưa bao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lại được các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đề cập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP, Reuter các báo như News Week, Time... đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả những khám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ qua phương pháp chụp cộng hưởng từ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều mà trước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là những cảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành.
  • Chuyện Thiền

    05/06/2009Cao Huy Thuần“Trời trống mây thì trăng mới sáng”. Ngay cả câu căn dặn đó cũng phải trống đi trong đầu khi sắp rút kiếm, huống hồ mấy chuyện thiền thông thái kia! - Trích sách Thấy Phật (Tác giả: Cao Huy Thuần, Phương Nam Books, 2009)
  • Chùm thơ Thiền

    28/02/2009Hà Vĩnh TânSống sao lòng thật thảnh thơi,
    Xem đời như cuộc dạo chơi sơn hà,
    Năm châu ấm một mái nhà,
    Tình thương hiểu biết là quà Phật ban...
  • Cầu lợi ở chốn cửa thiền

    12/02/2006Hiền PhươngXã hội dù phát triển đến đâu, công nghệ và phương tiện dù hùng mạnh đến mức nào thì con người vẫn luôn thấy nhỏ bé, yếu đuối trước vũ trụ vô thường. Khi cuộc sống thêm nhiều cạnh tranh, trông gai và khó nhọc thì người ta càng thấy thân phận mình mong manh, cuộc sống mình thiếu thốn, nhân tâm mình nặng nợ… khiến cửa chùa có biết bao nhiêu kiểu cầu xin với những tham vọng, ước muốn, lo sợ, ăn năn của người đời...
  • Thiền học hay là triết lý của sự im lặng

    04/01/2006Nguyễn Đức ĐànChữ Thiền, Thiền học vốn từ chữ Thiền tông mà ra. Theo truyền thống của trường phái Zen, Buddha có một loại bài giảng bí truyền, từ đời này qua đời khác mà không cần có văn bản viết. Phật truyền riêng cho một môn sinh nào đó, môn sinh ấy là truyền riêng cho môn sinh của mình...
  • Thiền - trong khi đọc sách

    14/08/2003Thiên hạ ai mà vào TTVNonline ai cũng biết đến những con người và cuộc chiến tinh thần đặc sắc. Thiền và Đọc sách tại sao không phối hợp nhau? Trả lời của 1 chuyên gia thiền về vấn đề này như sau...
  • xem toàn bộ